Chữa tổ đỉa bằng lá bàng có khỏi không? Điều cần biết
Chữa tổ đỉa bằng lá bàng là mẹo dân gian lành tính và rất dễ áp dụng. Thực tế cho thấy, mẹo chữa này có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, chống viêm và giúp cải thiện tổn thương trên da.
Tìm hiểu tác dụng chữa bệnh tổ đỉa của lá bàng
Tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm, đặc trưng bởi các tổn thương da khá đa dạng. Bệnh có mụn nước sâu khu trú tại lòng bàn chân, bàn tay; kèm theo ngứa ngáy rất khó chịu. Đặc biệt nếu không chú ý điều trị thì tổn thương có thể ăn sâu, lan rộng và bị nhiễm trùng.
Theo các tài liệu y học cổ truyền
Lá bàng có tính mát; khả năng kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm hiệu quả. Nhờ đó thảo dược giúp hỗ trợ thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương, ngăn ngừa nhiễm trùng kích hoạt trên vùng da bệnh.
Theo nhiều nghiên cứu hiện đại
Nghiên cứu hiện đại cũng đã phân tích và tìm thấy nhiều thành phần hoạt chất quý có trong lá bàng. Điển hình như flavonoid, tanin, phytosterol… đều là những thành phần có dược tính cao. Ngoài sát khuẩn, chống viêm thì còn hỗ trợ chữa lành các tế bào da bị tổn thương do tổ đỉa.
Đặc biệt, trong lá bàng có chứa một lượng khá lớn hoạt chất tanin. Hoạt chất này có khả năng làm se niêm mạc da nhanh chóng. Từ đó giúp làm dịu kích ứng, hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn nước, mụn rộp. Đồng thời còn thúc đẩy hình thành các tế bào da mới, tăng cường hàng rào bảo vệ da.
XEM THÊM: 10 loại thuốc trị tổ đỉa tốt nhất, được sử dụng phổ biến
Chia sẻ 5 cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng dễ áp dụng
Để nhận được hiệu quả điều trị tốt thì bạn cần chú ý áp dụng đúng cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng. Dưới đây là 5 cách rất dễ áp dụng, được dùng phổ biến:
1. Cách ngâm rửa với nước sắc lá bàng
Ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa với nước sắc lá bàng giúp làm sạch da. Hơn nữa cách này còn làm giảm ngứa ngáy, sát trùng và chống viêm rất tốt.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lớn lá bàng non (khoảng 7 – 10 lá) và 1/2 thìa cà phê muối hạt
- Lá bàng cần ngâm rửa trong chậu nước muối loãng 5 phút rồi vớt ra rửa lại thêm 2 – 3 lần nước sạch
- Để cho lá bàng ráo nước rồi vò nhẹ và cho vào nồi
- Thêm vào khoảng 2 lít nước cho tới khi sôi thì đun thêm vài ba phút
- Đổ nước ra thau, thêm muối hạt vào khuấy đều và chờ nước có độ ấm vừa phải
- Sử dụng nước sắc đã chuẩn bị để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa khoảng 5 – 10 phút
2. Dùng lá bàng chế biến thành thuốc bôi
Bên cạnh cách nấu nước sắc để ngâm rửa thì người bệnh cũng có thể xay nhuyễn lá bàng để vắt lấy nước cốt. Nước cốt lá bàng được ví như một loại thuốc bôi trị tổ đỉa cho kết quả tương đối khả quan.
Nước cốt lá bàng sẽ vẫn giữ nguyên được các thành phần hoạt chất có dược tính tốt. Hơn nữa khi bôi trực tiếp lên da thì chúng có thể thẩm thấu sâu vào bên trong. Từ đó có thể phát huy tốt hơn dược tính và hỗ trợ khắc phục nhanh triệu chứng cũng như cải thiện tổn thương da.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cần chuẩn bị 1 nắm lá bàng non (khoảng 5 – 7 lá) và 1/4 thìa cà phê muối hạt
- Lá bàng cần rửa sạch rồi cho vào chậu nước muối loãng ngâm trong vòng 10 phút để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn và tạp chất
- Sau đó vớt ra để ráo rồi cho vào cối giã nát cùng với muối hạt đã chuẩn bị
- Vắt lấy nước cốt và loại bỏ phần bã đi
- Vệ sinh vùng da bị tổn thương do tổ đỉa rồi dùng khăn bông mềm lau khô
- Sử dụng tăm bông nhúng vào nước cốt lá bàng rồi thoa đều lên vùng da cần điều trị
- Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày và không cần dùng nước rửa lại sau khi bôi thuốc
3. Đắp trực tiếp lá bàng lên vùng da tổn thương
Đắp trực tiếp lá bàng giã nát lên vùng da tổn thương cũng là cách được nhiều người lựa chọn. Với cách này, các thành phần hoạt chất có dược tính cao cũng sẽ thấm sâu vào da. Từ đó mà thúc đẩy tốt hơn cho quá trình chữa lành các tổn thương. Đồng thời làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá bàng non (khoảng 5 – 7 lá) và 1/4 thìa cà phê muối hạt
- Rửa sạch nguyên liệu rồi đem ngâm vào thau nước muối loãng ít nhất 10 phút
- Sau đó vớt ra rồi để ráo và cho vào cối giã nát (hoặc có thể cho vào máy xay nhuyễn)
- Rửa sạch và dùng khăn mềm thấm khô vùng da bị tổn thương
- Sau đó đắp trực tiếp hỗn hợp lá bàng đã giã nhuyễn lên bề mặt da
- Cần giữ nguyên khoảng 15 phút rồi gỡ ra và rửa sạch bằng nước ấm
4. Xông hơi bằng lá bàng chữa tổ đỉa
Chữa tổ đỉa bằng cách dùng lá bàng xông hơi là cách rất phù hợp khi bệnh xảy ra ở vùng chi dưới. Việc xông hơi đều đặn với thảo dược này trong vòng khoảng vài tuần sẽ cho kết quả rất rõ rệt.
Bên cạnh đó, giải pháp này còn có thể áp dụng trong trường hợp vùng da bị tổn thương đã được chữa lành. Xông hơi với nước sắc lá bàng sẽ giúp cho da được thông thoáng, sạch sẽ. Từ đó giúp hỗ trợ hấp thụ tốt các dưỡng chất từ sản phẩm chăm sóc da để nhanh chóng phục hồi hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá bàng bánh tẻ (khoảng 7 – 10 lá)
- Đem nguyên liệu đi rửa sạch, ngâm nước muối 5 phút rồi vớt ra để ráo
- Vò nhẹ lá bàng rồi cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước
- Hạ lửa nhỏ và đun thêm 10 phút nữa để các hoạt chất trong thảo dược tiết ra
- Đổ nước sắc ra chậu rồi dùng xông hơi vùng da tổn thương 10 – 15 phút
- Khi nước nguội thì có thể tận dụng để rửa qua vùng da cần điều trị
- Với cách này cần chú ý giữ khoảng cách với mặt nước xông để tránh gây bỏng rát hay kích ứng da
5. Chữa tổ đỉa bằng cách kết hợp lá bàng với thảo dược khác
Bên cạnh việc dùng lá bàng đơn lẻ thì người bệnh có thể kết hợp thảo dược này với các nguyên liệu khác để nâng cao tác dụng điều trị. Trong đó, kết hợp lá bàng với lá chè xanh là giải pháp được áp dụng rất phổ biến.
Lá chè xanh cũng là một loại thảo dược tự nhiên lành tính có chứa nhiều thành phần tốt cho da. Đặc biệt là các chất chống oxy hóa có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn. Hơn nữa còn thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương và hình thành các tế bào da mới.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm nhỏ lá chè xanh và 5 – 7 lá bàng non
- Rửa sạch 2 nguyên liệu với nước muối loãng sau đó để cho ráo nước rồi vò nhẹ
- Cho vào nồi, thêm vào 2 lít nước sắc trên lửa nhỏ khoảng 20 phút
- Đổ nước sắc ra thau, loại bỏ bã, thêm 1/2 thìa muối biển và 1 ít nước lã vào pha ấm
- Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổn thương do tổ đỉa khoảng 5 – 10 phút
Chữa tổ đỉa bằng lá bàng có khỏi không?
Như đã phân tích, lá bàng là thảo dược tự nhiên lành tính có chứa nhiều thành phần hoạt chất hữu ích. Điều này rất tốt cho quá trình điều trị bệnh tổ đỉa. Thực tế cho thấy, mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng có thể đáp ứng tốt với trường hợp bệnh nhẹ.
Tuy nhiên, dùng lá bàng chữa tổ đỉa chỉ giúp làm cải thiện một số triệu chứng lâm sàng. Ví dụ như làm giảm ngứa ngáy, sưng đỏ, đau rát và hỗ trợ làm tiêu mụn nước. Mẹo chữa này không thể điều trị bệnh dứt điểm. Ngoài ra cũng không có tác dụng ngăn ngừa bệnh tái phát.
Chính vì vậy, cần tránh phụ thuộc vào cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá bàng. Thay vào đó hãy phối hợp với điều trị y tế và chăm sóc khoa học để có thể kiểm soát bệnh tình trong thời gian ngắn nhất.
Lưu ý khi dùng lá bàng chữa tổ đỉa
Lá bàng là thảo dược tự nhiên lành tính, dễ tìm và có độ an toàn cao. Tuy nhiên việc dùng thảo dược không đúng cách có thể làm giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ kích ứng.
Vì vậy, khi áp dụng các cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Tuyệt đối không lạm dụng hay phụ thuộc mẹo dùng lá bàng chữa tổ đỉa. Mẹo chữa này chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị. Đồng thời không thể giúp kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng mà bệnh gây ra.
- Cần chú ý ngâm rửa thảo được với nước muối loãng kỹ trước khi dùng. Bụi bẩn, hóa chất, xác động vật hay vi khuẩn chưa được làm sạch có thể gây nhiễm trùng tại vùng da bị tổn thương.
- Tránh áp dụng các bài thuốc đắp, bôi hay ngâm rửa từ lá bàng lên vùng da bị xây xước, có vết thương hở, lở loét hay có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Trường hợp nhận thấy có biểu hiện kích ứng da thì người bệnh cần chú ý ngưng áp dụng ngay. Đồng thời tìm gặp bác sĩ da liễu nếu thấy các triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng theo thời gian.
- Tuyệt đối không được gãi hay chà xát lên vùng da bệnh để giải tỏa cơn ngứa. Phản ứng cào gãi có thể khiến tổn thương thêm nghiêm trọng và khó khắc phục. Nếu áp dụng mẹo chữa dân gian mà vẫn không thấy bớt ngứa thì có thể tham khảo bác sĩ để sử dụng các thuốc kháng histamine H1.
- Trong thời gian điều trị cần tránh xa các yếu tố dễ gây kích ứng. Điển hình như hóa chất, ánh nắng, mỹ phẩm, kim loại, phấn hoa, bụi bẩn…
Thực hiện mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá bàng kết hợp điều trị chuyên sâu và chăm sóc tốt sẽ nhanh chóng làm giảm triệu chứng và kiểm soát tốt diễn tiến của bệnh. Tuy nhiên vẫn cần chú ý cẩn trọng bởi lá bàng có thể gây ra các vấn đề rủi ro nếu áp dụng không đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
- Ghẻ nước và tổ đỉa: Cách nhận biết, phân biệt, điều trị
- 5 thuốc trị tổ đỉa của Nhật tốt nhất, được tin dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!