Dấu hiệu có bầu trộm (mang thai khi đang cho con bú)

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Các chuyên gia cho biết, nữ giới hoàn toàn vẫn có khả năng mang thai khi đang cho con bú. Tuy nhiên dấu hiệu có bầu trộm thường sẽ không đa dạng và rõ ràng như những trường hợp bình thường khác. Vì vậy, mẹ cần đặc biệt chú ý để có thể nhận biết được mình đang bước vào thai kỳ.

dấu hiệu có bầu trộm
Mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu có bầu trộm để luôn chủ động trong việc phát hiện thai kỳ khi đang cho con bú

Khả năng có thai khi đang cho con bú

Cho bé bú hoàn toàn sữa mẹ được cho là một hình thức kiểm soát sinh sản tạm thời tương đối tốt. Hình thức ngừa thai này có tên khoa học là LAM – lactational amenorrhea method.

Số liệu thống kê cho thấy, trong 100 phụ nữ cho con bú hoàn toàn, đúng cách trong 6 tháng đầu sau khi sinh con thì chỉ có 1 vài người mang thai. Bởi khi cho con bú, cơ thể sẽ sản xuất hormone oxytocin. Loại hormone này ngoài giúp bạn cảm thấy thư giãn thì còn ngăn ngừa rụng trứng. Không rụng trứng cũng sẽ đồng nghĩa với việc không có thai.

Tuy nhiên, vẫn có một số ít nữ giới bị mang thai ngay trong thời gian đang cho con bú. Đặc biệt khi kinh nguyệt trở lại thì khả năng mang thai sẽ cao hơn. Nhưng cần nhớ rằng, một số nữ giới sau sinh vẫn có thể bị rụng trứng ngay trước cả khi họ có kỳ kinh đầu tiên.

Dấu hiệu có bầu trộm nữ giới cần chú ý

Như đã đề cập, dấu hiệu có bầu trộm thường sẽ không rõ ràng và điển hình như các trường hợp mang thai bình thường. Điều này khiến cho nhiều chị em không thể phát hiện ra dù đang có mang khi cho bé bú.

Tuy nhiên, một số dấu hiệu có bầu trộm thường gặp dưới đây sẽ giúp việc phát hiện trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần các mẹ chú ý nhiều hơn đến cơ thể một chút sẽ nhận ra.

1. Bé có dấu hiệu bỏ bú mẹ

Nếu mang thai khi đang trong thời điểm cho bé bú thì nội tiết tố trong cơ thể mẹ sẽ thay đổi. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến nguồn sữa bị thay đổi theo. Sữa mẹ đôi khi sẽ không còn được thơm ngon như trước.

dấu hiệu mang thai khi cho con bú
Mang thai có thể làm thay đổi hormone, ảnh hưởng đến chất lượng sữa và khiến trẻ bỏ bú

Thêm vào đó, khi mang thai nếu mẹ bị ốm nghén thì thường sẽ ăn ít, chán ăn. Điều này khiến cho cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Từ đó dẫn đến bé có dấu hiệu ít bú hay thậm chí là bỏ bú mẹ.

2. Ngực căng tức và đau đớn

Tình trạng đau và căng tức ngực là dấu hiệu nổi bật báo hiệu thai kỳ dù bạn có đang cho bé bú hay không. Tuy nhiên nếu bạn đang mang thai thì ngực có thể sẽ bị đau một cách dữ dội hơn. Đây chính là dấu hiệu có bầu trộm cần đặc biệt chú ý.

Rất nhiều mẹ bầu còn có biểu hiện đau đớn quá mức, đến nỗi không dám cho con bú nữa. Nhưng cũng có một số trường hợp mẹ không nhận ra mặc dù cơn đau đang tăng lên.

3. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Thông thường, sau khi sinh các mẹ sẽ rất dễ bị mệt mỏi vì phải chăm sóc bé con. Cũng chính vì nguyên nhân này mà mẹ khó nhận biết dấu hiệu có bầu trộm này hơn. Các mẹ thường nghĩ rằng cơ thể mệt mỏi, suy nhược là do thức khuya chăm bé, làm việc quá sức hay suy nghĩ nhiều.

Tuy nhiên tình trạng mệt mỏi khi có bầu trộm không đơn thuần chỉ là thiếu ngủ hay mệt thông thường. Mẹ sẽ cảm thấy rất mệt, có nhiều mẹ còn bị ngất xỉu thường xuyên. Hệ quả này được giải thích là do cơ thể mẹ đang phải làm 1 lúc 2 việc. Thứ nhất là tiết ra sữa để bé lớn bú. Thứ hai là nuôi bào thai đang trưởng thành trong bụng.

Trường hợp bị mệt mỏi và suy nhược thường xuyên kết hợp với chậm kinh kéo dài nhiều tháng sau sinh, thường khoảng từ 4 – 5 tháng thì nguy cơ rất cao là mẹ đang mang thai trộm.

4. Xuất hiện tình trạng ốm nghén

Cũng tương tự như dấu hiệu mang thai thông thường, có bầu trộm cũng có thể khiến mẹ gặp phải tình trạng ốm nghén. Các biểu hiện thường gặp có thể là nôn khan, luôn có cảm giác buồn nôn, đầy hơi, khó chịu ở vùng bụng…

Dấu n

Dấu hiệu có bầu trộm
Ốm nghén là tình trạng khó tránh khỏi dù mẹ mang thai bình thường hay khi đang cho con bú

Vừa ốm nghén vừa phải cho con bú có thể khiến mẹ càng thêm mệt mỏi. Cơ thể mẹ thường bị suy nhược, mẹ có thể bị ít sữa, mất sữa và không đủ sữa cho bé lớn bú.

5. Giảm sản xuất sữa

Nếu bạn nhận thấy lượng sữa của mình bị giảm đáng kể. Cùng với đó bé có thể vẫn đói ngay cả khi bú bình thường thì rất có thể là do mẹ đang mang thai.

Điều này thường xảy ra phổ biến sau khoảng hai tháng mang thai. Tuy nhiên vẫn không thể loại trừ hoàn toàn khả năng nó diễn ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

6. Khát quá mức

Khát quá mức cũng được cho là một trong những dấu hiệu có bầu trộm mà các mẹ cần chú ý. Mẹ thường cảm thấy khát thường xuyên khi đang cho con bú, bởi bé có thể tiêu thụ một phần lớn chất lỏng mà mẹ nạp vào.

Với trường hợp mẹ có bầu trộm thì cơn khát thường sẽ tăng lên. Bởi không chỉ bé lớn đang bú mà thai nhi trong bụng cũng sẽ cần chất lỏng và sẽ hút chất lỏng ra khỏi cơ thể mẹ.

Khi phát hiện dấu hiệu có bầu trộm nữ giới cần làm gì?

Có bầu trộm khi đang cho bé bú là tình trạng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Nhiều mẹ còn cảm thấy ngạc nhiên khi mình chưa sẵn sàng cho việc mang bầu trở lại. Ngoài ra, tình trạng này có thể còn ảnh hưởng đến chính sức khỏe của mẹ và các con.

Khi phát hiện các dấu hiệu có bầu trộm, tốt nhất mẹ nên mua que thử thai về để kiểm chứng lại. Đồng thời chú ý đến một số vấn đề sau:

1. Sớm thăm khám bác sĩ

Việc dùng que thử thai thử tại nhà để kiểm chứng xem có đang mang bầu trộm hay không là rất cần thiết. Tuy nhiên nhiều trường hợp, kết quả thử thai có thể sẽ không chính xác. Chính vì vậy, các mẹ nên chủ động thăm khám bác sĩ sớm.

có bầu trộm phải làm sao
Khi phát hiện dấu hiệu có bầu trộm, mẹ nên chủ động thăm khám bác sĩ để nhận lời khuyên

Ngoài ra, việc thăm khám bác sĩ còn giúp mẹ nhận được nhiều lời khuyên bổ ích. Nếu không phải đang có bầu trộm thì mẹ nên tham khảo bác sĩ về các biện pháp tránh thai. Còn trường hợp đang mang bầu thì nhận lời khuyên về cách chăm sóc sức khỏe là rất hữu ích.

2. Không cần cai sữa

Việc tiếp tục cho bé bú trong khi có bầu trộm hoàn toàn không gây ra bất cứ vấn đề nào cho sức khỏe của mẹ, của bé hay của thai nhi. Bởi cơ thể mẹ vẫn sẽ tiết sữa trong suốt thai kỳ có bé tiếp theo. Ngoài ra, mẹ vẫn có thể cho bé lớn bú khi đã sinh bé kế tiếp.

Tuy nhiên sự kích thích của tuyến vú khi cho bé bú có thể gây ra những cơn co thắt dạ con cho mẹ. Nhưng với đa phần phụ nữ thì các cơn co thắt này không gây ra vấn đề gì.

Đối với những phụ nữ có tiền sử bị sảy thai, chuyển dạ sớm hay tăng cân ít trong thời trì mang thai thì mới cần cần nhắc việc có nên cho bé lớn bú tiếp hay không. Nếu cho bé bú tiếp trong bất cứ trường hợp nào, mẹ cũng cần đảm bảo bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể.

3. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Đây là vấn đề mà nữ giới cần đặc biệt quan tâm. Nhất là khi vẫn tiếp tục cho bé lớn bú khi đang có bầu trộm. Bởi sự phát triển của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào sức khỏe và nguồn dưỡng chất mà mẹ nạp vào cơ thể.

Tốt nhất nên tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống lành mạnh. Cần đáp ứng đủ các thành phần dưỡng chất như chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất từ những nguồn thực phẩm lành mạnh.

Nên bổ sung vào khẩu phần ăn đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa và đặc biệt là rau củ quả tươi. Cần tránh xa các loại thực phẩm dễ gây sảy thai như rau ngót, đu đủ xanh, rau chùm ngây, gan và ruột non động vật, khổ qua, thức ăn sống…

làm gì khi có dấu hiệu mang thai trộm
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống là rất quan trọng với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé

Ngoài ra, mẹ cần tránh ăn đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, đồ cay nóng, nhiều gia vị. Rượu bia, thức uống chứa caffein cũng là những thứ mẹ nên tránh xa.

4. Sinh hoạt điều độ

Để duy trì một sức khỏe tốt khi đang có bầu trộm thì nữ giới được khuyên là nên sinh hoạt điều độ. Cần chú ý đi ngủ sớm và đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày. Tránh làm việc quá sức, chia sẻ việc chăm con với người thân cũng là điều cần thiết.

Đồng thời nên chú ý tránh xa căng thẳng, stress để ngăn ngừa ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra nên dành thời gian vận động, đi bộ quanh nhà để cơ thể cảm thấy thoải mái và linh hoạt hơn.

Một số biện pháp tránh thai khi đang cho con bú

Nếu không muốn gặp phải tình trạng có bầu trộm khi đang cho con bú thì mẹ nên áp dụng các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, việc lựa chọn giải pháp tránh thai trong thời điểm nhạy cảm này cần đặc biệt cẩn trọng.

Tốt nhất, nữ giới nên thăm khám để nhận lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số giải pháp tránh thai được đánh giá là khá an toàn và hiệu quả với phụ nữ đang cho con bú:

1. Sử dụng bao cao su

Việc mang bao cao su khi quan hệ tình dục là giải pháp giúp ngăn tinh trùng gặp trứng. Từ đó giúp tránh thai hiệu quả. Biện pháp này được áp dụng khá phổ biến do có tính an toàn cao và dễ áp dụng.

Bao cao su cho nữ có hình dáng giống như chiếc nhẫn và ở giữa có kèm theo túi. Trước khi giao hợp, nữ giới cần nhẹ nhàng đặt bao cao su vào âm đạo. Trường hợp không quen dùng bao cao su nữ thì bạn có thể nhắc chồng mình sử dụng bao cao su nam.

2. Cấy que tránh thai sau khi sinh

Đây cũng được cho là biện pháp tránh thai có độ an toàn cao và rất hiệu quả. Với giải pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành dùng que tránh thai chứa hormone progesterone để cấy vào phần dưới da tay của nữ giới. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn cấy 1 hoặc nhiều que tránh thai.

3. Uống thuốc tránh thai

Uống thuốc tránh thai là giải pháp được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên với trường hợp phụ nữ đang cho con bú thì cần đặc biệt cẩn trọng. Bởi một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

tránh thai khi đang cho con bú
Việc uống thuốc tránh thai khi đang cho con bú cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Nữ giới nên chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ một loại thuốc tránh thai nào. Thông thường với phụ nữ đang cho bé bú thì các thuốc tránh thai có chứa progentin sẽ được dùng phổ biến. Đây là loại thuốc an toàn, có hiệu quả tránh thai tốt. Đặc biệt là không ảnh hưởng đến chất lượng sữa và nguy hại cho trẻ sơ sinh.

4. Đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai cũng là giải pháp mà phụ nữ đang cho con bú có thể lựa chọn để tránh thai trong thời điểm này. Khi vòng tránh thai được đặt vào tử cung thì rất nhanh sau đó các phản ứng hóa học sẽ diễn ra. Chúng tạo bất lợi cho sự gặp mặt của tinh trùng và trứng. Từ đó phát huy hiệu quả tránh thai.

5. Tránh thai bằng màng chắn âm đạo

Dùng màn chắn âm đạo cũng là một cách giúp nữ giới ngăn ngừa mang thai lần 2 quá sớm. Màng chắn này có kết cấu dẻo và được làm từ chất liệu latex. Bác sĩ sẽ đặt chúng vào âm đạo sao cho màng chắn bao được cổ tử cung. Từ đó ngăn tinh trùng và trứng gặp nhau.

Bài viết đã chia sẻ một số dấu hiệu ảnh báo có bầu trộm nữ giới nên chú ý để phát hiện sớm. Việc mang thai trong thời điểm này có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều bất lợi. Vì vậy hãy thăm khám thai thường xuyên để được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc phù hợp. Tốt nhất nữ giới nên thực hiện các giải pháp tránh thai để ngăn ngừa tình trạng mang thai quá sớm khi đang cho bé bú.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Hiện tượng mang thai giả là như thế nào? Mang thai giả là như thế nào? Dấu hiệu thường gặp

Mang thai giả là một hiện tượng số ít chị em gặp phải, nhất là trong giai đoạn đang đoạn…

Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì, kiêng loại nào tốt sữa? Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì, kiêng loại nào tốt sữa?

Phụ nữ sau sinh thường được khuyến khích ăn nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung chất xơ, phòng…

bà bầu ăn được quả bòn bon không Bầu ăn quả bòn bon được không? Có tốt cho thai nhi?

Bòn bon là loại trái cây chứa hàm lượng dưỡng chất cao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với…

Các dấu hiệu mang thai sớm nhất (Sau 1 tuần, tháng…)

Nhận biết sớm các dấu hiệu mang thai sẽ giúp chị em có kế hoạch chăm sóc bản thân mình…

10+ thực phẩm giàu axit folic - Tốt cho phụ nữ mang thai 11 Thực Phẩm Giàu Axit Folic Tốt Cho Phụ Nữ Mang Thai

Axit folic được đánh giá là một trong những nhóm dưỡng chất quan trọng nhất trong chế độ dinh dưỡng…

Bình luận (2)

  1. Thêm
    Thêm says: Trả lời

    Sinh cháu bé được 5 tháng mà không có kinh có thai ko ạ

  2. Chi
    Chi says: Trả lời

    Sau sinh 3thang chua co kinh nguyet qh 1 lần thì co thể mang bầu ko ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua