Bệnh sùi mào gà có thể chữa khỏi hẳn được không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh sùi mào gà có thể chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện và điều trị sớm, điều trị đúng cách, tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sùi mào gà sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

sùi mào gà có thể chữa khỏi hẳn được không
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội nhiều người e sợ.

Tổng quan về bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà (Warts) là bệnh do virus HPV ((Human papilloma virus) gây nên. Bệnh còn được gọi với nhiều tên khác như mụn cóc sinh dục, bệnh mồng gà,…

Triệu chứng của bệnh sùi mào gà thường là: 

  • Ngoài da xuất hiện những nốt mụn nước;
  • Các nốt mụn nước ngày càng mọc nhiều thành đám;
  • Mụn nước sần sùi, mềm, nhô cao tựa như bông cải súp lơ;
  • Mụn nước có màu hồng tươi;
  • Mụn nước có đường kính khoảng 1 – 2mm;
  • Mụn nước có thể gây ngứa không nhiều, dễ vỡ, chảy máu.

Virus HPV gây bệnh là một loại loại virus có nhiều tiểu loại nhỏ (type) khác nhau, khoảng 100 loại. Nếu người bệnh bị nhiễm virus loại 1, 2 , 3 hoặc 4 gây ra thường sẽ gây những tổn thương ngoài da.

Nếu người bệnh nhiễm virus thuộc loại 6 , 11, 16, 18, chúng sẽ gây ra bệnh sùi mào gà.

Virus sùi mào gà thường tấn công vào cơ thể qua vết thương hở, từ đó gây bệnh. Bệnh thường sẽ được ủ trong khoảng từ 3 – 8 tuần, sau đó, các triệu chứng của sùi mào gà sẽ bắt đầu xuất hiện.

sùi mào gà có thể chữa khỏi hẳn được không
Virus HPV là nguyên nhân gây ra chứng sùi mào gà.

Nguyên nhân gây ra sùi mào gà là do bộ phận sinh dục bị trầy xước, quan hệ tình dục với người mắc bệnh, virus sẽ tấn công vào cơ thể và gây bệnh. Sùi mào gà thường xuất hiện ở một số vị trí như quy đầu, tinh hoàn, âm hộ, âm đạo, hậu môn, vòm họng, khoang miệng,…

Sùi mào gà cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở hoặc chăm sóc trẻ không đúng cách.

Phương pháp chẩn đoán sùi mào gà thường là phương pháp lâm sàng. Các bác sĩ da liễu sẽ nhìn trực tiếp vào những tổn thương trên da, những triệu chứng trên da để đoán bệnh. Sùi mào gà cũng có thể được chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm. Bác sĩ có thể cho người bệnh thực hiện xét nghiệm sinh học phân tử phân tích mã ADN của virus để đưa ra kết luận.

Bệnh sùi mào gà có chữa khỏi hẳn được không?

Sùi mào gà có thể điều trị khỏi hẳn nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách. Đối với trường hợp bệnh chỉ mới khởi phát, việc điều trị sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh đã hình thành lâu, quá trình điều trị sẽ diễn ra lâu hơn và khó khăn hơn.

Một số phương pháp điều trị hiện nay đó là dùng thuốc điều trị tại chỗ, phẫu thuật,…

Sùi mào gà là căn bệnh xã hội nhiều người e sợ. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau: ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư vòm họng,… Do đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị sớm.

Sùi mào gà có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời.
Sùi mào gà có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời.

Điều trị bệnh sùi mào gà

1. Thuốc điều trị tại chỗ

Trong trường hợp các nốt mụn sùi mào gà chỉ vừa hình thành, việc điều trị sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Bác sẽ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc bôi để điều trị tại chỗ. 

Người bệnh sùi mào gà có thể dùng thuốc Imiquimod hoặc Podophylin để kích thích hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh và sát trùng. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh không nên quan hệ tình dục. Vì thuốc có thể gây ra tình trạng kích ứng da của bạn tình, dễ gây rách xước màng ngăn âm đạo, gây rách bao cao su,…

Thuốc điều trị sùi mào gà có thể gây ra một vài tác dụng phụ như: đỏ da, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, phát ban, ho, xuất hiện mụn nước,…

2. Đốt mụn cóc sinh dục

Nếu da xuất hiện nhiều mụn cóc sùi mào gà và có kích thước lớn, người bệnh có thể thực hiện điều trị bằng cách đốt để loại bỏ.

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, có rất nhiều phương pháp để đốt bỏ mụn cóc sùi mào gà. Người bệnh có thể đốt bằng tia laser CO2, sóng điện có tần số cao, đốt lạnh bằng nitơ lỏng, đốt bằng nhiệt, đốt bằng laser.

Tuy nhiên, phương pháp đốt bỏ này thường sẽ gây ra tình trạng đau rát, tổn thương biểu bì da.

Bạn nên biết: Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi, cần chú ý gì?

Có thể đốt mụn cóc sùi mào gà bằng tia laser, đốt lạnh bằng nitơ lỏng.
Có thể đốt mụn cóc sùi mào gà bằng tia laser, đốt lạnh bằng nitơ lỏng.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng nếu các phương pháp kể trên không điều trị được sùi mào gà. Thông thường, khi các nốt sùi mào gà sưng quá lớn, thuốc bôi sẽ không thể phát huy tác dụng. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật cắt bỏ.

Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ mụn cóc sùi mào gà chỉ giúp cải thiện tạm thời. Chúng vẫn có thể tiếp tục xuất hiện thêm. Chính vì thế, người bệnh cũng cần được theo dõi và tiếp tục điều trị bằng các phương pháp khác để loại bỏ hoàn toàn mầm mống gây bệnh.

4. Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị như phẫu thuật, đốt bỏ bằng tia laser, bôi thuốc,… người bệnh cũng có thể điều trị tại nhà. Trong trường hợp mụn cóc sinh dục sùi mào gà không gây đau ngứa và lành tính, bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh chăm sóc tại nhà bằng một số biện pháp sau:

  • Vệ sinh vùng kín, vùng da bị tổn thương hàng ngày;
  • Thay quần áo hàng ngày;
  • Chọn mặc quần áo có chất liệu thoáng, dễ chịu, hút ẩm;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày để cơ thể bài trừ độc tố, kích thích loại bỏ các tế bào chết;
  • Ăn uống đầy đủ chất giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh;
  • Bôi thuốc đúng liều, đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trong trường hợp mụn sùi mào gà có kích thước to, sưng đau,... bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ.
Trong trường hợp mụn sùi mào gà có kích thước to, sưng đau,… bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ.

Phòng ngừa bệnh sùi mào gà như thế nào?

Sùi mào gà là căn bệnh xã hội, thường lây qua đường tình dục. Những đối tượng thường dễ mắc sùi mào gà đó là người quan hệ tình dục không dùng bao cao su, quan hệ với nhiều bạn tình, trẻ nhỏ, quan hệ bằng miệng,…

Để phòng tránh mắc sùi mào gà, mỗi người chúng ta cần ý thức và cẩn trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cá nhân. Sau đây là một số biện pháp cụ thể:

  • Tiêm chủng vac-xin phòng ngừa HPV;
  • Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục;
  • Không quan hệ tình dục với người có dấu hiệu bị sùi mào gà;
  • Cẩn trọng khi quan hệ bằng miệng;
  • Không dùng chung khăn tắm, vật dụng cá nhân với người bệnh sùi mào gà;
  • Chung thủy một vợ một chồng hoặc một bạn tình;
  • Ăn uống đầy đủ chất giúp sức đề kháng của cơ thể được tăng cường;
  • Tránh tiếp xúc da với người bệnh sùi mào gà;
  • Đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng mụn ở bộ phận sinh dục.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Sùi mào gà có đau không, nốt mào gà có đặc điểm gì?

Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc: Bệnh sùi mào gà có đau không? Các nốt sùi mào gà thường có…

Virus HPV là gì, gây bệnh gì và con đường lây nhiễm

HPV là chủng virus thường gặp hay gây bệnh ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Theo thống kê,…

Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi, cần chú ý gì?

Sùi mào gà là căn bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn do chủng virus…

Xét nghiệm sùi mào gà như thế nào? Chi phí, địa chỉ tốt

Xét nghiệm sùi mào gà có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán. Vì vậy sau khi thăm khám…

Chữa sùi mào gà bằng dân gian – Cẩn thận kẻo thêm nặng

Chữa sùi mào gà bằng giấm táo, nha đam, tỏi,... là phương pháp dân gian đơn giản và tiết kiệm…

Bình luận (1)

  1. Long
    Long says: Trả lời

    Đốt mụn cóc sinh dục chi phí khoảng bao nhiêu ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua