Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Kinh nguyệt là vấn đề khiến các bà mẹ sau sinh thường rất quan tâm, nhất là khi tiến hành sinh mổ bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh sản. Vậy sau sinh mổ bao lâu thì có kinh? Cùng lắng nghe bác sĩ chuyên khoa giải đáp về vấn đề này.

Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh?

Trong suốt quá trình thai kỳ, phụ nữ sẽ “tạm biệt” chu kỳ nguyệt san. Tuy nhiên, sau khi sinh, kinh nguyệt sẽ bắt đầu xuất hiện trở lại bình thường, kể cả phụ nữ sinh thường hay sinh mổ. Bên cạnh đó, thời điểm để kinh nguyệt có nhanh hay chậm sau khi sinh mổ và trong khoảng thời gian bao lâu thì có kinh còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh?
Thời gian có kinh trở lại sau sinh mổ ở phụ nữ không giống nhau

Kinh nguyệt ở phụ nữ sau sinh mổ không giống nhau. Có sản phụ thì xuất hiện kinh sớm nhưng một số người lại có kinh nguyệt muộn. Điều này còn phụ thuộc vào cơ thể của chị em cũng như vấn đề phụ nữ có nuôi con bằng sữa mẹ hay không. Hiện tại, không có con số chính xác về thời gian bao lâu các mẹ sinh mổ sẽ có kinh trở lại.

Thông thường, chị em sau sinh mổ sẽ có kinh trong chu kỳ đầu tiên, tức là sau sinh khoảng 6 – 8 tuần. Tuy nhiên, nếu phụ nữ cho con bú thì thời gian có kinh sẽ lâu hơn, thường là sau 3 – 6 tháng. Điều này do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sau sinh. 

Khi các mẹ cho con bú thì cơ thể sẽ tiết ra prolactin và một số hormone gây ra tình trạng ức chế sản xuất estrogen. Điều này khiến kinh nguyệt rất chậm quay trở lại. Hormone prolactin sẽ khiến cho trứng rụng giảm 1/3 so với bình thường.

Nếu mẹ không cho con bú (khoảng 2 tháng) và cho con bú (trong vòng 1 năm) mà kinh nguyệt không có, phụ nữ nên nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị bệnh sớm. Tuyệt đối không được chủ quan, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình sinh sản sau này.

Không có kinh nguyệt sau khi sinh mổ có thể do người bệnh gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như rối loạn kinh nguyệt, sốt xuất huyết sau sinh, rối loạn nội tiết tố, vô kinh sau sinh, lạc nội mạc tử cung,…Ngoài ra, căng thẳng, áp lực trong quá trình nuôi con cũng khiến cho chị em bị chậm kinh.

Bên cạnh đó, khi trải qua quá trình sinh nở bằng phương pháp mổ, phụ nữ thường rất dễ bị tổn thương các bộ phận bên trong cơ thể. Điều này khiến cho kinh nguyệt không đều, chậm quay trở lại. Nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu bị đau lưng, đau bụng kinh, cơ thể mệt mỏi, không có kinh trong khoảng thời gian dài sau sinh thì hãy thăm khám bác sĩ sớm.

Nếu sau khi sinh mổ khoảng 14 – 24 ngày mà chưa có kinh, chị em cũng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn vô tư quan hệ tình dục mà không có biện pháp an toàn thì rất có thể bạn đã có thai. Dù chưa có kinh nguyệt nhưng quá trình rụng trứng vẫn diễn ra bình thường nên khi quan hệ sẽ rất dễ có thai. Tốt nhất, phụ nữ nên sử dụng biện pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Một số điều lưu ý về kinh nguyệt sau khi sinh mổ

Hầu hết các mẹ sau khi sinh mổ sẽ có kinh nguyệt xuất hiện không đều. Kinh nguyệt có thể đến sớm hay đến muộn. Đồng thời, chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người sẽ không giống nhau, có thể tháng này sẽ khác tháng trước. Chỉ một phần nhỏ phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn. Để kinh nguyệt sớm xuất hiện trở lại, chị em nên chú ý một số vấn đề sau.

Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh?
Phụ nữ nên nghỉ ngơi để sức khỏe hồi phục và sớm có kinh trở lại
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, không được vận động quá sức.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu.
  • Không nên thức quá khuya và nên nhờ người thân chăm con để có thời gian nghỉ ngơi.
  • Tránh căng thẳng, lo lắng quá mức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Tuyệt đối không được sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị bệnh mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy, vấn đề: Sau khi sinh mổ bao lâu thì có kinh? đã được giải đáp cụ thể. Nếu sau khi sinh mổ, chị em gặp bất cứ vấn đề gì về kinh nguyệt thì nên tiến hành thăm khám và điều trị bệnh sớm. Điều này sẽ tốt cho việc sinh sản và sức khỏe của phụ nữ sau này.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để thai nhi tăng cân? Bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để thai nhi tăng cân?

Nhiều người mẹ xem những tháng cuối thai kỳ là giai đoạn "nước rút" để có thể bổ sung dinh…

Bị tiêu chảy bất thường có phải dấu hiệu mang thai? Bị tiêu chảy bất thường có phải dấu hiệu mang thai?

Tiêu chảy là một biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu, nhiều thông tin cho rằng đây là dấu…

Mang thai ngoài tử cung có giữ được không? Mang thai ngoài tử cung có giữ được không? (Giải đáp)

Mang thai và sinh con là điều thiêng liêng nhất của bất kỳ người phụ nữ nào. Tuy nhiên, mang…

Các loại que thử thai tốt nhất 2024 – Chính xác tuyệt đối

Lựa chọn que thử thai tốt và chất lượng sẽ đảm bảo mang lại kết quả chính xác đến 90%.…

Bị động thai nên ăn gì, tránh gì cho ổn định lại?

Bà bầu bị động thai nên ăn cá chép, bí đỏ, mía, hạt sen, lá tía tô để ổn định…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua