Viêm Dạ Dày Ruột Là Gì? Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương xảy ra ở lớp lót bên trong dạ dày và ruột. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh nếu được phát hiện muộn và điều trị sai cách có thể phát sinh nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Viêm dạ dày ruột là gì?

Viêm dạ dày ruột là thuật ngữ mô tả sự nhiễm trùng xảy ra ở đường tiêu hóa do các tác nhân như vi khuẩn, virus kích hoạt nên. Bệnh lý này thường gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống.

viêm dạ dày ruột
Bệnh viêm dạ dày ruột mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng tiến triển rất nhanh nếu không sớm can thiệp

Bệnh viêm dạ dày ruột nếu sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp đúng đắn thì có thể hết trong khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp bệnh do virus gây ra thì đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị chuyên biệt.

Nguyên nhân viêm dạ dày ruột

Nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng hay virus được các chuyên gia cho rằng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng phát của bệnh viêm dạ dày ruột. Điều này được diễn giải cụ thể như sau:

Nhiễm virus:

Có 2 chủng virus được cho là tác nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày cấp đó là Norovirus và Rotavirus.

  • Norovirus: Có thể lây lan qua đường ăn uống hay tiếp xúc với những đối tượng đang bị nhiễm loại virus này.
  • Rotavirus: Ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rotavirus thường lây lan rất nhanh và có thể làm bùng phát các ổ dịch.

Nhiễm vi khuẩn:

Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến bạn mắc bệnh viêm dạ dày ruột. E.Coli và Salmonella là 2 tác nhân chính gây ra bệnh lý này. Trong đó vi khuẩn Salmonella thường có ở các loại bò sát, gia cầm hay trứng.

Nhiễm ký sinh trùng:

Các chuyên gia cho biết, mặc dù không phổ biến nhưng một số loại ký sinh trùng cũng có thể là tác nhân. Và phổ biến nhất phải kể đến là Giardia lamblia, chiếm gần 10% trong tổng số những nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bao gồm:

  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh hay chống viêm không steroid hay thuốc kháng acid có chứa magie thường rất dễ gây ra các phản ứng không mong muốn ở đường tiêu hóa.
  • Các bệnh về tiêu hóa khác: Điển hình như bệnh Crohn, viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh celiac, hội chứng ruột kích thích cũng có thể làm xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Dị ứng thực phẩm: Không dung nạp đường sữa hay chất làm ngọt nhân tạo hoặc phản ứng với các thực phẩm dễ gây kích ứng cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và phát sinh triệu chứng.
viêm dạ dày ruột là bệnh gì
Sử dụng một số loại thuốc Tây trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này

Dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày ruột

Bệnh viêm dạ dày ruột ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa và thường làm phát sinh các triệu chứng điển hình như:

  • Tiêu chảy kèm theo biểu hiện nôn ói. Trong một số trường hợp nhiễm trùng thì phân có thể dính dịch nhầy hay máu.
  • Thường xuyên bị đau bụng. Tuy nhiên cơn đau có thể giảm bớt sau mỗi lần đi tiêu.
  • Ngoài ra bạn có thể gặp các biểu hiện toàn thân khác như đau đầu, đau cơ hay sốt.

Tình trạng tiêu chảy và nôn ói kéo dài sẽ rất dễ khiến cho cơ thể bị mất nước. Lúc này người bệnh sẽ thường gặp phải một số triệu chứng điển hình như:

  • Chóng mặt, mệt mỏi
  • Đau đầu, đau cơ
  • Đi tiểu ít
  • Khô miệng lưỡi

Trường hợp mất nước nặng còn gây ra các triệu chứng như nhịp tim nhanh, lẫn lộn, đi tiểu rất ít, hôn mê… Đây là tình trạng cấp cứu cần nhận được chăm sóc y tế kịp thời. Tình trạng mất nước khi bị viêm dạ dày ruột thường xuất hiện ở người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hay khi bị tiêu chảy nặng.

Bệnh viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không?

Bệnh viêm dạ dày ruột trong trường hợp không được khắc phục kịp thời sẽ rất dễ phát sinh ra các biến chứng không mong muốn. Nhất là ở các đối tượng như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người đang mắc bệnh mãn tính, bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu, sử dụng steroid trong thời gian dài hoặc điều trị ung thư bằng hóa trị.

Dưới đây là một số biến chứng của viêm dạ dày ruột, người bệnh nên chú ý theo dõi để phát hiện sớm:

1. Mất cân bằng cơ thể

Tình trạng này sẽ phát sinh khi bạn bị mất nước và điện giải nặng. Đây được cho là biến chứng thường gặp nhất của bệnh lý này.

triệu chứng viêm dạ dày ruột
Biến chứng mất nước và mất cân bằng điện giải nặng có thể khiến bệnh nhân viêm dạ dày ruột bị tụt huyết áp, chóng mặt

Mất nước có thể làm tụt huyết áp, đồng thời cũng sẽ làm giảm cung cấp máu tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến suy thận cấp.

2. Biến chứng ở cơ quan khác

Các cơ quan khác trong cơ thể có phản ứng với hiện tượng nhiễm trùng tiêu hóa là một vấn đề hiếm gặp. Tuy nhiên, bệnh viêm dạ dày ruột vẫn có thể gây ra một số vấn đề như viêm da, viêm mắt hay viêm khớp

3. Không dung nạp lactose

Bệnh viêm dạ dày ruột có thể khiến cho thành ruột của bạn bị tổn thương. Điều này có thể làm giảm sản sinh men lactase cần thiết cho việc tiêu hóa lactose trong sữa.

Không dung nạp lactose thường sẽ đi kèm với các triệu chứng như đau bụng, đầy bụng, đi tiêu nhiều nước sau khi uống sữa. Tình trạng này có thể sẽ tự thuyên giảm khi hết nhiễm trùng, thành ruột được phục hồi trở lại.

Xem thêmHội chứng không dung nạp lactose: Triệu chứng và Cách điều trị

4. Hội chứng tán huyết u-rê máu

Đây là một trong những biến chứng hiếm gặp, thường phát sinh ở bệnh viêm dạ dày ruột do một số chủng E.coli gây ra. Hội chứng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như giảm tiểu cầu, thiếu máu hay suy thận.

5. Giảm tác dụng của thuốc điều trị

Tình trạng tiêu chảy và nôn ói thường xuyên mà bệnh viêm dạ dày ruột gây ra sẽ làm giảm lượng thuốc điều trị hấp thu vào cơ thể. Điển hình nhất là các thuốc trị đái tháo đường, thuốc điều trị động kinh hay thuốc tránh thai.

Chẩn đoán viêm dạ dày ruột

Các phương pháp đang được áp dụng để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày ruột bao gồm:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng và tiền sử y tế của bạn, sau đó tiến hành khám thể chất.
  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra mức độ viêm và tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Xét nghiệm phân: Phát hiện vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc máu trong phân, giúp xác định nguyên nhân gây viêm.
  • Nội soi: Sử dụng ống nội soi để quan sát trực tiếp và lấy mẫu bệnh phẩm từ niêm mạc dạ dày và ruột.
  • Siêu âm bụng: Để kiểm tra các cấu trúc bụng và phát hiện bất thường ở các cơ quan như gan, túi mật và ruột.
  • Xét nghiệm hơi thở: Đặc biệt hữu ích để chẩn đoán nhiễm trùng Helicobacter pylori, một nguyên nhân phổ biến của viêm dạ dày.
chẩn đoán viêm dạ dày ruột
Nội soi tiêu hóa là kỹ thuật thường được thực hiện để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày ruột

Các phương pháp này giúp xác định chính xác nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm trong dạ dày ruột, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêmNội soi dạ dày là gì? Có mấy phương pháp? có đau không?

Cách điều trị bệnh viêm dạ dày ruột

Hiện nay, việc điều trị bệnh viêm dạ dày ruột tập trung chủ yếu vào vấn đề bổ sung nước và chăm sóc dưới sự theo dõi của bác sĩ. Các loại thuốc chỉ được cân nhắc chỉ định trong những trường hợp thật sự cần thiết.

1. Bổ sung nước

Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu mà bạn cần lưu tâm khi bị bệnh viêm dạ dày ruột gây tiêu chảy kèm theo nôn ói nhiều. Điều này khiến cho cơ thể mất nước rất nhanh.

Nếu không kịp thời bổ sung nước thì người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng. Nhất là khi mất nước hoặc điện giải ở mức độ nặng.

Bác sĩ khuyên rằng, sau mỗi lần bị tiêu chảy, bạn nên bổ sung cho cơ thể ít nhất 200ml nước. Nếu bạn bị nôn ói thì 5 – 10 phút sau nên bổ sung nước nhưng chú ý uống với tốc độ chậm rãi.

Bình thường mỗi ngày bạn cần đáp ứng cho cơ thể đủ 2 lít nước nhưng khi đang bị mất nước thì phải uống nhiều hơn. Nên bổ sung nước lọc và tránh thay thế bằng các loại nước có chứa đường.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống 

Khi đang bị viêm dạ dày ruột thì đồng nghĩa với việc đường tiêu hóa của bạn đang bị tổn thương. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống được cho là có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng và hàn gắn tổn thương.

điều trị viêm dạ dày ruột qua chế độ ăn
Người bị viêm dạ dày ruột nên ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu để tránh gây ra áp lực cho cơ quan tiêu hóa

Lúc này bạn nên tạm ngưng các loại thức ăn rắn và thay vào đó là ăn các thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp, cơm nhão, bánh mỳ nướng… Cần loại bỏ các thực phẩm như chất béo, sữa, cafeine ra khỏi khẩu phần ăn. Bởi chúng có thể gây kích thích niêm mạc đường ruột đang bị tổn thương.

Đừng quên chia nhỏ bữa ăn cũng như chú ý cân bằng lượng thức ăn trong các bữa để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Đồng thời nên bổ sung một số chế phẩm sữa lên men để giúp tổn thương ở đường ruột được phục hồi nhanh chóng hơn.

Xem thêm: Viêm dạ dày cấp nên ăn gì giảm đau nhanh, tốt cho bệnh?

3. Sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày ruột

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc phù hợp để khắc phục triệu chứng và hỗ trợ cải thiện bệnh. Khi xuất hiện các biểu hiện nôn ói, tiêu chảy hay nhiễm khuẩn nặng thì các thuốc chống nôn, thuốc kháng sinh hay thuốc chống động kinh có thể sẽ được dùng.

Tuy nhiên, tất cả các thuốc này đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi điều trị với bất cứ loại thuốc nào. Tuyệt đối không tự ý mua các thuốc giảm đau hay kháng viêm về dùng để khắc phục triệu chứng của bệnh.

4. Phương án chữa viêm dạ dày ruột cho trẻ em

Trong trường hợp đối tượng bị viêm dạ dày ruột là trẻ em thì các bậc phụ huynh cần chú ý nhiều hơn. Bởi trẻ em là nhóm đối tượng nhạy cảm nên việc điều trị bệnh cũng sẽ có phần phức tạp hơn.

Nên chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Bù nước và điện giải: Cần sử dụng các dung dịch chứa chất điện giải chuyện biệt dành cho trẻ em. Nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ để lựa chọn đúng loại và dùng đúng cách.
  • Chế độ ăn: Cho trẻ ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, đồng thời chia nhỏ bữa ăn để hệ tiêu hóa của trẻ làm việc tốt hơn. Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn và thức uống nhiều đường.
  • Nghỉ ngơi: Tránh để trẻ vận động mạnh hay la hét nhiều bởi có thể khiến triệu chứng thêm nặng nề.
  • Sử dụng thuốc: Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng bất cứ một loại thuốc nào khi chưa nhận được chỉ định từ phía bác sĩ.
  • Vệ sinh: Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, thường xuyên thay mới quần áo ít nhất 24 giờ/lần. Trước khi tiếp xúc với trẻ bạn nên rửa tay sạch sẽ.
cách chữa viêm dạ dày ruột ở trẻ em
Thận trọng hơn trong chăm sóc và điều trị nếu đối tượng mắc bệnh viêm dạ dày ruột là trẻ em

 Mẹ nên biết: Trẻ bị viêm dạ dày ruột nên ăn gì?

Ngăn ngừa bệnh viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là bệnh lý không chỉ dễ lây lan và còn dễ tái phát ngay cả khi đã kết thúc quá trình điều trị. Điều chỉnh những thói quen trong sinh hoạt và ăn uống là cách tốt nhất để bạn ngăn ngừa bệnh lý này.

Đặc biệt cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ sau khi vệ sinh, chơi với thú cưng hay trước khi tiếp xúc với đồ ăn…
  • Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân, chén bát với những đối tượng đang sống chung với bệnh.
  • Trước khi nấu ăn cần rửa kỹ tất cả các loại thực phẩm với nước muối loãng.
  • Vệ sinh nhà cửa, không gian sống và làm việc sạch sẽ thường xuyên.
  • Hạn chế đến những nơi đông người hay những nơi có không khí ô nhiễm, nhiều mầm bệnh.
  • Ăn uống lành mạnh, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao đề kháng cũng như miễn dịch cho cơ thể.

Đối với bệnh viêm dạ dày ruột, để khắc phục nhanh triệu chứng thì bạn cần phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ cần chú ý chăm sóc cơ thể và duy trì chế độ ăn lành mạnh, giúp giảm áp lực lên dạ dày ruột, tạo điều kiện cho tổn thương nhanh lành.

Bạn nên tìm hiểu thêm: 

Ngày đăng 05:39 - 27/04/2024 - Cập nhật lúc: 15:06 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Thuốc Nano Curcumin do Học viện Quân y bào chế nên thường được gọi tắt là "Nano Curcumin Học viện Quân y". Nano Curcumin Học Viện Quân Y: Công Dụng và Giá Bán

Nano Curcumin là dược phẩm do Học viện Quân y nghiên cứu và bào chế. Một loại thực phẩm chức…

Thực đơn ăn uống cho người bị đau bao tử Thực đơn giảm cân cho người đau dạ dày không lo bệnh tái phát

Giảm cân thành công cho người bình thường đã là một thách thức lớn, và việc này càng trở nên…

NS Thu Hà chia sẻ về nỗi khổ khi bị bệnh Hành trình NS Thu Hà CHỮA KHỎI viêm hang vị, trào ngược dạ dày và Hội chứng ruột kích thích tại THUỐC DÂN TỘC

Mất ăn mất ngủ vì phải sống chung với bệnh viêm hang vị và trào ngược dạ dày mấy năm…

Chị Nguyễn Thị Thanh Vân Nhờ Sơ can Bình vị tán, cả gia đình tôi hết bệnh dạ dày

Sau một hồi “tìm đông tìm tây”, đọc rất nhiều thông tin về nhiều phương pháp, bài thuốc điều trị…

viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính Viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính và dấu hiệu nhận biết

Viêm loét dạ dày tá tràng được phân loại thành hai dạng: cấp tính và mãn tính, dựa trên thời…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua