Dấu hiệu sùi mào gà ở họng và phương pháp chữa trị
Sùi mào gà ở họng thường phổ biến ở những người quan hệ tình dục bằng miệng hoặc tiếp xúc miệng với người mang mầm bệnh. Đây được xem là một bệnh lý nguy hiểm, gây khó khăn cho việc điều trị và tăng nguy cơ ung thư vòm họng.
Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở họng
Sùi mào gà ở lưỡi, cổ họng hoặc ở miệng thường không có triệu chứng cho đến khi bệnh biến chứng. Do đó, hầu hết các trường hợp người bệnh không nhận ra dấu hiệu bệnh và không có biện pháp khắc phục kịp lúc. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà khoảng 2 – 9 tháng, sau khoảng thời gian này các triệu chứng bắt đầu xuất hiện một cách rõ rệt hơn như:
- Xuất hiện có nốt mụn cóc nhỏ và cứng ở cổ họng, vòm họng hoặc miệng.
- Xuất hiện các khối thịt nhỏ màu đỏ, hồng hoặc trắng ở cổ họng.
- Các khối thịt hơi nhô cao, không gây đau, phát triển chậm, có thể mịn màng hoặc hơi sần sùi.
- Có nốt mụn có thể tụ lại với nhau và tạo thành một khối giống cây súp lơ hoặc một cụm đá trong cổ họng.
- Khi sờ vào cổ có thể cảm nhận được bề mặt mụn cóc sần sùi, mềm, ẩm ướt. Nếu cọ xát mạnh có thể làm vỡ nốt sùi mào gà gây chảy mủ, viêm nhiễm, lở loét.
- Các triệu chứng đi kèm khác thường bao gồm hôi miệng, ho ra máu, khàn giọng, đau họng, đau đầu, thường xuyên bị sốt hoặc có cảm giác đau đớn khi nuốt hoặc ăn uống.
Sùi mào gà ở họng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư vòm họng, ung thư hoặc các nhiễm trùng liên quan đến lưỡi, gốc lưỡi, vòm miệng hoặc cổ họng. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng trên, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và tiến hành điều trị kịp lúc. Ngoài ra, cần điều trị dứt điểm sùi mào gà để tránh việc lây lan sang cho bạn tình.
Nguyên nhân gây sùi mào gà ở họng
Sùi mào gà ở họng xảy ra khi virus gây bệnh (virus HPV) xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết rách, tổn thương, xây xát ở miệng, vòm họng.
Bệnh thường xuất hiện ở những người thường quan hệ tình dục bằng miệng. Trong quá trình tiếp xúc với bộ phận sinh dục, virus HPV có thể di chuyển thông qua nước bọt, chất nhầy, dịch tiết âm đạo và di chuyển vào các vết thương ở miệng, cổ họng, từ đó gây ra các triệu chứng sùi mào gà.
Ngoài việc quan hệ tình dục bằng miệng, một số đối tượng dễ bị sùi mào gà ở miệng, họng bao gồm:
- Có nhiều bạn tình: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh xã hội, bệnh tình dục nói chung.
- Hôn sâu: Một số nghiên cứu cho biết hôn sâu hoặc hôn miệng đối miệng có thể làm tăng nguy cơ sùi mào gà ở miệng và họng. Virus HPV có thể tồn tại trong nước bọt và di chuyển sang bạn tình để gây ra gây các triệu chứng sùi mào gà.
- Dùng chung vật dụng cá nhân: Việc sử dụng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng mang mầm bệnh có thể dẫn đến việc nhiễm sùi mào gà ở miệng, họng.
- Thói quen ăn uống chung: Sử dụng chung đồ uống, thực phẩm hoặc dụng cụ ăn uống cũng có thể vô tình là lây nhiễm virus HPV gây sùi mào gà.
- Hút thuốc: Nhiều nghiên cứu cho biết hút thuốc có thể làm tăng các tổn thương nhỏ trong miệng và làm tăng nguy cơ phát triển sùi mào gà ở họng.
- Lây nhiễm gián tiếp: Một người có thể vô tình chạm vào chất dịch chứa mầm bệnh sùi mào gà sau đó chạm vào miệng và gây ra các triệu chứng sùi mào gà.
Chẩn đoán và điều trị sùi mào gà ở họng
Sùi mào gà ở miệng và họng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong miệng và ung thư vòm họng. Do đó chẩn đoán sớm và điều trị hợp lý là cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng và hạn chế lây lan cho người khác.
1. Chẩn đoán
Hiện tại không có xét nghiệm hoặc kiểm tra riêng biệt cho nhiễm trùng hoặc sùi mào gà. Tuy nhiên, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể phát hiện các tổn thương thông qua việc sàng lọc ung thư hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Nếu nhận thấy các tổn thương, bác sĩ có thể lấy một một DNA nhỏ trong tế bào chất nhầy và kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Ngoài ra, nếu nghi ngờ dấu hiệu ung thư vòm họng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện sinh thiết để xác nhận hoặc loại bỏ khả năng ung thư.
2. Phương pháp chữa trị
Thông thường, sùi mào gà được điều trị bằng thuốc thoa và kháng sinh. Tuy nhiên, khi sùi mào gà xuất hiện ở họng, việc tiếp cận các nốt sùi thường gặp nhiều khó khăn nên việc bôi thuốc thường không thể diễn ra. Do đó, bác sĩ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị như:
- Phẫu thuật loại bỏ nốt sùi mào gà
- Đông lạnh, đốt lạnh, áp lạnh, đốt Laser các nốt sùi mào gà.
- Sử dụng thuốc tiêm Interferon alfa-2B (Intron A, Roferon-A) để cải thiện và tiêu diệt virus HPV gây bệnh.
- Áp dụng phương pháp ALA – PDT để tiêu diệt mầm bệnh, khôi phục lại chức năng của các mô bị tổn thương mà không làm hại các mô xung quanh.
Biện pháp phòng ngừa
Cách tốt nhất để phòng ngừa sùi mào gà là tiêm phòng vắc – xin HPV. Hiện tại, các bác sĩ khuyên răng người từ 45 tuổi trở lên nên tiêm vắc – xin phòng ngừa HPV. Bên cạnh đó, bé trai và bé gái có thể từ 11 – 12 tuổi có thể tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau ít nhất là 6 tháng. Thanh thiếu niên trên 15 tuổi cần tiêm 3 liều, mỗi liều cách nhau ít nhất là 6 tháng.
Ngoài ra, thay đổi lối sống và thói quen tình dục là cách tốt nhất để ngăn ngừa sùi mào gà ở miệng và họng. Một số biện pháp phòng ngừa như sau:
- Quan hệ tình dục an toàn, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng, bằng cách sử dụng bao cao su và màng che chắn miệng khi quan hệ bằng miệng.
- Quan hệ tình dục chung thủy, một vợ một chồng và tránh có nhiều bạn tình.
- Tránh quan hệ tình dục bằng miệng và hôn sâu khi có vết cắt, tổn thương hoặc vết loét trong miệng.
- Xét nghiệm sàng lọc các bệnh xã hội thường xuyên nếu bạn đã trải qua quan hệ tình dục.
- Tâm sự, nói chuyện, trao đổi với bạn tình về tình trạng sức khỏe và các bệnh lây qua đường tình dục.
- Thường xuyên kiểm tra răng miệng, ít nhất là 6 tháng 1 lần, đặc biệt là khi bạn thường quan hệ tình dục bằng miệng.
- Kiểm tra miệng và lưỡi hàng tháng để biết những thay đổi và tăng trưởng bất thường
- Đến bệnh viện hoặc thông báo cho bác sĩ nếu có vết loét hoặc mụn cóc xuất hiện trong miệng hoặc lưỡi kéo dài hơn 2 hoặc 3 tuần mà không tự cải thiện.
Sùi mào gà là bệnh lý lây qua đường tình dục phổ biến và nguy hiểm bởi tính lây truyền nhanh chóng. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu sùi mào gà, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị hợp lý.
Có thể bạn quan tâm:
- Sùi mào gà ở mắt có nguy hiểm không, làm sao trị?
Bình luận (3)
hi cho em hỏi lúc em đi khám bệnh thì ngta bảo smg kh có thuốc để chữa trị, theo em đọc đc interferon là chích sẽ diệt vi khuẩn em khá thắc mắc
Em bị sùi oét họng và cuống lưỡi em xin cách trị ạ
Bác sỹ ơi cho em hỏi: Bệnh U mào gà ở họng là gì ạ? Có chữa được ko?
Em nhờ Bác sỹ tư vấn ạ?
Nếu chữa thì chữa bằng cách nào ạ?
Em xin chân thành cảm ơn ạ.