Chữa sùi mào gà bằng đông y có khỏi được không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Các bài thuốc chữa sùi mào gà bằng Đông y thường được áp dụng cho trường hợp có mức độ nhẹ hoặc dự phòng bệnh tái phát. Với trường hợp nghiêm trọng, cần phối hợp điều trị theo y học hiện đại và Đông y để đạt được kết quả khả quan nhất.

chữa sùi mào gà bằng đông y
Chữa sùi mào gà bằng đông y thường được áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ

Chữa sùi mào gà bằng đông y có dứt điểm được không?

Sùi mào gà là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến, do virus HPV gây ra. Bệnh làm xuất hiện các nốt sùi hình hạt gạo, sau phát triển thành mào gà hoặc hình hoa súp lơ.

Người mắc bệnh thường gặp phải tình trạng ngứa ngáy, đau rát và chảy máu. Hơn nữa, sùi mào gà có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, u mềm lây, ung thư âm đạo,… và hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác.

Hiện nay, sùi mào gà thường được điều trị bằng việc sử dụng thuốc kháng virus và một số thủ thuật xâm lấn như áp lạnh, laser, phẫu thuật,…

Bên cạnh Tây y, sùi mào gà cũng có thể được chữa trị bằng các bài thuốc có nguồn gốc từ Đông y. Theo y học cổ truyền, sùi mào gà là biểu hiện của chứng “táo hậu”, hình thành do vùng kín vệ sinh không đảm bảo, gây thấp nhiệt ứ tại bì, lâu dần làm hư tổn niêm mạc và phát bệnh.

Hiện tại việc chữa trị sùi mào gà bằng Đông y thường được áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ. Với bệnh có mức độ nghiêm trọng, Đông y chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng. Ngoài ra ở một số trường hợp, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc Đông y sau khi điều trị bằng y học hiện đại nhằm dự phòng tình trạng tái phát.

Sùi mào gà là bệnh lý không thể điều trị triệt để. Vì vậy ngay cả khi bạn áp dụng các biện pháp từ Tây y, bệnh vẫn có thể tái phát sau một thời gian nhất định. Để hạn chế việc hình thành nốt sùi mới, bạn nên kết hợp giữa bài thuốc Đông y và các biện pháp từ y học hiện đại.

Một số bài thuốc chữa sùi mào gà bằng Đông y

Quá trình điều trị sùi mào gà bằng Đông y bao gồm việc sử dụng thuốc uống với các bài thuốc dùng ngoài. Nếu chỉ áp dụng một bài thuốc, hiệu quả đem lại thường không khả quan.

1. Bài thuốc uống

Căn nguyên hình thành sùi mào gà là do thấp nhiệt hạ chú, vì vậy các bài thuốc uống được sử dụng thường có tác dụng tán kết, giải độc, thanh nhiệt và lợi thấp.

chữa sùi mào gà bằng đông y
Bài thuốc uống điều trị sùi mào gà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán kết và lợi thấp

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: Thương truật 5g, chi tử 10g, liên kiều 10g, sơn đậu căn 10g, cam thảo 10g, thổ phục linh 30g, sơn từ cô 5g, hoàng bá 10g, hoàng cầm 10g, xạ can 10g, bản lam căn 10g, kim ngân hoa 10g và dã cúc hoa 30g.
  • Thực hiện: Đem thảo dược sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: Mã xỉ hiện (rau sam) 15g, tỳ giải 15g, hoàng bá 15g, ý dĩ 20g, đan bì 12g, thông thảo 10g, thương truật 15g, đại thanh diệp 20g, thổ phục linh 30g và tử thảo 15g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.
  • Lưu ý: Nếu sùi mào gà gây táo bón, sưng nóng và đau ở u sùi, cần thêm tri mẫu 9g, đại hoàng 9g, kim ngân hoa 15g và sinh thạch cao 15g. Trong trường hợp tiếp tục tái phát, cần thêm bạch truật 15g và hoàng kỳ 20g.

Vì là bài thuốc uống nên tác dụng giảm đau, ngứa ngáy thường phát huy chậm. Do đó khi áp dụng, nên sử dụng đồng thời với bài thuốc dùng ngoài và cần thực hiện đều đặn để đạt được kết quả tối ưu.

2. Bài thuốc dùng ngoài

Bài thuốc dùng ngoài có tác dụng làm dịu, giảm ngứa, sưng nóng,… tại vị trí sùi mào gà xuất hiện.

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: Dã cúc hoa 30g, khô phàn 20g, địa phu tử 20g, bản lam căn 30g, mộc tặc 20g, nga truật 15g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu sắc với nước, sau đó đợi nước ấm và ngâm rửa tại chỗ.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: Đại thanh hiệp 30g, mã xỉ hiện (rau sam) 60g và minh phàn 21g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước, dùng ngâm và rửa tại chỗ. Mỗi lần ngâm kéo dài từ 10 – 15 phút, thực hiện 2 lần/ ngày để đạt kết quả tốt.
  • Lưu ý: Khi dùng bài thuốc này, cần phối hợp với phèn phi 9g và lục nhất tán 30g tán bột mịn và rắc vào vùng tổn thương sau khi ngâm rửa.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị: Hoàng bá, ý dĩ, hoàng kỳ và khổ sâm bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem dược liệu sấy khô, nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 1g rắc lên u sùi và băng lại. Thực hiện 2 liệu trình (mỗi liệu trình gồm 10 lần rắc thuốc) sẽ nhận thấy bệnh có cải thiện.

Bài thuốc 4:

  • Chuẩn bị: Linh từ thạch 20g, mộc tặc thảo 30g, khổ sâm 30g, hồng hoa 10g, mã xỉ hiện 60g, bạch liễm 20g, sinh mẫu lệ 30g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước ngâm rửa tại chỗ, mỗi lần kéo dài khoảng 20 phút. Thực hiện 1 lần/ ngày trong 20 ngày liên tục.

Bài thuốc 5:

  • Chuẩn bị: Xà sàng tử, mộc tặc thảo, thổ phục linh, khổ sâm, bách bộ, bản lam căn mỗi thứ 50g, minh phàn, xuyên tiêu và đào nhân mỗi thứ 30g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước ngâm rửa khoảng 30 phút, thực hiện ngày 2 lần.

Bài thuốc 6:

  • Chuẩn bị: Mộc tặc 20g, khổ sâm 50g, nga truật 30g, đào nhân 15g, đậu căn 20g, tam lăng 30g và đan bì 12g.
  • Thực hiện: Nấu lấy nước ngâm rửa trong khoảng 8 – 10 phút, ngày thực hiện 2 lần. Áp dụng liên tục trong 14 ngày là kết thúc 1 liệu trình.

Bài thuốc 7:

  • Chuẩn bị: Mật quạ 10g, bạch tiên bì 20g, mã xỉ hiện 30g và tế tân 15g.
  • Thực hiện: Nấu với nước, sau đó dùng ngâm rửa tại chỗ trong 30 phút. Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày.

Bài thuốc 8:

  • Chuẩn bị: Bản lam căn 30g, khổ sâm 30g, mộc tặc thảo 15g, đào nhân 10g, cam thảo sống 10g, mã xỉ hiện 45g, sơn đậu căn 30g, hoàng bá 20g, bạch chỉ 10g, lộ phong phòng 10g và tế tân 10g.
  • Thực hiện: Đem sắc đặc, sau đó dùng gạc vô trùng thấm nước và đắp lên vùng tổn thương khoảng 15 phút. Ngày thực hiện 1 lần.

Nên trao đổi với bác sĩ khoa y học cổ truyền để xác định mức độ và kích thước của sùi mào gà nhằm áp dụng bài thuốc phù hợp.

Lưu ý khi chữa trị sùi mào gà bằng bài thuốc Đông y

Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu điểm riêng và một số mặt hạn chế còn tồn tại. Vì vậy, bạn cần linh động trong việc lựa chọn phương pháp để quá trình điều trị đạt được kết quả khả quan nhất.

chữa sùi mào gà bằng đông y
Ngưng áp dụng nếu nhận thấy bụng đau, buồn nôn và tiêu chảy xảy ra sau khi uống thuốc

Khi áp dụng các bài thuốc chữa sùi mào gà bằng Đông y, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Cần kết hợp giữa bài thuốc uống và bài thuốc dùng ngoài để tác động toàn diện đến bệnh. Nếu chỉ áp dụng một trong hai, kết quả điều trị thường không cao.
  • Bài thuốc từ Đông y có khả năng cải thiện triệu chứng ở trường hợp nhẹ và hạn chế tình trạng tái phát. Với bệnh  có mức độ nặng, cần phối hợp với các biện pháp từ y học hiện đại.
  • Nếu nhận thấy bụng dưới đau, tiêu chảy, ôn mửa,… sau khi dùng thuốc, nên ngưng áp dụng và liên hệ với bác sĩ nếu triệu chứng tiến triển xấu.
  • Phải áp dụng các bài thuốc đều đặn mỗi ngày và theo liệu trình cụ thể để bệnh chuyển biến theo hướng tích cực.
  • Khi áp dụng bài thuốc Đông y, bạn cần hạn chế quan hệ tình dục – ngay cả quan hệ bằng miệng.
  • Một số bài thuốc chưa được chứng minh về độ an toàn và mức độ cải thiện, vì vậy bạn nên hỏi ý kiến người có chuyên môn trước khi thực hiện.
  • Thận trọng trong việc lựa chọn dược liệu do hiện nay đã xuất hiện một số cơ sở kinh doanh dược liệu không rõ nguồn gốc và kém chất lượng.

Bài viết đã tổng hợp một số bài thuốc chữa sùi mào gà từ Đông y. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro và tác dụng phụ khi áp dụng, bạn nên thăm khám và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.

Chia sẻ:
Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở nam, nữ và thuốc điều trị
Những biểu hiện sùi mào gà giai đoạn đầu thường không quá khó để nhận biết. Điều này làm bệnh nhân thường lơ là bỏ qua hoặc nhầm lẫn với…
Sùi mào gà ở lưỡi như thế nào, có chữa được không?

Quan hệ tình dục bằng miệng, sử dụng chung bàn chải và hôn người nhiễm bệnh là các nguyên nhân…

Virus HPV là gì, gây bệnh gì và con đường lây nhiễm

HPV là chủng virus thường gặp hay gây bệnh ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Theo thống kê,…

Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà

Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà bao gồm Trichloactic acid, Podophylline 20 - 25%, Sinecatechin (Veregen) 0,15%,... và…

Dấu hiệu sùi mào gà ở họng và phương pháp chữa trị

Sùi mào gà ở họng thường phổ biến ở những người quan hệ tình dục bằng miệng hoặc tiếp xúc…

Bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không? [Hỏi – Đáp]

Hàng loạt bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà khiến cho âm đạo bị ngứa ngáy, nổi những bông hoa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua