Mang thai giả là như thế nào? Dấu hiệu thường gặp
Mang thai giả là một hiện tượng số ít chị em gặp phải, nhất là trong giai đoạn đang đoạn mong ngóng con. Những dấu hiệu tương tự như khi “đậu thai” nhưng thực chất không phải vậy nhiều người phụ nữ thất vọng, đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc thụ thai của các đôi vợ chồng. Đối với những gia đình đang khát con, điều này có thể khiến người mẹ bị trầm cảm và gây khó khăn cho những lần mang thai sau.
Hiện tượng mang thai giả là gì?
Mang thai giả là một hội chứng được xếp vào nhóm rối loạn tâm thần. Hiện tượng này có tên tiếng Anh là pseudocyesis, cứ khoảng 20.000 người phụ nữ có dấu hiệu mang thai thì có khoảng 5 người mắc phải hội chứng mang thai giả.
Hiện nay, số phụ nữ mang thai giả ngày càng có tỷ lệ tăng qua từng năm do nhiều nguyên nhân gây ra, những nguyên nhân chính chủ yếu là do đa số chị em gặp phải tình trạng tâm lý thiếu ổn định, hoặc do mong con quá mức mà hình thành các rối loạn nội tiết. Từ hệ quả của hormone nội tiết mất cân bằng mà xuất hiện những dấu hiệu mang thai giả tương tự như mang thai thật sự.
Hiện tượng mang thai giải hiện nay xảy ra rất phổ biến tại các quốc gia phát triển, tại Mỹ tì tỷ lệ mang thai giả chiếm khoảng 0.3% trường hợp chẩn đoán mang thai sớm. Điều này không chỉ xảy ra ở đối tượng phụ nữ mà một số cánh mày râu còn có dấu hiệu mang thai giải thay cho vợ mình.
Ở nam giới, nếu như họ xuất hiện các dấu hiệu mang thai giả sẽ được chẩn đoán mắc hội chứng mang thai cảm tính, với các dấu hiệu mang thai thay cho người vợ, như tình trạng buồn nôn, tăng cân, nhạy cảm với mùi và đau lưng,… những dấu hiệu này cũng được cho là tình trạng nam giới nghén thay vợ trong tháng đầu tiên.
Mang thai giả không phải là bệnh và tình trạng này cũng không gây nguy hiểm để ảnh hưởng đến sức khỏe. Tỷ lệ nữ giới chưa mang thai lần nào, hoặc đã sảy thai 1 – 2 lần xảy ra tình trạng này cao nhất. Đồng thời hiện tượng mang thai giả cũng được hiểu là trường hợp người phụ nữ gặp phải các rối loạn về mặt sinh lý, mặc dù không có thai nhưng sự thay đổi trên cơ thể, về mặt thể chất và cảm xúc tương tự như phụ nữ mang thai tháng đầu.
Nhiều phụ nữ lầm tưởng mình đang mang thai cho đến khi thực hiện siêu âm và nhận được kết quả gây thất vọng, vì thế nên mặc dù không nguy hiểm nhưng hiện tượng mang thai giả có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý những người vợ đang mong con.
Nguyên nhân mang thai giả là do đâu?
Hiện tượng mang thai giả là một trong những triệu chứng khó lý giải của khoa học. Mang thai giả có mối liên hệ mật thiết giữa tâm lý, cảm xúc và các hormone nội tiết của nữ giới. Vì thế tình trạng này được xếp vào nhóm bệnh tâm lý cần được điều trị. Nguyên nhân cụ thể chưa được xác định nhưng các chuyên gia đã nhận ra một số thay đổi về hormonne, dẫn đến thay đổi về tâm lý ảnh hưởng đến cơ thể phụ nữ, khiến họ lầm tưởng rằng mình đang mang thai.
Những yếu tố chính đến từ tâm lý mong con của nhiều chị em đang muốn có thai, hoặc doi vô sinh và sảy thai nhiều lần mà mong muốn này càng mạnh mẽ. Khi đó não bộ sẽ kích thích tuyến cơ quan sản xuất hormone estrogen và prolactin như tuyến yên, buồng trứng tăng cường những hormone “đánh lừa” cảm giác người phụ nữ. Ngoài các biểu hiện đơn thuần như bụng và ngực to, nhiều chị em còn nhận thấy thai nhi di chuyển. Tình trạng này khiến nhiều người phụ nữ lầm tưởng mình đang mang thai thực sự.
Hiện tượng mang thai giả có mối liên quan phức tạp giữa vỏ não, cùng với các hoạt động ở vùng dưới đồi. Đồng thời một số điều kiện bất thường xảy ra trong hệ thống nội tiết và cả yếu tố tâm lý người phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cũng gây ra hiện tượng này. Một số phụ nữ trong giai đoạn trung niên cũng dễ lầm tưởng mình mang thai, đặc biệt là ở phụ nữ tiền mãn kinh thường xuyên bị rối loạn chu kỳ kinh, tắc kinh, kèm theo đó là những dấu hiệu mệt mỏi mà nhiều chị em cũng dễ nhầm lẫn.
Một số giả thuyết về cơ chế sinh học cũng lý giải tâm lý lo lắng, mong muốn có con của nhiều chị em gặp khó khăn trong sinh sản khiến não bộ và hệ thần kinh bị căng thẳng quá mức. Điều này khiến cơ thể bị ảnh hưởng bởi căng thẳng và dẫn đến những triệu chứng tương tự như khi mang thai, cụ thể là táo bón, mệt mỏi, đau bụng, tăng cân nặng và tăng nhu động ruột,… Đây cũng là nguyên nhân giải thích vì sao mặc dù bạn không mang thai thai những vẫn có thể xuất hiện những thay đổi tương tự trong tháng đầu của thai kỳ.
Tình trạng kích thước bụng phát triển hơn cũng xuất hiện khi cơ thể bạn đang “đánh lừa” rằng bạn đang mang thai. Nữ giới có thể bị trướng bụng do ăn uống không tiêu, do các bệnh lý về tử cung, buồng trứng… Ngoài ra do khi chuẩn bị vào giai đoạn mang thai thì người phụ nữ sẽ chịu nhiều áp lực hơn, từ đó ăn uống quá độ và không kiểm soát được cân nặng nên tăng cân là điều dĩ nhiên.
Nữ giới bị rối loạn chức năng buồng trứng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu mang thai giả. Do buồng trứng là cơ quan sinh trứng và hormone sinh dục, vì thế khi chức năng của cơ quan này bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến các dấu hiệu bất thường trong sinh lý – sinh dục phái nữ. Phụ nữ bị u nang buồng trứng cũng có vòng bụng to, kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi và buồn nôn tương tự như khi mang thai.
Nhận biết các dấu hiệu mang thai giả
Đa số các dấu hiệu mang thai giả có thể xuất hiện sau tuần đầu tiên giao hợp không sử dụng biện pháp an toàn. Những dấu hiệu này xảy ra tương tự như biểu hiện mang thai thông thường. Chính vì điều này mà nhiều chị em nhầm lẫn, cụ thể các biểu hiện bạn nên phân biệt rõ là:
Rối loạn kinh nguyệt: Phần lớn chị em sau khi tăng kích thước vòng bụng còn có thể kèm theo rối loạn chu kỳ kinh. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy người phụ nữ đang bị tắc kinh do nguyên nhân nào đó, mà vòng kinh đến chậm hơn bình thường. Điều này cũng có thể xảy ra khi bạn thường xuyên trong tình trạng căng thẳng, lo âu khiến nội tiết tố bị rối loạn, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động của tử cung và buồng trứng.
Kích thước vòng ngực tăng: Có hơn 80% chị em phụ nữ nhàm lẫn giữa dấu hiệu sắp có kinh nguyệt với dấu hiệu mang thai. Một trong số đó là kích thước vòng ngực tăng, điều này cũng xảy ra tương tự trước khi bạn có kinh nguyệt khoảng 5 – 7 ngày. Ngoài ra tại đầu ngực còn có thể tiết ra một chút sữa non hoặc dịch có màu đục, điều này xảy ra khi cơ thể bạn bị rối loạn nội tiết tố.
Tăng kích thước vòng bụng: Kích thước vòng bụng to lên sau 2 – 3 tuần đầu thụ thai khiến nhiều chị em lầm tưởng đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển. Thực tế, bụng vẫn có thể tăng kích thước khi người phụ nữ gần đến chu kỳ kinh nguyệt, hoặc do chướng bụng, ăn uống khó tiêu… Tình trạng này chiếm từ 60 -90% nhóm đối tượng phụ nữ mang thai giả.
- Buồn nôn và nôn: Có thể do thay đổi về nội tiết tố mà hoạt động nhu động ruột và dạ dày sẽ co thắt bất thường. Điều này gây ra những cơn buồn nôn ngắn hạn, tương tự như cảm giác ốm nghén khi mang thai thời gian đầu. Một số chị em còn cảm giác nhạy cảm với mùi thực phẩm hơn.
Các dấu hiệu thai máy: Cảm giác thai máy mà nhiều chị em cảm nhận được có thể là sự nhầm lẫn với tình trạng tăng nhu động ruột. Điều này có thể xảy ra khi bạn thường xuyên bị căng thẳng, khiến hoạt động co bóp ở dạ dày và ruột tăng cường, gây ra các cơn đau âm ỉ và quặn bụng. Hiện tượng này thường chỉ diễn ra sau khi bạn kết thúc bữa ăn, vì thế cần chú ý để tránh nhầm lẫn.
Huyết áp cao và phù nề: Huyết áp cao là một trong những dấu hiệu mang thai giả dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên thực tế đây là biểu hiện cần lo ngại cho sức khỏe khi hệ thống mạch máu giảm tưới máu đến các cơ quan, khiến cho nội mạch phù dày. Ngoài ra tình trạng phù nề tay chân thường chỉ diễn ra trong 3 tháng cuối thai kỳ, nên đây không phải là dấu hiệu mang thai mà có thể là biểu hiện của bệnh thận.
Tim đập nhanh: Tình trạng tim đập nhanh là một trong những triệu chứng chịu ảnh hưởng bởi huyết áp. Huyết áp cao vượt ngưỡng 160/110mmHg sẽ tạp áp lực lên hệ thống tuần hoàn, khiến tim mạch vận hành năng suất cao hơn. Ngoài ra đây cũng là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến tim mạch, bao gồm tình trạng nhức đầu, hoa mắt, đau thượng vị, chóng mặt, khó thở và nặng ngực…
Tăng cân nhanh: Tình trạng tăng cân nhanh là một trong những dấu hiệu mang thai giả khiến nhiều chị em hoang mang. Thực tế việc bạn ăn nhiều là nguyên nhân cơ bả dẫn đến tăng cân nhanh. Tuy nhiên ở những chị em phụ nữ trong giai đoạn sinh sản thì tình trạng tăng cân nhanh còn chịu ảnh hưởng bởi nội tiết tố. Nếu như estrogen trong cơ thể tăng cao thì bạn cũng dễ thèm ăn và ăn nhiều hơn so với mức bình thường.
Chẩn đoán và điều trị hội chứng mang thai giả
Mang thai giả không phải là bệnh nê tình trạng này không cần can thiệp điều trị ngoại khoa và nội khoa. Tuy nhiên nếu người phụ nữ được chẩn đoán mang thai giả do ảnh hưởng từ tâm lý sẽ cần được trị liệu đặc biệt.
Chẩn đoán mang thai giả bằng cách nào?
Phương pháp chẩn đoán mang thai giả chính xác và dễ thực hiện nhất là sử dụng que thử thai. Các loại que thử thai tốt nhất hiện nay có thể đo được lượng HCG – hormone thai kỳ trong 7 – 10 ngày sau khi thụ thai. Đối với phụ nữ mang thai giả, mặc dù các triệu chứng tương tự với mang thai thật gần như tuyệt đối nhưng kết quả sẽ âm tính với que thử thai.
Ngoài ra bạn có thể đợi đến tuần thứ 2 sau khi giao hợp để thực hiện siêu âm. Thông qua hình ảnh siêu âm có thể nhận thấy các dấu hiệu trong tử cung, giúp phân biệt phôi hoặc khối u trong buồng tử cung hoặc buồng trứng. Nếu như bác sĩ nhận thấy bạn có những vấn ở bất thường ở cơ quan sinh sản, cần thực hiện khám vùng chậu để xác định rõ nguyên nhân gây mang thai giả cũng như những bệnh lý liên quan.
Ngoài ra khi thực hiện siêu âm, những trường hợp mang thai giả sẽ không ghi nhận được hình ảnh phôi và nhịp tim thai. Mặc dù kết quả chẩn đoán bằng que thử thai tương đối chính xác nhưng phương pháp siêu âm mới thật sự là xét nghiệm xác định chính xác khả năng mang thai, cũng như nguyên nhân gây mang thai giả ở bạn.
Trong trường hợp nghi ngờ khả năng bạn mắc bệnh ung thư tạo ra những hormone tương tự như hormone thai kỳ. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu để làm rõ vấn đề. Vì thế nên việc thực hiện xét nghiệm chẩn đoán mang thai giả không chỉ giúp chẩn đoán chính xác bạn có mang thai hay không mà còn giúp tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng này để tránh lặp lại trong lần sau.
Phương pháp điều trị mang thai giả
Do tình trạng mang thai giả không được xếp vào nhóm bệnh lý thực thụ, vì thế không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho vấn đề này. Trong trường hợp người bệnh bị rối loạn kinh nguyệt, hoặc mắc bệnh nội tiết, trầm cảm , bệnh ở tử cung – buồng trứng sẽ được chỉ định loại thuốc phù hợp để cải thiện sức khỏe.
Mang thai giả là triệu chứng thường xảy ra ở những chị em phụ nữ bị áp lực về tâm lý. Vì thế việc điều trị chú trọng vào phục hồi tâm lý ban đầu, sau đó là điều hòa hoạt động của hormone nội tiết trong cơ thể. Nếu như không can thiệp điều trị, tình trạng mang thai giả vẫn có thể xảy ra trong những lần tiếp theo và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần người phụ nữ.
Nữ giới dễ bị tự ti và mặc cảm sau khi được chẩn đoán mang thai giả, vì thế người chồng có trách nhiệm đồng hành cùng vợ trong khoảng thời gian này để tránh những ảnh hưởng tồi tê hơn. Đối với rất nhiều phụ nữ đang tin rằng mình đã mang thai nhưng thực chất là mang thai giả sẽ thường không chấp nhận sự thật này. Vì thế người thân cũng như chuyên gia bác sĩ sẽ dành nhiều thời gian để giải thích và kiên nhẫn hỗ trợ mọi mặt để điều trị cải thiện tâm lý để người phụ nữ vượt qua sự thất vọng và chuẩn bị cho lần mang thai kế tiếp.
Rất nhiều trường hợp mang thai giả đến từ nguyên nhân khó thụ thai, hiếm muộn – vô sinh. Điều này có thể đến từ người chồng hoặc người vợ, vì thế các cặp vợ chồng cần có sự chia sẻ và thăm khám sức khỏe sinh sản khi cần thiết để giải quyết vấn đề của bản thân. Trong thời gian xây dựng kế hoạch mang thai, chị em cần giữ vững tâm lý thoải mái để giúp cho quá trình thụ thai diễn ra hiệu quả hơn.
Nếu xác định bản thân đang mắc phải các rối loạn về tâm lý, chị em phụ nữ nên dành thời gian tham gia các lớp học để củng cố tinh thần để chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe. Xây dựng thái độ lạc quan, tích cực sẽ giúp ích rất nhiều cho hành trình mang thai, làm mẹ và nuôi dạy con cái trong tương lai. Trong thời gian này, bạn cần tập trung xây dựng bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, đồng thời rèn luyện thể thao để giúp tâm trạng thoải mái, phấn khởi hơn.
Mặc dù hiện tượng mang thai giả là một vấn đề hiếm gặp, nhưng điều này vẫn ảnh hưởng ít nhiều đề hành trình mang thai và làm mẹ của nhiều chị em. Để phòng tránh tình trạng này xảy ra, người phụ nư cần hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe, tâm lý của bản thân cũng như chủ động thăm khám sức khỏe sinh sản để phòng tránh các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ. Bằng cách này có thể giúp chị em phụ nữ tránh để xảy ra những nhầm lẫn không đáng có.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu thụ thai thành công sớm nhất sau khi quan hệ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!