Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà
Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà bao gồm Trichloactic acid, Podophylline 20 – 25%, Sinecatechin (Veregen) 0,15%,… và một số loại thuốc khác có tác dụng giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng có thể để lại hậu quả nặng nề nếu người bệnh không sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Sùi mào gà là bệnh xã hội do vi rút HPV gây nên. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Bên cạnh đó, có một số trường hợp nhiễm bệnh do tiếp xúc thân mật với người bị bệnh hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân có vi rút này.
Thông thường, biểu hiện của sùi mào gà là những nụ sùi nhỏ giống như mào gà xuất hiện ở trong hoặc xung quanh âm đạo, hậu môn hoặc trên miệng, cổ tử cung. Triêu chứng sùi mào gà ở nam và nữ thường khác nhau. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bất thường ở bộ phận sinh dục, người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa da liễu để khám và điều trị.
Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà hiện nay
Các biện pháp điều trị sùi mào gà thường nhằm mục đích phá hủy các tổn thương do bệnh gây ra. Tùy thuộc vào vị trí bệnh và mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ thiết lập biểu đồ chữa trị phù hợp với mỗi người. Và để giảm nhanh cơn ngứa và khó chịu do bệnh gây ra, thuốc chính là lựa chọn hữu hiệu, ít gây tốn kém thời gian.
1. Thuốc tây trị bệnh sùi mào gà
Dưới đây là các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng.
Thuốc Trichloactic acid
Trichloactic acid là thuốc điều trị bệnh sùi mào gà được bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh pha chế với tên biệt dược là AT. Thuốc dùng ở nồng độ 50% và chỉ được sử dụng khi có đơn kê của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của chuyên gia da liễu, bởi thuốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Về cách sử dụng thuốc Trichloactic acid, người bệnh sử dụng một chiếc que nhỏ hoặc cây tăm bông chấm vào thuốc rồi chấm lên nốt sùi mào gà cho đến khi sùi mào gà trắng ra. Mỗi ngày chỉ nên chấm một lần thuốc.
→ Lưu ý:
- Tùy thuộc vào vị trí bệnh mà liều lượng và thời gian dùng thuốc ở mỗi người khác nhau, đồng thời nồng độ thuốc trị sùi mào gà cũng không giống nhau. Vì vậy, bệnh nhân không nên dùng thuốc theo sự mách miệng của người đã từng dùng
- Không sử dụng thuốc trị sùi mào gà Trichloactic acid ở những vị trí như cổ tử cung, phía trong hậu môn hoặc lỗ niệu đạo
- Thuốc có thể dùng trong trường hợp phụ nữ mang thai nhưng cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ
- Khi bôi thuốc nên cẩn thận, không được bôi sang vùng da lành, tránh tình trạng thuốc gây viêm loét da
Thuốc Podophylline có nồng độ 20 – 25%
Podophylline là một trong các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà có xuất xứ từ Thái Lan. Thuốc có tác dụng phá hủy và làm hoại tử các nốt sùi mào gà. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng điều trị sùi mào gà mức độ nhẹ với những nốt sùi mào gà còn nhỏ.
Podophylline thường được chỉ định sùi mào gà ở âm hộ đối với nữ giới và bao quy đầu hoặc thân dương vật ở nam giới. Người bệnh lấy tăm bông chấm thuốc và bôi lên vị trí xuất hiện bệnh sùi mào gà. Sau đó 1 – 3 giờ, vệ sinh lại bằng nước sạch. Tuyệt đối không bôi thuốc trong âm đạo, hậu môn, lỗ niệu đạo, miệng, cổ tử cung và bao quy đầu.
→ Lưu ý:
- Không nên sử dụng thuốc Podophylline khi mang thai
- Sau khi tổn thương lành vẫn nên dùng thuốc bôi lên vùng da bị tổn thương ít nhất 1 tuần
- Trong quá trình dùng Podophylline điều trị bệnh sùi mào gà nếu thấy phản ứng tại chỗ mạnh thì nên ngưng sử dụng hoặc dùng ngắt quãng lâu hơn rồi mới tiến hành chữa trị tiếp
- Không quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bằng thuốc
Thuốc Imiquimod (Aldara và Zyclara)
Imiquimod thuộc nhóm thuốc phản ứng miễn dịch, hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch chống lại sự tăng trưởng bất thường trên da, giúp điều trị bệnh sùi mào gà. Là thuốc dùng ngoài da, vì vậy, người bệnh chỉ cần sử dụng liều lượng vừa phải bôi lên vùng da bị bệnh sùi gà.
Về số lần và thời gian bôi thuốc Imiquimod thường là 3 lần/ tuần và bôi trong 16 tuần. Tuy nhiên, số lần và thời gian bôi có thể thay đổi, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.
→ Lưu ý:
- Thuốc được khuyến cáo không sử dụng ở trẻ em dưới 12 tuổi trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
- Không bôi thuốc Imiquimod vào miệng, phía trong hậu môn, âm đạo hoặc cổ tử cung, trên bao quy đầu
- Tác dụng phụ của thuốc có thể gặp phải như đỏ da, ho, xuất hiện phát ban, cơ thể mệt mỏi hoặc nổi mụn nước. Khi đó, người bệnh nên ngưng dùng thuốc và tìm đến bác sĩ
Thuốc Sinecatechin (Veregen) 0,15%
Thuốc mỡ Sinecatechin (Veregen) 0,15% thường được chỉ định điều trị tại chỗ các nốt sùi mào gà ở bộ phận sinh dục và quanh hậu môn. Người bệnh bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng da bị ảnh hưởng. Mỗi ngày bôi 3 lần và sử dụng 12 – 16 tuần.
→ Lưu ý:
- Không sử dụng thuốc nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm
- Không sử dụng Sinecatechin (Veregen) 0,15% ở những bộ phận bị sùi mào gà như âm đạo, bên trong hậu môn, lỗ niệu đạo, cổ tử cung, bao quy đầu và miệng
- Tránh sử dụng thuốc trên các vết thương hở
- Không dùng thuốc Sinecatechin (Veregen) điều trị bệnh sùi mào gà ở bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi
- Tuyệt đối không dùng thuốc lâu hơn 16 tuần, tránh gây viêm loét
- Tránh quan hệ tình dục khi sử dụng Sinecatechin (Veregen) 0,15% chữa bệnh sùi mào gà
- Nên ngưng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp phải các tác dụng phụ như nổi mẩn đỏ, đau, rát hoặc sưng, lở loét ở vùng da dùng thuốc
2. Thuốc dân gian trị bệnh sùi mào gà
Có một số bài thuốc dân gian chứa các hoạt chất hỗ trợ điều trị sùi mào gà như sau:
Dùng lá tía tô
Bên cạnh thuốc Tây, người bệnh có thể điều trị sùi mào gà ở mức độ nhẹ bằng lá tía tô. Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, các hoạt chất có trong lá tía tô giúp xóa bay các nốt sùi mào gà và ngăn chặn sự phát triển của vi rút HPV.
+ Cách làm:
- Sử dụng 1 nắm lá tía tố đem rửa sạch, giã nhỏ
- Sau đó đắp lên nốt sùi mào gà 30 phút rồi vệ sinh lại bằng nước sạch
- Thực hiện thường xuyên mỗi ngày để có được kết quả tốt nhất
Bài thuốc dân gian từ nghệ
Nghệ được coi là thần dược chống viêm nhờ chứa hoạt chất curcumin. Chính vì vậy, người bệnh có thể dùng vị thảo dược thiên nhiên này để điều trị bệnh sùi mào gà.
+ Cách thực hiện:
- Sử dụng 1 củ nghệ tươi, gọt bỏ vỏ và rửa sạch
- Sau đó, giã nát và bôi lên vùng da bị sùi mào gà
Sử dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày, chỉ sau 1 tuần sẽ thấy các nốt sùi mào gà nhỏ dần.
Giấm táo
Giấm táo là một trong các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà được dân gian truyền miệng. Nhờ chứa lượng lớn acid acetic có tác dụng chống viêm và diệt khuẩn, giấm táo giúp giảm đau và làm rụng sùi mào gà.
+ Cách dùng:
- Sử dụng tăm bông chấm vào giấm táo và bôi lên những nốt sùi mào gà
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày để có được kết quả điều trị tốt
Trên đây là các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà, người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên để sớm chấm dứt tình trạng khó chịu do bệnh gây ra, người bệnh nên khám và điều trị bệnh theo chỉ định của nhân viên y tế.
Bình luận (1)
em muon mua veregen 15%