Dị ứng da dẫn tới ăn không ngon, ngủ không yên và “bí kíp” từ chuyên gia

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng da là một trong những bệnh về da liễu phổ biến, gây ra những phản ứng ngứa ngáy, khó chịu cho cơ thể. Vậy làm thế nào để “tống tiễn” dị ứng da một cách an toàn và hiệu quả nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này.

Dị ứng da dẫn tới ăn không ngon, ngủ không yên và “bí kíp” từ chuyên gia

Dị ứng da gây nên ám ảnh kinh hoàng vì “ngoại hình xấu xí” 

Một ngày xuất hiện tại Khoa Da Liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc, chúng tôi ghi nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị dị ứng da đang cần sự tư vấn và điều trị. Trong thời gian chờ tới lượt thăm khám cho con gái đang tuổi dậy thì, chị Nguyễn Thị Liễu (Hải Dương) thở dài:

“Con gái mới lớn thích làm đẹp, dùng nọ dùng kia nên bây giờ mặt mũi mới nên nông nỗi này.”

Bên cạnh mẹ con chị Liễu, còn nhiều trường hợp khác với vô vàn nguyên nhân gây nên dị ứng da. Nỗi niềm chung của các bệnh nhân đó là cơn ám ảnh “xấu xí” khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp, cản trở mọi sinh hoạt của cuộc sống thường nhật. 

Dị ứng da là gì? Nguyên nhân dị ứng da thường gặp nhất

Cho biết thêm thông tin về căn bệnh này, bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc) chia sẻ: 

“Dị ứng da hay còn gọi là viêm da tiếp xúc dị ứng, là tình trạng mà da phản hồi lại những tác động không phù hợp đối với các tác nhân bên ngoài. Bản chất của dị ứng là phản ứng bất thường, gây ra bởi hệ thống miễn dịch của một cá nhân đối với một chất (được gọi là chất gây dị ứng) mà với những cá nhân khác hầu như không có phản ứng tương tự. 

Có thể kể tên các chất gây dị ứng điển hình dẫn đến chứng dị ứng : một số loại thực vật; thành phần hoá học trong nước hoa, mỹ phẩm, chất tẩy rửa; một số loại kim loại hay quần áo…”

Những nguyên nhân gây dị ứng da phổ biến. 
Những nguyên nhân gây dị ứng da phổ biến.

Triệu chứng dị ứng da dễ nhận biết nhưng tiềm ẩn nguy cơ 

Các triệu chứng của dị ứng da rất dễ nhận biết, người bệnh có thể cảm nhận được cảm giác ngứa ngáy, xuất hiện mề đay mẩn đỏ, da bị tổn thương sưng phù. Ngoài ra, nghiêm trọng hơn sẽ có những bệnh nhân bị thở dốc, buồn nôn, đổ mồ hôi. Nguy hiểm hơn cả nguy cơ bội nhiễm da cũng như ngạt thở bởi thanh quản bị phù nề, tắc nghẽn đường hô hấp. 

Tuy nhiên, điểm đặc biệt là các triệu chứng của dị ứng da nổi mẩn đỏ không nhất thiết xuất hiện tại vùng da tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng. Mà có thể sẽ xuất hiện ở những vùng da lớn và vùng da đặc trưng nhạy cảm của cơ thể như: dị ứng toàn thân, dị ứng da đầu, dị ứng da tay, dị ứng da mặt…

Đối tượng của dị ứng da khá đa dạng, không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ em, trẻ sơ sinh cũng là đối tượng phổ biến thường gặp tình trạng dị ứng da. 

Lựa chọn đúng phương pháp chữa dị ứng da để tránh cảnh “càng chữa càng nguy”

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên, dị ứng da là một bệnh không thể xem nhẹ. Để khắc phục dị ứng da, bác sĩ Lệ Quyên lưu ý người bệnh nên thực hiện một số điều quan trọng như sau:

Bệnh nhân dị ứng da cần hạn chế gãi, cào và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh nhân dị ứng da cần hạn chế gãi, cào và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay, để điều trị dị ứng da hay viêm da tiếp xúc dị ứng có khá nhiều phương pháp phổ biến như: Sử dụng Tây y, áp dụng các bài thuốc mẹo từ dân gian hoặc dùng phương pháp Đông y.

Chữa dị ứng da bằng thuốc Tây

Tâm lý thường thấy của bệnh nhân dị ứng da là hoảng loạn, lo sợ, xấu hổ, tự ti… vậy nên họ thường muốn xoá bỏ các triệu chứng ngứa ngáy trên cơ thể (đặc biệt là trên da mặt) ngay lập tức để lấy lại sự tự tin trong sinh hoạt thường nhật. 

Chính vì tâm lý này, nhiều người bệnh tự tiện mua về các loại thuốc bôi Tân dược mà không thông qua sự tư vấn của bác sĩ như: kem bôi da Bepanthen Balm, kem Gentameson hay các loại thuốc bôi chứa corticoid khác… Dẫn tới tình trạng sử dụng thuốc bừa bãi, chẳng những không có tác dụng chữa bệnh mà còn tự “chuốc họa vào thân”. 

Chưa kể việc tin theo những lời mời chào và “thần thánh hoá” về những sản phẩm trị dị ứng da tràn lan trên mạng, bệnh nhân có thể gặp những hậu quả khôn lường khi khiến da mất đi lớp bảo vệ sẵn có, bị bào mòn, dị ứng da ngày càng trầm trọng.

Chữa dị ứng da bằng mẹo dân gian

Bên cạnh thuốc Tân dược, nhiều người cho rằng áp dụng chữa dị ứng da bằng mẹo dân gian vừa hiệu quả lại vừa an toàn. Một số bài chữa mẹo từ dân gian được lưu truyền có thể kể đến như: 

– Tắm hoặc rửa vùng da dị ứng bằng các loại nước lá như lá chè, cam thảo…

– Sử dụng nước chanh, mật ong ấm vào buổi sáng được cho là rất tốt cho sức khoẻ. 

– Dùng khoai tây cắt lát thoa lên vùng da bị dị ứng, làm thường xuyên đến khi những biểu hiện dị ứng da mất đi.

– Dùng hoa quế nấu lấy nước uống hàng ngày.

Theo bác sĩ Lệ Quyên thì bệnh nhân dị ứng da không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc Tây như kem chống dị ứng da đầu, kem chống dị ứng da tay, chân… hay áp dụng các bài thuốc mẹo dân gian mà không được chỉ định bởi bác sĩ. Bởi hành động kể trên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

“Việc tự bắt bệnh và kê đơn cho mình là việc thường thấy với nhiều bệnh nhân dị ứng da. Bởi mọi người nghĩ đây là phản ứng đơn thuần của cơ thể, chỉ cần loại bỏ được triệu chứng ngứa ngáy là sẽ ổn. Nhưng thực tế không phải vậy, dị ứng da cần được điều trị từ gốc mới đem lại hiệu quả dài lâu, tránh tái phát”, bác sĩ Lệ Quyên cho biết thêm. 

Phương pháp Đông y loại bỏ dị ứng da lành tính theo tư vấn chuyên gia

Ngày nay, phương pháp đến từ Đông y với nguồn gốc thảo thiên nhiên được các chuyên gia da liễu đánh giá là phương pháp điều trị dị ứng da an toàn, lành tính và có hiệu quả điều trị cao. Theo đó, phương pháp Đông y của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là một ví dụ điển hình.

Với thành phần từ các thảo dược thiên nhiên, phương pháp Đông y của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc gồm 3 chế phẩm nhỏ có tác dụng “trong uống ngoài bôi”, mang lại hiệu quả điều trị cao và đảm bảo độ an toàn, lành tính cho người dùng.

Phương pháp Đông y trị dị ứng da hiệu quả nhất hiện nay.
Phương pháp Đông y trị dị ứng da hiệu quả nhất hiện nay.

Xem thêm:Bài thuốc bí phương cổ truyền dân tộc thổi bay dị ứng da

Thành phần 3 chế phẩm trong bài thuốc Đông y chữa dị ứng da hiệu quả:

– Thuốc ngâm rửa: Với sự góp mặt của dược liệu trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng… Có tác dụng sát khuẩn, làm mềm vùng tổn thương, ngăn ngừa vùng tổn thương lan rộng.

– Thuốc bôi ngoài: Bao gồm các thành phần thảo dược quý như tang bạch bì, bí đao, thiên mã hồ… đem tới tác động làm mềm và loại bỏ vùng da bị bệnh, tái tạo và tăng cường tế bào da khỏe mạnh, giúp làn da hồi phục mịn màng như trước khi bị dị ứng da.

– Thuốc uống trong: Cùng với bồ công anh, tang bạch bì, ké đầu ngựa, đơn đỏ, Giúp giải độc tiêu viêm, tăng cường công năng khử độc của gan và thải độc của thận. Cơ thể thải loại hoàn toàn các loại độc tố sẽ giúp cho bệnh khỏi được trong thời gian dài, tránh tái phát.

Chia sẻ về hiệu quả điều trị của phương pháp Đông y trị dị ứng da, bác sĩ Lệ Quyên cho biết:

“Bài thuốc được thử nghiệm lâm sàng trên 100 bệnh nhân và đạt được kết quả như sau: có 83 người phục hồi 100% sau 2 tháng điều trị, 12 người khỏi bệnh sau 3 tháng và có 5 người thuyên giảm chậm do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất.”

Ngoài ra, trong gần 10 năm xây dựng và phát triển, với những đóng góp cho nền y học cổ truyền nước nhà, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã được ghi nhận bởi các giải thưởng danh giá như:

– Giải cúp vàng ghi danh: “Sản phẩm tin cậy – Dịch vụ hoàn hảo – Nhãn hiệu ưa dùng” năm 2017.

– Top 50 các thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2018.

– Giải thưởng Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng năm 2018.

Ngày đăng 13:47 - 14/06/2022 - Cập nhật lúc: 22:37 - 26/05/2024
Chia sẻ:
5 Ưu Điểm Của Công Thức Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc NỔI DANH 5 Ưu Điểm Của Công Thức Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc NỔI DANH
Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc là công thức được nghiên cứu bài bản bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Kế thừa…
Viêm kết mạc dị ứng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm kết mạc dị ứng là một trong những tổn thương mắt thường gặp do dị ứng gây ra. Bệnh…

Dị ứng tôm cua là một trong những dạng dị ứng hải sản thường gặp Dị Ứng Tôm Cua: Cách chữa nhanh nhất và lưu ý cần biết

Dị ứng tôm cua là tình trạng cơ thể phản ứng quá mẫn với thành phần protein có trong các…

Không dung nạp Lactose là gì? Cách chẩn đoán và khắc phục

Hội chứng không dung nạp Lactose là khả năng không tiêu hóa được Lactose của cơ thể, đây là một…

Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi?

Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như cơ…

Cách trị dị ứng da mặt bằng khổ qua đơn giản hiệu quả tại nhà

Da mặt bị dị ứng thường gây nổi nhiều mụn, ngứa ngáy và ảnh hưởng lớn đến nhan sắc của…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua