Virus HPV gây bệnh sùi mào gà sống bao lâu ngoài không khí?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

HPV là loại virus có khả năng gây mụn rộp, mụn cóc sinh dục và ung thư. Với hơn 120 loại, virus HPV có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau và nhanh chóng từ người sang người. Vậy, virus HPV gây bệnh sùi mào gà sống bao lâu ngoài không khí để có thể lây nhiễm? Thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

virus sùi mào gà sống bao lâu
Virus HPV gây bệnh sùi mào gà sống bao lâu ngoài không khí để có thể lây nhiễm nhanh chóng?

Virus HPV là gì?

Virus HPV (hay còn gọi là Human papillomavirus) là một chủng virus có thể gây u nhú, mụn rộp ở bộ phận sinh dục và vùng niêm mạc da mỏng khác. Đây là loại virus có thể lây nhiễm qua đường tình dục và thường xuất hiện ở những đối tượng đã quan hệ, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết có chứa virus, mẹ truyền sang con.

Tính đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện có đến 120 chủng vi khuẩn HPV, trong đó có 40 chủng có thể tác động đến sức khỏe người và 15 chủng có thể gây tổn thương nghiêm trọng.

Trong số các chủng virus HPV, có một số ít vi khuẩn gây mụn cóc, mụn dưới lòng bàn chân. Các chủng còn lại là tác nhân chính của các bệnh lý sau đây:

  • Ung thư cơ quan sinh sản: Đa số trường hợp ung thư do virus HPV gây ra là ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, virus HPV có thể gây ung thư âm hộ, âm đạo hay hậu môn.
  • Bệnh ở miệng: Nếu virus HPV phát triển ở miệng, chúng có thể gây viêm amidan, ung thư hầu họng, ung amidan…
  • Bệnh sùi mào gà, u nhú: Đây là bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục, nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc phải.

Không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, virus HPV còn có tốc độ lây lan cao và khó kiểm soát.

Virus HPV gây bệnh sùi mào gà sống bao lâu ngoài không khí?

Tương tự như nhiều chủng virus khác, virus HPV không thể tự tồn tại mà buộc phải ký sinh vào vật chủ để có thể duy trì sự sống. Cơ thể con người là môi trường thuận lợi nhất để phát triển. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng được nuôi dưỡng ở tầng ngoài của da với nền nhiệt dao động từ 30 – 40 độ C. Trong điều kiện này, virus phát triển và tăng sinh rất nhanh.

Khi ra môi trường bên ngoài, thời gian sống của virus bị rút ngắn đi nhiều. Tùy theo nhiệt độ, độ ẩm phù hợp mà virus sùi mào gà có thể tồn tại ở khoảng thời gian không giống nhau nhưng nhìn chung, thời gian tồn tại ngoài không khí thường rất ngắn nên virus HPV không đủ khả năng để lây nhiễm cho người khác. 

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Viện ung thư Quốc gia Anh thì virus HPV tuýp 16 vẫn có khả năng lây nhiễm đến 30% ở nhiệt độ phòng. Một nghiên cứu mới nhất của bệnh viện Canada cũng cho biết, virus HPV vẫn có thể tồn tại và lây nhiễm cho người khi lưu lại trên kẹp sinh thiết với tỉ lệ 37% và 50% ở găng tay phẫu thuật. Ngoài ra, virus sùi mào gà được tìm thấy trong máy rung ngay sau khi nữ giới bị bệnh sùi mào gà có tỉ lệ sống lên đến 24 giờ.

Nhiệt độ bao nhiêu thì virus HPV bị giết chết?

Khoảng 30  – 40 độ là môi trường lý tưởng để virus sùi mào gà phát triển và gây bệnh. Đây là nhiệt độ ngoài tầng da. Nhờ vậy mà virus HPV có thể dễ dàng tấn công và xâm nhập cơ thể. Nếu ra khỏi môi trường này, virus sùi mào gà sẽ chết nhanh chóng trong môi trường có nhiệt độ quá 60 độ C hoặc môi trường chứa các hóa chất như xà phòng, rượu, cồn.

Làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm virus HPV?

Để tránh bị lây nhiễm và các vấn đề sức khỏe nguy hiểm do virus HPV mang lại, có thể tiến hành phòng loại virus này bằng những biện pháp sau đây:

Tiêm phòng

Biện pháp được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa lây nhiễm virus HPV. Tại Việt Nam, vắc xin tiêm phòng được chỉ định cho nữ giới trong độ tuổi từ 9  – 26. Phác đồ tiêm ngừa cho các bé gái trong độ tuổi từ 9 – 14 là 2 mũi, mỗi mũi tiêm các nhau từ 6 – 12 tháng. Nữ giới trong độ tuổi từ 15 –  26 được khuyến cáo tiêm 3 theo phác đồ 3 mũi.

Các nghiên cứu đã chỉ ra, tiêm đủ mũi HPV khi chưa quan hệ tình dục có thể giảm đến 99% nguy cơ mắc phải một bệnh liên quan đến chủng virus này. Nữ giới đã quan hệ đã nhiễm một hoặc một số loại virus HPV vẫn có thể tiêm để phòng các chủng HPV khác.

Quan hệ tình dục an toàn

Hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng, chung thủy với bạn tình, quan hệ tình dục an toàn, đúng cách có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ bị HPV. 

Khi quan hệ, nên dùng bao cao sụ để phòng tránh bệnh lây nhiễm đường tình dục. Mặc dù không thể phòng bệnh sùi mào gà tuyệt đối nhưng cách làm trên cũng hạn đến được tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Nữ giới từ 21 – 65 tuổi nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để phòng ngừa hoặc phát hiện bệnh sớm, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

Tóm lại, virus HPV tồn tại lâu dài trong cơ thể con người, có thể lây nhiễm qua đường quan hệ, mẹ sang con hoặc tiếp xúc với dịch tiết chứa virus. Tuy nhiên, khi ra ngoài không khí, virus HPV mất khả năng gây bệnh và dễ bị chết nhanh chóng. Để phòng tránh lây nhiễm chủng virus trên, mỗi người cần xây dựng đời sống tình dục an toàn, lành mạnh, nữ giới nên tiêm phòng sớm và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để phát hiện bất thường và có biện pháp ứng phó sớm.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Sùi mào gà sau khi đốt vẫn có nguy cơ tái phát Đốt sùi mào gà là gì, có đau không, hết bao nhiêu tiền?

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục với tốc độ…

Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi, cần chú ý gì?

Sùi mào gà là căn bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn do chủng virus…

Sùi mào gà có đau không, nốt mào gà có đặc điểm gì?

Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc: Bệnh sùi mào gà có đau không? Các nốt sùi mào gà thường có…

Mắc bệnh sùi mào gà khám ở khoa nào, bệnh viện nào?

Khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh sùi mào gà nên thăm khám ở khoa nào là vấn đề rất…

Sùi mào gà ở miệng – Hình ảnh, biểu hiện nhận biết và điều trị

Sùi mào gà ở miệng là căn bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường quan hệ tình dục bằng miệng.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua