Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Những thực phẩm bạn tiêu thụ hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là khi bị thoái hóa cột sống cổ. Vì vậy việc nhận thức rõ thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó sẽ giúp bạn xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp để có thể kiểm soát tốt căn bệnh này.
Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?
Không có thực phẩm hoặc chất dinh dưỡng nào giúp chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, chúng có thể giúp ích cho bạn trong việc cải thiện triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ, ngăn chặn không để bệnh tiến triển nặng hơn và nâng cao sức khỏe cho xương cột sống.
Nếu đang mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, hãy xem xét đưa các thực phẩm sau vào thực đơn của bạn:
– Protein từ thực vật:
Việc thiếu hụt chất đạm có thể khiến cho hàm lượng canxi trong máu giảm. Điều này càng khiến bệnh thoái hóa đốt sống cổ tiến triển mạnh hơn. Tuy nhiên bạn nên hạn chế bổ sung protein từ động vật, đặc biệt là từ thịt đỏ bởi chúng chúng rất khó tiêu và có thể kích hoạt phản ứng viêm tại đốt sống bị tổn thương.
Thay vào đó, hãy dùng nguồn protein từ thực vật. Chẳng hạn như bắp, đậu ha lan, rau bina, bông cải xanh…Chúng vừa là nguồn bổ sung protein tuyệt vời, vừa cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa cùng nhiều loại khoáng tố có lợi cho sức khỏe.
Gợi ý: Những điều cần biết về chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông Y
– Thực phẩm giàu omega-3:
Omega-3 là một loại axit béo có tác dụng ức chế phản ứng quá mức của hệ miễn dịch, giảm viêm và nâng cao sức khỏe của xương cũng như các mô sụn. Chất này được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như cá hồi, rong biển, hạt lanh, cá thu, hạt óc chó, hàu, gan cá tuyết, cá cơm, cá trích, trứng cá muối…
– Bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn ớt cayenne:
Đây là một loại ớt có nguồn gốc tại các nước khu vực Trung và Nam Mỹ. Nhờ chứa thành phần Capsaicin dồi dào, loại ớt này có thể giúp giảm đau, kháng viêm. Chính vì vậy mà trong nhiều năm qua ớt cayenne đã được người dân ở nhiều nước trên thế giới sử dụng như một phương pháp giảm đau cột sống cổ tự nhiên tại nhà.
Để cải thiện các dấu hiệu bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn nên thêm ớt cayenne vào trong bữa ăn hoặc pha một ít bột ớt với nước ấm và uống 1 – 2 lần/ ngày. Tuy nhiên nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc có vấn đề về dạ dày thì nên hạn chế lượng ớt tiêu thụ.
– Thực phẩm chứa nhiều magie:
Magie là một khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của cột sống. Cơ thể của chúng ta cần có khoáng chất này để các cơ bắp co bóp và thư giãn đúng cách.
Nó cũng giúp duy trì khối lượng cơ bắp cùng với mật độ xương, đồng thời giúp cơ thể sử dụng protein hiệu quả. Việc thiếu magie có thể khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ bị chuột rút cơ bắp, rối loạn nhịp tim, loãng xương, thoái hóa cột sống…
Magie được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm sau:
- Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lức, mì ống và bánh mì nguyên hạt
- Các loại hạt: Chẳng hạn như hạt vừng, hạt hướng dương hay hạt lanh. Hãy thêm chúng vào trong món salad hoặc xay sữa uống nhằm tận dụng được nguồn magie dồi dào cho cơ thể.
- Đậu: Đậu Hà lan, đậu đỏ, đậu đen và đậu xanh là những nguồn bổ sung magie tuyệt vời
- Rau xanh: Bao gồm cải xoăn, rau bina, rau diếp hay bông cải xanh
- Trái cây: Kiwi, bơ, chuối, mận sấy khô, chanh leo, mâm xôi…
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc bổ sung magie nếu cần thiết. Ờ người trưởng thành, lượng magie được khuyến nghị cho nam giới là 400mg và ở nữ là 320mg một ngày.
– Ăn gừng tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ:
Gừng chính là một trong những gợi ý hữu ích cho câu hỏi “người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?”. Nghiên cứu cho thấy, gừng chứa các hoạt chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm.
Ngoài ra, nó còn giúp kích thích lưu thông máu, góp phần đưa các dưỡng chất đến nuôi dưỡng, sữa chữa những tổn thương do thoái hóa cột sống cổ gây ra.
Bạn có thể dùng gừng theo những cách sau:
- Thêm gừng vào khi nấu ăn
- Uống 2 – 3 tách trà gừng mỗi ngày
Ngoài ra, có thể kết hợp dùng tinh dầu gừng hoặc rượu gừng xoa bóp cột sống cổ mỗi ngày để giảm đau và cải thiện các triệu chứng khác của bệnh.
Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ gây rối loạn tiền đình – Nguyên nhân, cách điều trị
– Thực phẩm giàu canxi:
Để có một cột sống khỏe mạnh, cơ thể chúng ta cần một khoản canxi nhất định. Khoáng chất này giúp cơ thể duy trì khối lượng xương ở mọi thời điểm trong cuộc sống, điều này càng trở nên quan trọng hơn khi bạn bị thoái hóa đốt sống cổ vì lúc này xương trở nên giòn và yếu hơn.
Cân nhắc thêm một số loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống của bạn để có đủ lượng canxi:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua và phô mai, pho mát. Hãy lựa chọn các sản phẩm sữa tách béo để không bị tăng cân.
- Các loại đậu: Đậu đen, đậu phụ, đậu phộng, đậu ngự… nên có trong thực đơn của bạn
- Các loại rau: Thường xuyên ăn rau cải xoăn, đậu rồng, giá đỗ, cảo thìa, măng tây, rau bina sẽ giúp bổ sung lượng lớn nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể.
- Cá: Nhiều canxi nhất là cá hồi và cá mòi.
– Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn thực phẩm giàu vitamin D:
Vitamin D và canxi đi cùng nhau vì cơ thể chúng ta cần vitamin D để hấp thụ canxi. Vì vậy, bên cạnh các thức ăn giàu canxi thì người bị thoái hóa cột sống cổ được khuyến cáo nên tích cực ăn các thực phẩm chứa vitamin D, bao gồm:
- Lòng đỏ trứng
- Uống sữa và sử dụng các sản phẩm từ sữa
- Nấm
- Dầu cá
- Sữa đậu nành
Bên cạnh đó, hãy dành 20 – 30 phút để tắm nắng mỗi ngày. Phần lớn lượng vitamin D trong cơ thể được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời. Thời điểm tắm nắng tốt nhất là trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều.
– Các loại rau màu xanh lá đậm:
Nhóm thực phẩm này đặc biệt giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Trong khi chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do gây hại đến cột sống thì chất xơ lại được chứng minh là có khả năng làm giảm chất gây viêm trong máu ( y học gọi là protein phản ứng C )
Chính vì lý do đó, người bị thoái hóa đốt sống cổ nên tăng cường rau xanh trong các bữa ăn để có thể kiểm soát tốt bệnh.
– Ăn tỏi tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ:
Tỏi chứa nhiều tinh dầu với thành phần chủ yếu là allicin – một hoạt chất kháng sinh có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Tiêu thụ tỏi thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ tiến triển thành viêm cột sống, giảm đau nhức ở khu vực tổn thương.
Để đạt được những lợi ích tốt nhất từ tỏi, mỗi bữa bạn nên ăn 2 – 3 tép tỏi sống. Ngoài ra có thể ngâm rượu tỏi theo tỷ lệ 400g tỏi/ 1 lít rượu. Để khoảng 10 ngày rồi lấy ra dùng. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 20ml.
Đọc thêm: Bị thoái hóa đốt sống cổ có nên tập GYM? Giải đáp thắc mắc
Bị thoái hóa đốt sống cổ kiêng ăn gì?
Người bị thoái hóa đốt sống cổ được khuyến cáo nên kiêng tuyệt đối hoặc hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm, đồ uống có thể làm tăng phản ứng viêm, đau ở cột sống cổ và đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Chúng bao gồm:
– Muối:
Muối làm tăng khả năng thất thoát canxi qua đường nước tiểu. Điều này có thể gây bất lợi cho xương khớp của bạn, đặc biệt là khi bị thoái hóa cột sống cổ.
Do đó, nếu đang mắc căn bệnh này hãy cắt giảm lượng muối tiêu thụ và tập thói quen ăn nhạt. Những thức ăn chứa nhiều muối bạn nên tránh xa như đồ kho, cá muối, dưa muối, thịt xông khói, các loại mắm…
– Thịt có màu đỏ:
Mặc dù chứa nhiều chất đạm nhưng các loại thịt đỏ lại giàu chất béo bão hòa và a-xít uric. Những chất này gây tăng cân, làm cản trở đường lưu thông của mạch máu đến cột sống cổ. Nghiêm trọng hơn, chúng còn thúc đẩy phản ứng viêm tiến triển ở đốt sống bị thoái hóa.
Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt dê, thịt chó, thịt trâu…
– Thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng đồ ngọt:
Bánh, kẹo và các thức ăn chứa nhiều đường đều không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị thoái hóa đốt sống cổ. Đây là một trong những thủ phạm gây tăng cân hàng đầu. Việc dư thừa trọng lượng cơ thể sẽ làm gia tăng áp lực lên cột sống và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa.
Chưa dừng lại ở đó, đồ ngọt cũng được cho là tác nhân gây viêm hàng đầu trong cơ thể, không tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ.
– Thịt mỡ và các món chiên xào:
Thường xuyên ăn các thức ăn này không chỉ khiến bạn tăng cân mất kiểm soát mà còn làm tăng mỡ máu và khiến các mặt bao trong khớp bị viêm sưng. Tất cả đều gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Ngoài thịt mỡ và các món chiên xào, bạn cũng nên kiêng ăn các thực phẩm giàu chất béo gây tác hại tương tự như: Nội tạng động vật, thức ăn nhanh hay các món ăn vặt.
– Đồ hộp:
Thực phẩm đóng hộp bao gồm nhiều loại khác nhau như thịt, cá hay rau củ quả… Qua quá trình xử lý, chúng không còn giữ được nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng.
Ngoài ra, một số sản phẩm còn chứa nhiều chất bảo quản và muối không tốt cho sức khỏe của người bị thoái hóa đốt sống cổ. Ngay cả người khỏe mạnh cũng không được khuyến khích ăn các thực phẩm này.
– Thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng thực phẩm chứa nhiều acid oxalic:
Acid oxalic tích tụ nhiều trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ bị viêm, phù nề, đau nhức ở người đang mắc chứng thoái hóa cột sống cổ. Nếu không muốn bệnh tiếp tục gây ra các triệu chứng khó chịu thì bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm giàu axit oxalic trong thực đơn, bao gồm khế, măng tre, rau muống, cà chua, rau dền….
– Các chất kích thích:
Rượu, bia, cà phê, soda đều không tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ. Chúng có thể thúc đẩy phản ứng viêm cột sống cấp tính và khiến các ổ khớp bị phá hủy. Ngoài ra, bạn cũng nên từ bỏ hút thuốc lá bởi đây là tác nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh thoái hóa cột sống.
Những thông tin trên là câu trả lời chi tiết cho thắc mắc “thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì”. Nên nhớ rằng dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa giúp bạn nâng cao sức khỏe của xương khớp và hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Vì vậy, hãy ghi chép lại những thông tin này và tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nhằm xây dựng được một thực đơn hoàn chỉnh cho bạn.
Bạn tham khảo thêm:
- Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt hiệu quả như thế nào?
- Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu– Không nên xem thường
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!