Bà bầu kiêng ăn gì? Những món tuyệt đối tránh khi mang thai
Khi mang thai, chị em phụ nữ được khuyên nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sức khỏe. Mặc dù vậy, có những món nếu bà bầu sử dụng hoặc ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ, thậm chí có thể gây sảy thai. Vậy bà bầu kiêng ăn gì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng?
Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp chị em điểm mặt một số thực phẩm, món ăn cần tránh sử dụng trong thời gian bầu bí.
Bà bầu kiêng ăn gì?
1. Các loại cá chứa nhiều thủy ngân
Thủy ngân được tìm thấy nhiều trong một số loại cá lớn như cá thu, cá ngừ, cá kiếm hay cá kình… Phụ nữ mang thai thường xuyên sử dụng những loại cá này sẽ tích tụ nhiều thủy ngân trong cơ thể. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi mà còn khiến trẻ sinh ra bị chậm nói, chậm đi, kém nhanh nhẹn.
2. Bà bầu nên kiêng các thực phẩm gây co thắt tử cung
Những thực phẩm chứa chất gây co thắt tử cung có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Chúng bao gồm:
- Rau sam: Loại rau này có tính hàn. Bà bầu ăn quá nhiều sẽ gây lạnh bụng, kích thích cơ trơn ở tử cung co thắt mạnh khiến chị em dễ bị sảy thai.
- Quả dứa ( thơm ): Hoạt chất Bromelain được tìm thấy trong dứa có khả năng làm mềm và co bóp tử cung. Càng xanh thì hàm lượng Bromelain trong dứa càng cao.
- Rau răm: Ăn nhiều rau răm vừa khiến thai phụ bị co bóp tử cung, lại làm tăng nguy cơ bị mất máu. Điều này có thể gây bất lợi cho sự phát triển của em bé trong bụng.
- Quả đu đủ xanh: Nghiên cứu cho thấy, trong đu đủ xanh có chứa latex và một số enzym gây co thắt tử cung và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Ngoài ra, bà bầu cũng nên kiêng ăn các loại rau quả khác như chùm ngây hay nhãn. Trong khi rau chùm ngây chứa hormone alpha-sitosterol có thể khiến thai nhi bị ngộ độc thì ăn nhiều nhãn lại làm tăng nguy cơ phát triển chứng táo bón, bệnh trĩ ở bà bầu.
3. Các món ăn mặn
Không chỉ phụ nữ mang thai mà người bình thường nếu ăn quá nhiều muối sẽ dễ bị giữ nước, phù và tăng huyết áp. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, tiền sản giật rất nguy hiểm.
Vì vậy khi nhắc đến vấn đề bà bầu kiêng ăn gì thì chị em nên nghĩ ngay đến các thức ăn mặn như món kho, cá muối hay dưa cải muối chua…
4. Thức ăn nhanh, đồ hộp
Các loại thức ăn nhanh, chẳng hạn như gà rán hay hamburger chứa nhiều dầu mỡ và các chất độc hại được sản sinh trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Bà bầu thường xuyên sử dụng sẽ dễ bị tăng cân, không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng không nên ăn đồ hộp, nem chua hay thịt xông khói vì chúng chứa nhiều muối và chất bảo quản gây áp lực cho thận.
5. Thức ăn để lâu ngày trong tủ lạnh
Listeria là một loại vi khuẩn gây hại có thể phát triển mạnh trong môi trường nhiệt độ của tủ lạnh. Chúng có thể xâm nhập vào các thức ăn được tích trữ lâu ngày khiến chúng bị hư hỏng, sinh độc hại.
Để đảm bảo an toàn, bà bầu khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh nên để trong hộp kín, hâm nóng lại trước khi ăn. Đối với những thứ đã để lâu ngày thì tốt nhất nên loại bỏ.
6. Rau củ mọc mầm không tốt cho bà bầu
Các thực phẩm đang trong quá trình mọc mầm như hành tây, khoai tây, khoai lang hay quả su su đều chứa nhiều chất độc. Bà bầu nên kiêng ăn tuyệt đối trong suốt thời gian mang thai.
7. Củ sắn
Thành phần axit cyanhydric (HCN) có nhiều trong củ sắn ( còn gọi là khoai mỳ) là một chất có thể gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc. Đặc biệt chất này được tìm thấy nhiều nhất trong lớp vỏ đỏ và 2 đầu của củ sắn cũng như các củ có vị đắng.
Mặc dù không cần kiêng tuyệt đối nhưng bà bầu nên tránh ăn sắn quá nhiều. Trước khi luộc nên gọt sạch vỏ, cắt bỏ 2 đầu, ngâm sắn trong nước muối pha loãng khoảng 1 giờ để khử bỏ bớt chất độc. Với những củ sắn có vị đắng thì không được ăn.
8. Bà bầu nên hạn chế ăn động vật có vỏ
Những loại động vật có vỏ dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng bà bầu nên hạn chế sử dụng. Lý do bởi chúng sống dưới bùn ở ao, hồ nên dễ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn. Nếu ăn cần nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn.
9. Gan động vật
Ăn quá nhiều gan động vật trong thời gian bầu bí có thể gây dư thừa vitamin A. Điều này có thể làm tăng nguy cơ dị tật cho thai nhi.
10. Các món tái, chưa được nấu chín
Gỏi cá, bò bít tết, trứng ốp la, sushi hay các món chưa được nấu chín khác có thể chứa nhiều tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng. Bà bầu nên kiêng ăn tuyệt đối nếu muốn thai nhi phát triển khỏe mạnh.
11. Sữa và các sản phẩm từ sữa chua qua tiệt trùng
Sữa bò, sữa dê hay phô mai mềm chưa được xử lý tiệt trùng có thể khiến bà bầu bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn như vi khuẩn listeria, Listeria monocytogenes. Từ đó khiến chị em phải đối mặt với nguy cơ mắc nhiều bệnh, nghiêm trọng hơn là sảy thai.
12. Các thức uống gây bất lợi cho bà bầu
Đứng đầu danh sách các thức uống bà bầu nên kiêng là rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác. Khi được tiêu thụ, chất cồn có thể đi qua nhau thai khiến thai nhi phát triển không hoàn thiện.
Việc uống cà phê, chè đặc, các loại thức uống có ga cũng không được khuyến khích trong thai kỳ bởi chúng có thể gây táo bón, mệt mỏi, cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu cũng nên kiêng uống nước dừa. Loại nước này chứa nhiều chất béo nên khi uống nhiều sẽ gây khó tiêu, ỳ ạch trong bụng. Y học cổ truyền cũng xếp nước dừa vào nhóm có tính mát nên có thể gây tụt huyết áp, làm các gân cơ ở cổ tử cung bị mềm yếu khiến cho bà bầu dễ bị sảy thai.
Bà bầu nên ăn gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu bà bầu kiêng ăn gì thì phụ nữ mang thai cũng nên nhận biết được các thực phẩm tốt cho sức khỏe của bản thân cũng như sức khỏe của thai nhi để xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý. Chị em nên tăng cường ăn các thực phẩm sau:
- Cá nước ngọt: Bà bầu được khuyên nên ăn các loại cá nước ngọt như cá chép, cá chuối hay cá bống để đảm bảo cơ thể vẫn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất khi mang thai.
- Các loại thịt có màu đỏ: Như thịt nạc heo, thịt bò, thịt vịt chứa nhiều sắt và vitamin B giúp đảm bảo lượng máu cần thiết cho thai kỳ.
- Thực phẩm giàu chất xơ chống táo bón: Bông cải xanh, ngũ cốc, các loại đậu, rau bina…
- Sữa chua, sữa tiệt trùng: Giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, cung cấp nhiều canxi và các dưỡng chất để thai nhi phát triển toàn diện.
- Trứng nấu chín: Bổ sung nhiều chất đạm, sắt, folate và choline rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của em bé trong bụng.
- Cam: Cung cấp hàm lượng vitamin C, canxi và axit folic làm tăng sức đề kháng cho mẹ và giúp xương khớp của thai nhi được cứng cáp.
- Chuối: Loại quả này chứa nhiều kali và có tính nhuận tràng. Bà bầu nên ăn 1 – 2 quả chuối chín mỗi ngày để cải thiện tình trạng ốm nghén, ngăn ngừa táo bón.
*Có thể bạn quan tâm: Sau sinh nên ăn gì? Đây là những thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!