Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng
Chăm sóc bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng kỹ lưỡng bằng các biện pháp tích cực là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị. Quá trình chăm sóc nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?
Viêm da tiếp xúc do dị ứng là tình trạng da bị tổn thương, sưng viêm và đỏ do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Chẳng hạn như mỹ phẩm, hóa chất, phần hoa, ánh nắng mặt trời, mủ nhựa thực vật, nọc độc côn trùng, kim loại…
Tổn thương đặc trưng là nổi ban đỏ, hồng, có thể có mụn nước hoặc bọng nước, gây sưng viêm, nóng rát và gây ngứa ngáy khó chịu. Đa số trường hợp bị viêm da tiếp xúc không quá nguy hiểm, có xu hướng tự khỏi sau 1 – 4 tuần nếu áp dụng biện pháp điều trị và chăm sóc khoa học.
Tuy nhiên, thời gian khỏi bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như
- Mức độ tổn thương da là nặng hay nhẹ
- Yếu tố cơ địa
- Giải pháp chăm sóc và điều trị
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Do đó, ngoài việc điều trị kịp thời thì người bệnh cần chú ý chăm sóc kỹ lưỡng, đúng cách để loại bỏ triệu chứng nhanh chóng, thúc đẩy tốc độ phục hồi.
=> XEM NGAY: Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cách điều trị nào hiệu quả
Hướng dẫn 8 cách chăm sóc bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng
Việc chăm sóc tích cực không chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng, làm giảm tổn thương mà còn ngăn ngừa nhiễm trùng và tránh để lại thâm sẹo sau khi lành.
Dưới đây là 8 cách chăm sóc bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng:
1. Vệ sinh da và tắm đúng cách
Ngay sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng thì người bệnh cần chú ý rửa sạch da với nước sạch hay nước muối sinh lý. Đây là giải pháp tức thì giúp loại bỏ yếu tố dị nguyên, làm dịu da và giảm mức độ tổn thương.
Khi tắm, cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Không nên tắm quá lâu, mỗi lần không quá 10 phút;
- Nên tắm với nước ấm, nhiệt độ thích hợp là khoảng 34 – 37°C;
- Chọn sữa tắm có nguồn gốc tự nhiên và dịu nhẹ;
2. Dùng thuốc
Các thuốc trị viêm da tiếp xúc được dùng có thể là:
- Hồ nước
- Dung dịch Jarish
- Thuốc bôi chứa corticoid
- Thuốc kháng sinh tại chỗ
- Thuốc uống kháng histamine
- Thuốc corticoid đường uống
- Thuốc kháng sinh đường uống
Chú ý tuân thủ các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để tránh gây ra các rủi ro, tác dụng phụ khó lường cho sức khỏe.
3. Xác định nguyên nhân và loại bỏ yếu tố thuận lợi
Viêm da tiếp xúc dị ứng thường xảy ra chỉ do một hay vài nguyên nhân cụ thể. Ví dụ như lông chó mèo, phấn hoa, mỹ phẩm, dung môi, kim loại, sơn, mủ/ nhựa… Để chăm sóc tốt cho bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng thì cần xác định được các yếu tố nguyên nhân.
Ngoài ra, cần chú ý loại bỏ một số yếu tố thuận lợi khiến cho bệnh diễn tiến nặng nề hơn. Bao gồm:
- Thức khuya
- Hút thuốc lá
- Stress
- Các hoạt động khiến thân nhiệt tăng, làm cơ thể đổ nhiều mồ hôi
- Uống cà phê, trà đặc, rượu bia
4. Tránh cào gãi, chà xát lên da
Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng thường khiến cho vùng da bị tổn thương ngứa ngáy rất khó chịu. Điều này khiến nhiều người bệnh có phản ứng cào gãi và chà xát lên da để giải tỏa cơn ngứa. Do đó, không nên thực hiện hành động này, thay vào đó là các biện pháp giảm ngứa an toàn hơn như chườm lạnh hoặc bôi kem dưỡng da.
=> BẬT MÍ: Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì và ăn gì để nhanh khỏi?
5. Thường xuyên dưỡng ẩm cho da
Dưỡng ẩm cho da cũng là yếu tố rất quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng. Đặc biệt là trong giai đoạn tổn thương đã khô lại và đang dần hồi phục.
6. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Các bác sĩ da liễu khuyên rằng, ăn uống lành mạnh là yếu tố cần thiết trong chăm sóc bệnh nhân viêm da tiếp xúc. Bổ sung các thực phẩm có lợi sẽ giúp nâng cao thể trạng và cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời còn thúc đẩy tốc độ phục hồi tại vùng da bị tổn thương.
7. Bảo vệ, che chắn da
- Sử dụng kem chống nắng;
- Mang khẩu trang, mặc áo khoác và che dù khi di chuyển dưới trời nắng;
- Giữ cho vùng da tổn thương luôn khô thoáng;
- Tránh các hoạt động khiến cho da bị chà xát mạnh hay đổ nhiều mồ hôi;
8. Sử dụng thảo dược tự nhiên
Một số loại thảo dược tự nhiên lành tính, an toàn cũng hỗ trợ rất tốt trong việc giảm kích ứng da và tránh để lại thâm sẹo.
Một số loại phổ biến gồm:
- Dùng nước cốt chanh
- Sử dụng dâu tây
- Dùng mật ong nguyên chất
- Nha đam
- …
Bài viết đã hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng. Tuân thủ hướng dẫn sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị. Đồng thời giảm thiểu được các vấn đề rủi ro mà bệnh gây ra cho sức khỏe làn da.
Tham khảo thêm:
- Mẹo chữa viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt nhanh hết
- Hình ảnh bệnh viêm da tiếp xúc theo từng nguyên nhân
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!