Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà là bao lâu mới phát?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, có tốc độ lây lan cao, mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại khó điều trị và gây mất thẩm mỹ, khó chịu nghiêm trọng. Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà khá dài, tùy thuộc vào đối tượng mắc bệnh, tình trạng sức khỏe mà thời gian ủ bệnh của mỗi người là khác nhau.

Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà

Sùi mào gà là căn bệnh do virus HPV (Human Papilloma virus) gây ra, thường xuất hiện ở người có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục không an toàn, với nhiều người đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như trai gái mại dâm… Tùy vào thể trạng, sức đề kháng của mỗi người mà thời gian ủ bệnh của sùi mào gà là không giống nhau.

Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ 2 tuần đến 9 tháng
Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ 2 tuần đến 9 tháng

Thông thường, thời gian ủ bệnh là từ 2 tuần  đến 9 tháng. Cụ thể, có những trường hợp bệnh nhân xuất hiện các nốt sùi nhỏ màu hồng như mụn thịt khi tiếp xúc với virus HPV sau 2 tuần. Thế nhưng cũng có những trường hợp phải đến 8 – 9 tháng sau khi quan hệ tình dục không an toàn thì mới có những triệu chứng đầu tiên của bệnh. 

Theo các chuyên gia, những người thường vệ sinh cơ thể, nhất là vùng kín, có sức đề kháng tốt thì phải sau 9 tháng đến 1 năm mới phát bệnh. Còn người lười vệ sinh cá nhân, có hệ thống miễn dịch yếu, chế độ sinh hoạt không điều độ thì sẽ phát bệnh chỉ sau 1 – 2 tháng đầu. 

Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà

Do sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá lâu nên người bệnh thường chủ quan với những thay đổi bất thường của cơ thể. Thông thường, ở giai đoạn ủ bệnh, sùi mào gà không gây ra các triệu chứng rõ ràng. Chỉ khi tiến hành các xét nghiệm chuyên môn tại bệnh viện mới thấy được virus gây bệnh. Các dấu hiệu bất thường sau thời gian ủ bệnh của sùi mào gà bao gồm:

  • Xuất hiện các nốt mụn có dạng u nhú có chân, màu hồng nhạt hoặc trắng, nhô cao khỏi bề mặt da và không gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Sau một thời gian ngắn, các u nhú này lớn lên, phát triển về kích thước và liên kết với nhau tạo thành từng mảng lớn như súp lơ hay mào gà.
  • Bề mặt của nốt sùi mềm, ẩm ướt, ấn vào thấy mủ và máu chảy ra nhất là khi cọ xát. 
  • Các nốt sùi chứa mủ thường có mùi hôi tanh khó chịu gây ngứa ngáy, đau rát thường xuyên thậm chí có thể dẫn đến viêm loét.
  • Ở nữ giới, vị trí các nốt sùi thường ở âm vật, môi nhỏ, tầng sinh môn, quanh lỗ niệu đạo, hậu môn, cổ tử cung…
  • Ở nữ giới, vị trí thường gặp là rãnh quy đầu, thân dương vật, bao da, phần đầu của niệu đạo trước, da bìu, miệng sáo…
  • Ngoài ra, sùi mào gà còn có thể xuất hiện ở các vị trí như môi, miệng, họng, mắt… 

Trong thời gian ủ bệnh sùi mào gà có lây không?

Nhiều người người thường cho rằng chỉ khi tiếp xúc với các nốt sùi mào gà thì mới bị lây bệnh, còn trong thời gian ủ bệnh thì không có vấn đề gì. Thế nhưng thực tế, trong thời gian ủ bệnh, cơ thể đã có rất nhiều virus HPV. Loại virus này có sức sống vô cùng mãnh liệt, một khi đã xâm nhập vào cơ thể, chúng hoàn toàn có thể tấn công sang cơ thể khỏe mạnh khác kể cả khi chưa có các triệu chứng biểu hiện ngoài da.

Trong thời gian ủ bệnh, sùi mào gà có nguy cơ lây nhiễm cao
Trong thời gian ủ bệnh, sùi mào gà có nguy cơ lây nhiễm cao

Virus sùi mào gà hoàn toàn có thể lây nhiễm và gây bệnh cho người khác trong thời gian ủ bệnh. Theo thống kê của Bộ y tế, tỷ lệ lây nhiễm của bệnh cực kỳ cao. Do thời điểm này, các triệu chứng cơ bản không xuất hiện nên người bệnh hoàn toàn không biết rằng mình đang mắc sùi mào gà. Từ đó vô tình tạo điều kiện cho virus HPV có cơ hội tấn công, gây bệnh cho bạn bè, người thân.

Do đó, nếu có vợ hoặc chồng đang mang virus sùi mào gà và có quan hệ tình dục trong thời gian ủ bệnh thì nên cùng nhau thăm khám, xét nghiệm để xác định có mắc bệnh hay không. Tuyệt đối không nên chủ quan rằng mình chưa phát bệnh nên chưa thể lây nhiễm cho người khác.

Trong thời gian ủ bệnh sùi mào gà có ngứa không?

Đa số các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều gây ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín trong thời gian ủ bệnh. Tuy nhiên, bản thân các tổn thương do sùi mào gà gây ra không ngứa. Ngay cả khi xuất hiện các nốt sùi thì bệnh vẫn không gây ngứa.

Nếu có cảm giác ngứa ngáy khi mắc sùi mào gà thì rất có thể đã nhiễm các vi khuẩn gây bệnh khác như lậu, giang mai, nấm, trùng roi… Bên cạnh đó, tình trạng ngứa ở nốt sùi mào gà thường do sự tấn công của các vi khuẩn, virus. Nếu quan hệ tình dục không an toàn, không chung thủy, bạn hoặc bạn tình có mụn lạ, đau ngứa ở bộ phận sinh dục thì nên nhanh chóng thăm khám vì rất có thể đây là biểu hiện của các bệnh xã hội. 

Con đường lây nhiễm virus sùi mào gà

Virus HPV gây bệnh sùi mào gà không thể tự tồn tại mà phải ký sinh vào vật chủ để duy trì sự sống. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng thường trú ngụ ở tầng ngoài của da trong nhiệt độ từ 30 – 40 độ C. Chúng vẫn có thể tồn tại và lây nhiễm cho người khi lưu lại trên thiết bị kẹp sinh thiết, găng tay phẫu thuật.

Virus sùi mào gà có sức sống vô cùng mãnh liệt
Virus sùi mào gà có sức sống vô cùng mãnh liệt và rất dễ lây nhiễm cho người khác

Nếu ra khỏi môi trường ký sinh, virus HPV vẫn có thể sống sót và chỉ bị giết chết khi nhiệt độ quá 60 độ C hoặc gặp phải môi trường chứa hóa chất như xà phòng, cồn.

Các con đường lây nhiễm virus sùi mào gà là:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm virus đặc biệt là khi có các vết xước ngoài da
  • Dùng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng, khăn mặt, quần áo…
  • Lây từ mẹ sang con khi sinh thường, ngay cả khi mẹ không có triệu chứng nhưng do âm đạo nhiễm virus khiến virus bám lên da bé và gây bệnh. 

Tóm lại, có thể thấy, thời gian ủ bệnh của sùi mào gà là từ 2 tuần đến 9 tháng tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe, sức đề kháng của mỗi người. Ngay khi có các dấu hiệu nhiễm virus sùi mào gà hoặc nghi ngờ mình đã mắc bệnh, cần nhanh chóng thăm khám, xét nghiệm để được kịp thời điều trị ngay ở những giai đoạn đầu của bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà
Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà bao gồm Trichloactic acid, Podophylline 20 - 25%, Sinecatechin (Veregen) 0,15%,... và một số loại thuốc khác có tác dụng giảm triệu…
Chữa sùi mào gà bằng đông y có khỏi được không?

Các bài thuốc chữa sùi mào gà bằng Đông y thường được áp dụng cho trường hợp có mức độ…

Môi là một trong những vùng dễ mắc sùi mào gà Sùi mào gà ở môi – Cách nhận biết và phương pháp điều trị

Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lan truyền chóng mặt, có thể xảy…

Bệnh sùi mào gà phát triển có nhanh không, làm sao ngăn chặn?

Theo thống kê tại khoa Lâm sàng 3, bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh, có 70% số bệnh…

Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi, cần chú ý gì?

Sùi mào gà là căn bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn do chủng virus…

Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà là bao lâu mới phát?

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, có tốc độ lây lan cao, mặc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua