Sùi mào gà ở lưỡi như thế nào, có chữa được không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Quan hệ tình dục bằng miệng, sử dụng chung bàn chải và hôn người nhiễm bệnh là các nguyên nhân phổ biến hình thành sùi mào gà ở lưỡi. Với những trường hợp không kịp thời điều trị, u nhú ở lưỡi có thể lan rộng và có thể gây ung thư vòm họng.

bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Bệnh sùi mào gà ở lưỡi là gì? Biểu hiện như thế nào?

Sùi mào gà ở lưỡi là gì?

Sùi mào gà (mụn cóc sinh dục/ bệnh mồng gà) là một trong những bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục rất phổ biến. Bệnh hình thành khi cơ thể nhiễm virus HPV (Human papillomavirus), xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ.

bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Virus HPV (Human papilloma virus) là nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà đặc trưng bởi các vết sùi/ nốt gai nhỏ, mềm, có màu hồng tươi và nhô cao hơn vùng da/ niêm mạc xung quanh. Các triệu chứng của bệnh không chỉ xuất hiện ở cơ quan sinh dục mà còn có thể phát sinh ở miệng hoặc thậm chí ở lưỡi.

Sùi mào gà ở lưỡi thường không phổ biến. Tuy nhiên khi xảy ra ở vị trí này, virus gây bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như ung thư vòm họng nếu không được chẩn đoán và kiểm soát kịp thời.

Bệnh sùi mào gà ở lưỡi biểu hiện như thế nào?

Vì xuất hiện ở lưỡi nên các dấu hiệu của bệnh sùi mào gà thường rất khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về họng.

bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Lưỡi xuất hiện các nốt nhỏ như hạt gạo là dấu hiệu đầu tiên của bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh, bao gồm:

  • Lưỡi xuất hiện các nốt nhỏ, có màu hồng tươi và hồng đỏ, các nốt này có thể xảy ra ở mặt trên hoặc mặt dưới lưỡi.
  • Khi các nốt này lớn dần, bạn có thể cảm thấy cộm, khó chịu hoặc hơi ngứa ngáy.
  • Khi ăn uống, các nốt nhỏ này thường có cảm giác đau, rát, gây cảm giác khó chịu và không ngon miệng.
  • Các nốt nhỏ có thể mọc riêng lẻ hoặc tập trung ở một số khu vực như đầu lưỡi, cuống lưỡi,…
  • Nếu dùng tay chạm mạnh vào nốt nhỏ hoặc nốt sùi, mủ hoặc dịch sẽ có xu hướng chảy ra.
  • Ở một số trường hợp, tình trạng sưng tấy có thể xảy ra ở cả vòm họng khiến bạn đau rát và vướng khi nuốt.
  • Ban đầu sùi mào gà có hình dạng nhỏ như hạt gạo, sau rồi phát triển lớn như mào của con gà hoặc hoa súp lơ.

Các triệu chứng bệnh thường xảy ra sau 1 – 9 tháng ủ bệnh nên trong giai đoạn đầu bệnh hầu như không phát sinh bất cứ triệu chứng gì. Hơn nữa biểu hiện của bệnh dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng và viêm họng, vì vậy cần tránh tình trạng tự ý xác định tại nhà.

Nguyên nhân gây ra sùi mào gà ở lưỡi

Sùi mào gà ở lưỡi xảy ra khi lưỡi tiếp xúc với virus HPV. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục bằng miệng, sử dụng vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, son môi, thìa,…) hoặc hôn người mắc bệnh.
  • Bị lây nhiễm từ người mẹ sang con trong quá trình mang thai.
  • Virus HPV tồn tại trong các nốt nhỏ, vì vậy khi tiếp xúc với dịch thông qua các hoạt động như ôm, dùng chung bồn tắm hoặc vô tình tiếp xúc với da,… cũng có thể dẫn đến bệnh sùi mào gà ở lưỡi.

Lưu ý: Với những trường hợp trẻ nhỏ bị sùi mào gà nhưng không phải do lây nhiễm từ người mẹ, trẻ có thể bị lạm dụng tình dục. Phụ huynh cần chú ý để kịp thời phát hiện vấn đề ở con trẻ.

Biến chứng do sùi mào gà ở lưỡi gây ra

Sự xuất hiện của sùi mào gà ở lưỡi gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và sinh hoạt của người bệnh. Ngoài ra khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có tâm lý mặc cảm, e ngại trong việc kết bạn, quan hệ tình dục,…

bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,… là các biến chứng do virus HPV gây ra

Hơn nữa, virus HPV còn có thể lây lan khắp vòm họng và làm tăng nguy cơ hình thành khối u ác tính. Ngoài ra khi nhiễm virus HPV, người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư dương vật,…

Bệnh sùi mào gà ở lưỡi có chữa được không?

Sùi mào gà nói chung và sùi mào gà ở lưỡi đều không có khả năng chữa trị triệt để. Tuy nhiên với những trường hợp nốt sùi nhỏ, không gây khó chịu và ngứa ngáy, bạn có thể không phải tiến hành điều trị.

Ngược lại nếu sùi phát triển lớn thành mào gà hoặc hoa súp lơ, bạn cần thoa thuốc và áp dụng các can thiệp chuyên sâu để ức chế bệnh. Ở những trường hợp chẩn đoán và điều trị sớm, sùi mào gà có thể ít tái phát và hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Một số biện pháp điều trị sùi mào gà ở lưỡi

Sùi mào gà ở lưỡi có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc hoặc can thiệp các biện pháp xâm lấn tối thiểu. Bác sĩ sẽ cân nhắc về kích thước nốt sùi, vị trí và khả năng đáp ứng của từng người để chỉ định phương pháp phù hợp nhất.

1. Sử dụng thuốc

Các loại thuốc điều trị sùi mào gà được sử dụng nhằm ức chế virus, thu nhỏ kích thước nốt sùi và cải thiện các triệu chứng đi kèm.

bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Vì u sùi xuất hiện ở lưỡi nên các loại thuốc thường được dùng ở dạng tiêm hoặc uống

Một số loại thuốc được dùng cho sùi mào gà ở lưỡi, bao gồm:

  • Interferon alpha – 2b: Được sử dụng ở đường tiêm nhằm ức chế quá trình nhân đôi và tăng sinh tế bào của virus. Từ đó hạn chế việc gia tăng kích thước và xuất hiện các nốt sùi mới.
  • Inosine pranobex: Thuốc thường được dùng ở dạng uống, có tác dụng chống virus.
  • Cidofovir: Có tác dụng chọn lọc tổng hợp DNA của virus, từ đó làm giảm tốc độ của quá trình nhân đôi virus gây bệnh. Thuốc được dùng ở dạng pha tiêm tĩnh mạch.

Vì sùi mào gà xảy ra ở lưỡi nên phần lớn đều được sử dụng thuốc tiêm hoặc uống. Dùng thuốc bôi trong trường hợp này có thể gây lở loét và hoại tử niêm mạc lưỡi, miệng.

2. Can thiệp ngoại khoa

Can thiệp ngoại khoa được thực hiện khi tình trạng không có đáp ứng với việc dùng thuốc hoặc nốt sùi phát triển với kích thước lớn. Các thủ thuật trong điều trị ngoại khoa sùi mào gà ở lưỡi, bao gồm:

  • Đốt điện: Liệu pháp này sử dụng dao điện để loại bỏ các nốt sùi, tuy nhiên đốt điện hiện nay ít được sử dụng do có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.
  • Áp lạnh bằng nito lỏng: Là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất. Áp lạnh cho kết quả điều trị khả quan nhất với 60 – 90% bệnh nhân khỏi hoàn toàn, tuy nhiên vì không tác động đến virus nên bệnh vẫn có nguy cơ tái phát.
  • Liệu pháp quang động không xâm lấn (PDT): Liệu pháp này kết hợp giữa việc dùng thuốc với tia ánh sáng để loại bỏ u sùi.
  • Phẫu thuật: Nếu sùi có kích thước lớn, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u.
  • Đốt laser: Sử dụng tia laser để phá hủy nốt sùi ở lưỡi. Phương pháp này thường được kết hợp với việc dùng thuốc để tăng tác dụng điều trị.

Các thủ thuật ngoại khoa chỉ giúp loại bỏ nốt sùi do virus HPV gây ra nhưng không tác động đến nguyên nhân trực tiếp. Vì vậy bệnh vẫn có nguy cơ tái phát sau vài năm. Để giảm thiểu nguy cơ tái phát, bạn nên kết hợp can thiệp ngoại khoa với việc sử dụng thuốc.

Phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Nhiễm virus HPV gây sùi mào ở lưỡi không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tâm lý mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư. Chính vì vậy bạn cần nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tình trạng này để có các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Quan hệ tình dục an toàn là cách phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh sùi mào gà, bao gồm:

  • Tránh quan hệ bằng miệng và nên sử dụng bao cao su khi hoạt động tình dục.
  • Hạn chế tình trạng quan hệ bừa bãi, chỉ nên quan hệ với một bạn tình để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Nên tìm hiểu lịch sử quan hệ và tình trạng sức khỏe của bạn tình trước khi thực hiện hành vi tình dục.
  • Thăm khám sức khỏe trước hôn nhân để tránh lây nhiễm bệnh lẫn nhau.
  • Tiêm vaccine phòng ngừa HPV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như bàn chải, khăn mặt, son môi,… Tuyệt đối không dùng chung với người khác.
  • Thăm khám phụ khoa – nam khoa 1 lần/ năm để kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề bất thường.

Sùi mào gà ở lưỡi hay ở những cơ quan khác đều có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy khi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và khắc phục đúng cách. Hạn chế tình trạng tự ý xác định bệnh tại nhà và áp dụng các biện pháp điều trị từ dân gian.

Chia sẻ:
Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở nam, nữ và thuốc điều trị
Những biểu hiện sùi mào gà giai đoạn đầu thường không quá khó để nhận biết. Điều này làm bệnh nhân thường lơ là bỏ qua hoặc nhầm lẫn với…
Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi, cần chú ý gì?

Sùi mào gà là căn bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn do chủng virus…

Chữa bệnh sùi mào gà hết bao nhiêu tiền? [Tổng chi phí]

Bên cạnh địa chỉ khám bệnh uy tín, chữa bệnh sùi mào gà hết bao nhiêu tiền cũng đang là…

Môi là một trong những vùng dễ mắc sùi mào gà Sùi mào gà ở môi – Cách nhận biết và phương pháp điều trị

Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lan truyền chóng mặt, có thể xảy…

Chữa sùi mào gà bằng đông y có khỏi được không?

Các bài thuốc chữa sùi mào gà bằng Đông y thường được áp dụng cho trường hợp có mức độ…

Virus HPV gây bệnh sùi mào gà sống bao lâu ngoài không khí?

HPV là loại virus có khả năng gây mụn rộp, mụn cóc sinh dục và ung thư. Với hơn 120…

Bình luận (2)

  1. Long
    Long says: Trả lời

    Chào bác sĩ, miệng em xuất hiện nốt sùi nhỏ, em sợ mình bị nhiễm sùi màu gà ạ

  2. Đào Thị Hằng
    Đào Thị Hằng says: Trả lời

    Nhờ bác sĩ tư vấn ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua