Các loại dị ứng da thường gặp và cách xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh chàm, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc… là các loại dị ứng da thường gặp nhất. Phát ban trên da gây ngứa ngáy, khó chịu khiến da bị tổn thương là những triệu chứng đặc trưng. Dị ứng da mặc dù không quá nguy hiểm nhưng vẫn sẽ tiềm ẩn biến chứng nếu điều trị sai cách.

các loại dị ứng da
Cần chú ý điều trị đúng cách khi gặp một số loại dị ứng da như chàm, viêm da cơ địa…

Tìm hiểu về các loại dị ứng da thường gặp

Dị ứng da được hiểu đơn giản là tình trạng rối loạn da do các tác nhân gây nên. Các tác nhân này có thể là vi khuẩn, vi nấ, virus hay một số chất tự nhiên tồn tại trong môi trường sống.

Dưới đây là các loại dị ứng da thường gặp:

1. Viêm da cơ địa

Đây là bệnh lý về da có liên quan đến yếu tố cơ địa đặc trưng bởi các triệu chứng đỏ, khô da và ngứa. Bệnh viêm da cơ địa thường dễ tái phát định kỳ, có khi kéo dài hàng tháng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với người lớn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu, di truyền, môi trường làm việc ô nhiễm… được cho là những yếu tố liên quan.

Với bệnh lý này nếu không sớm điều trị, bạn sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Điển hình nhất là tình trạng bội nhiễm lan rộng có thể khiến da bị tổn thương vĩnh viễn.

2. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc cũng là một trong số các bệnh dị ứng da thường gặp có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Đặc trưng của bệnh là tình trạng phát ban khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng khiến da bị đỏ ngứa.

Bệnh lý này được chia làm 2 dạng chính là viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng. Dạng kích ứng thường là do các tác nhân như hóa chất, dung môi, rượu bia, yếu tố dị nguyên, thuốc tẩy… gây ra. Còn dạng dị ứng có thể do thuốc điều trị, mỹ phẩm, niken, formaldehyd… kích hoạt.

Ngoài triệu chứng phát ban gây đỏ ngứa da, người bệnh có thể gặp rất nhiều triệu chứng khác đi kèm. Ví dụ như da khô, bong vảy, nứt nẻ, nổi mụn nước, sưng nóng hay đau ngay tại vị trí tiếp xúc.

3. Bệnh chàm

Bệnh chàm còn được biết đến với tên gọi khác là eczema, đặc trưng bởi tình trạng viêm da với những biểu hiện rất rõ ràng ngay trên bề mặt da. Trên da xuất hiện mụn nước đi kèm tình trạng ngứa đỏ, khó chịu là dấu hiệu chính để nhận biết bệnh.

dị ứng da
Chàm là một trong những bệnh dị ứng da dễ khởi phát, phổ biến nhất ở trẻ nhỏ

Bệnh lý này có thể kích hoạt do nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau tác động. Có thể là tiếp xúc với các chất gây kích ứng, tác động của thời tiết, bị vi khuẩn, nấm tấn công…

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà biểu hiện của triệu chứng thường sẽ có sự khác biệt giữa các đối tượng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách, người bệnh cũng rất dễ gặp phải các biến chứng.

Nhiễm trùng da là một trong những biến chứng dễ gặp nhất. Trường hợp bệnh xuất hiện ở vùng da quanh mắt, các biến chứng như kích thích giác mạc, đục thủy tinh thể cũng có thể phát sinh.

4. Mề đay mẩn ngứa

Mề đay cũng được xếp vào danh sách các loại dị ứng da thường gặp, đặc trưng bởi phản ứng viêm da với sự xuất hiện của các nốt mẩn gây ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến rất nhiều yếu tố. Bao gồm cơ địa, sức đề kháng, yếu tố di truyền, tác nhân môi trường, thực phẩm…

Nổi mề đay mẩn ngứa mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Nhiễm trùng khiến da bị bội nhiễm tổn thương và sốc phản vệ là các vấn đề dễ phát sinh.

5. Nấm da

Bệnh nấm da được hiểu một cách đơn giản chính là tình trạng da bị tổn thương do sự tấn công của vi nấm. Bệnh có thể xuất hiện và phát triển ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể.

các loại dị ứng da thường gặp
Bệnh nấm da đặc trưng bởi tình trạng tổn thương da do nấm kích hoạt

Vi nấm dermatophytes thường khu trú ở những vùng da ẩm ướt, các nếp gấp… là tác nhân chính gây ra bệnh lý này. Ngoài ra, vấn đề vệ sinh kém, nhiệt độ nóng ẩm, rối loạn nội tiết, đề kháng cơ thể yếu, sử dụng kháng sinh dài ngày… cũng được cho là liên quan đến sự xuất hiện của bệnh.

Tùy thuộc vào mỗi dạng khác nhau mà triệu chứng cũng sẽ có những biểu hiện khác biệt. Nhìn chung, da bị đóng vảy, khô, bong tróc và ngứa ngáy là những triệu chứng đặc trưng nhất.

6. Bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa cũng là một trong số các loại dị ứng da thường gặp, bàn tay và bàn chân là 2 khu vực bệnh dễ kích hoạt nhất. Đặc trưng của bệnh lý này là sự xuất hiện của các mụn nước gây ra cảm giác ngứa ngáy dữ dội.

Da nhạy cảm, tiết nhiều mồ hôi, tâm lý căng thẳng hay yếu tố di truyền… đều là những vấn đề liên quan đến sự kích hoạt của bệnh. Bệnh tổ đỉa thường có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở người lớn khoảng từ 20 – 40 tuổi. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh do vấn đề di truyền.

Xem thêm: Dấu hiệu dị ứng retinol và cách xử lý tốt nhất

Cách xử lý nhanh khi bị dị ứng da

Tình trạng dị ứng da nếu không sớm can thiệp sẽ khiến tổn thương trên da lan rộng rất nhanh. Chính vì vậy, bạn cần chú ý xử lý đúng cách để làm giảm sự phát sinh của các vấn đề rủi ro.

Dưới đây là một số biện pháp có thể đáp ứng với tình trạng dị ứng da:

1. Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Các giải pháp khắc phục tại nhà sẽ giúp hạn chế tổn thương trên da. Đồng thời cũng sẽ rất hữu ích trong việc giúp cải thiện triệu chứng. 

điều trị dị ứng da
Có thể dùng gel nha đam để cấp ẩm và làm giảm kích ứng, ngứa ngáy trên bề mặt da

Việc chăm sóc tại nhà bao gồm một số biện pháp sau:

  • Ngâm vùng da bị tổn thương trong nước ấm hoặc nước lạnh để làm dịu tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, không áp dụng khi trên da xuất hiện các tổn thương hở như nứt nẻ hay bong da.
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Sẽ giúp cấp ẩm cho da, có thể đáp ứng với tình trạng da khô, đóng vảy hay bong tróc. Từ đó sẽ đem đến tác dụng làm giảm kích ứng cũng như xoa dịu cơn ngứa.
  • Dùng gel nha đam: Đây là một liệu pháp tự nhiên giúp kháng khuẩn và giảm kích ứng tương đối hiệu quả. Chất polysacarit trong nha đam còn kích thích sản xuất collagen để da tái tạo nhanh hơn. Bạn có thể dùng gel nha đam để thoa trực tiếp lên vùng da tổn thường mỗi ngày khoảng vài lần.
  • Tránh mặc quần áo chật, bó sát để hạn chế ma sát khiến da dễ kích ứng là trầm trọng thêm triệu chứng. Quần áo rộng thoáng với chất liệu rộng thoáng là phù hợp với bạn lúc này.
  • Tránh xa các tác nhân gây kích ứng, bao gồm cả yếu tố dị nguyên, thực phẩm, hóa chất…

2. Sử dụng thuốc điều trị

Ngoài việc chăm sóc tốt tại nhà, một số triệu chứng dị ứng da chỉ có thể được khắc phục triệt để khi sử dụng thuốc điều trị. Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc sau tùy theo hiện trạng bệnh và mức độ nặng nhẹ của triệu chứng:

  • Thuốc Corticosteroid: Có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa các phản ứng viêm do hệ miễn dịch gây ra. Tuy nhiên, Corticosteroid chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn với tổn thương da tương đối nặng.
  • Thuốc kháng Histamine: Thường được kê toa để khắc phục triệu chứng ngứa do tình trạng dị ứng da gây ra. Loratadine, Diphenhydramine… là những thuốc nhóm này được dùng phổ biến nhất.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Đây có thể là một lựa chọn thay thế cho các loại thuốc kháng viêm steroid. Một số loại thuốc mỡ như Pimecrolimus hay Tacrolimus được cho là thông dụng nhất.
Các loại dị ứng da phổ biến
Một số loại thuốc điều trị tại chỗ có thể đáp ứng với các triệu chứng dị ứng da

Tất cả các loại thuốc được dùng để điều trị dị ứng da đều có thể tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các tác dụng ngoại ý. Chính vì thế mà bạn luôn phải thận trọng khi sử dụng. Dùng đúng liều cũng như thời gian và tần suất mà bác sĩ yêu cầu. Khi gặp vấn đề bất thường, hãy chủ động liên hệ với bác sĩ ngay để sớm giải quyết.

Ngăn ngừa dị ứng da như thế nào?

Vấn đề dị ứng da có thể được ngăn ngừa khi bạn chú ý thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Giữ gìn không gian sống và làm việc sạch thoáng, thường xuyên dọn dẹp, hút bụi.
  • Nếu có cơ địa nhạy cảm cần chú ý ngay cả khi ăn uống. Hạn chế dung nạp các nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng. Điển hình như trứng sữa, đậu phộng, hải sản…
  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày khoảng 2 – 2,5 nước. Điều này sẽ đảm bảo độ ẩm tự nhiên cho da, ngăn ngừa kích ứng.
  • Bổ sung rau củ, trái cây tươi để đảm bảo nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Từ đó giúp tăng cường sức đề kháng cũng như cải thiện hệ miễn dịch.
  • Chú ý khi dùng mỹ phẩm hay các sản phẩm tẩy rửa. Nếu da dễ kích ứng thì nên ưu tiên lựa chọn các nhóm sản phẩm dịu nhẹ
  • Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi, nhất là không nên để chúng đi vào phòng ngủ.
  • Thường xuyên giặt giũ chăn gối, ga trải giường và phơi khô ở nơi thoáng sạch, có ánh nắng chiếu trực tiếp.

Các tình trạng dị ứng da thường không quá nghiêm trọng nếu bạn sớm phát hiện và can thiệp đúng cách. Việc chăm sóc tại nhà có thể đáp ứng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên thăm khám để được điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Bạn nên tìm hiểu thêm:

Chia sẻ:
Bé bị sưng môi trên và sốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bé bị sưng môi trên và sốt thường là dấu hiệu nhiễm trùng và dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng…

Cách ứng phó với dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông

Ứng phó với dị ứng thời tiết lạnh vào mùa đông là vấn đề không thể xem nhẹ. Nhiệt độ…

Viêm kết mạc dị ứng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm kết mạc dị ứng là một trong những tổn thương mắt thường gặp do dị ứng gây ra. Bệnh…

Dị ứng đậu phộng – Biểu hiện và cách xử lý nhanh nhất

Dị ứng đậu phộng là một tình trạng phổ biến và có thể đe dọa đến tính mạng của người…

Dị Ứng Tôm Cua: Cách chữa nhanh nhất và lưu ý cần biết

Dị ứng tôm cua là tình trạng cơ thể phản ứng quá mẫn với thành phần protein có trong các…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua