Nội soi dạ dày là gì? Có mấy phương pháp? có đau không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Nội soi dạ dày là phương pháp để kiểm tra và chẩn đoán các bệnh lý về đường tiêu hóa bằng một thiết bị đặc biệt là ống nội soi. Thế nhưng không phải ai cũng biết nội soi dạ dày là gì, nếu bạn vẫn đang băn khoăn thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này nhé!

Nội soi dạ dày là phương pháp được sử dụng để kiểm tra các tổn thương ở dạ dày nhất là sinh thiết để tìm ung thư
Nội soi dạ dày là phương pháp được sử dụng để kiểm tra các tổn thương ở dạ dày nhất là sinh thiết để tìm ung thư

Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày là một phương pháp thăm khám y khoa, cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp bên trong dạ dày, thực quản và tá tràng thông qua một ống soi mềm được đưa vào qua miệng. Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương, viêm loét, chảy máu hoặc tìm kiếm vi khuẩn gây bệnh như HP, thậm chí lấy mẫu sinh thiết để phát hiện sớm ung thư.

Nội soi dạ dày gồm hai loại chính: chẩn đoán, giúp phát hiện bệnh, và can thiệp, được sử dụng để thực hiện các thủ thuật điều trị như cầm máu hoặc loại bỏ polyp.

Có mấy cách nội soi dạ dày?

Các phương pháp nội soi dạ dày hiện nay bao gồm:

Nội soi dạ dày bằng đường mũi

Nội soi dạ dày qua đường mũi sử dụng ống soi nhỏ, được gây tê và luồn từ mũi xuống thực quản và dạ dày để kiểm tra và phát hiện tổn thương. Phương pháp này yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn 8 giờ trước khi thực hiện, kéo dài khoảng 15 phút và chi phí khoảng 400.000 VNĐ. Đặc biệt an toàn và ít gây khó chịu, không cần gây mê, giảm nguy cơ đau và nôn.

Tham khảo: Phương pháp nội soi dạ dày nào không đau, thực hiện ở đâu?

Nội soi bằng viên nang

Nội soi viên nang là kỹ thuật tiên tiến, dùng viên nang nhỏ có gắn camera chụp ảnh đường tiêu hóa từ miệng đến hậu môn. Camera ghi hình ảnh mỗi 3 giây với độ phân giải cao, góc quét rộng. Quá trình này kéo dài 8-12 tiếng, viên nang di chuyển tự nhiên và được đào thải qua đường phân. Ưu điểm là không gây đau, phù hợp chẩn đoán chảy máu ruột non, đau bụng, theo dõi khối u. Tuy nhiên, chi phí cao, khoảng 10-12 triệu VNĐ mỗi viên, hạn chế sự phổ biến của phương pháp này.

Nội soi bằng đường miệng

Là phương pháp nội soi dạ dày truyền thống thường được sử dụng nhất hiện nay. 

Khi thực hiện, các bác sĩ sẽ đưa ống nội soi từ miệng qua họng, xuống dạ dày, tá tràng để quan sát niêm mạc và chẩn đoán bệnh. Phương pháp này cho độ chính xác cao, giá thành thấp lại dễ thực hiện. Tuy nhiên, do ống mềm có kích thích lớn, khi đi qua đường miệng vào lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi dễ làm bệnh nhân buồn nôn, có cảm giác sợ hãi khi nội soi. 

Nội soi dạ dày có đau không? 

Nội soi dạ dày có đau không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Nội soi dạ dày cũng được phân thành 2 dạng chính là nội soi gây mê và nội soi không gây mê.

Nội soi dạ dày gây mê thường không khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn khó chịu

Trong đó, nội soi gây mê là phương pháp có kèm theo thuốc mê nên không gây đau đớn nhưng vẫn khiến bệnh nhân khó chịu. Còn nội soi không gây mê ít nhiều vẫn khiến người bệnh có cảm giác hơi đau khi ống soi bắt đầu đưa vào dạ dày.

Tuy nhiên cảm giác đau cũng không nhiều nhưng người bệnh thường thấy khó chịu đặc biệt là cảm giác buồn nôn, nôn khi có vật lạ chặn ở cổ trong quá trình tiến hành. Trong quá trình nội soi, nếu không tuân thủ đúng quy trình có thể xảy ra một số biến chứng như dịch dạ dày vào phổi, hít sặc thức ăn, nhiễm trùng, xuất huyết, rách hoặc thủng đường tiêu hóa trên… 

Tham khảo: Điều Trị Bệnh Dạ Dày Bằng Y Học Cổ Truyền

Khi nào cần nội soi?

Phương pháp nội soi cho kết quả chẩn đoán các bệnh lý ống tiêu hóa có độ chính xác cao hơn so với siêu âm hay chụp x-quang. Thường được áp dụng khi có các biểu hiện như:

  • Nuốt đau, nuốt nghẹn, khó nuốt hoặc nuốt vướng
  • Nóng rát thượng vị, có thể nôn ra máu
  • Đau thượng vị, đau sau xương ức, thường xuyên nôn ói khi đánh răng
  • Thường xuyên ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, ăn không tiêu, thiếu máu, thiếu sắt
  • Ho,  viêm họng kéo dài, cảm giác vướng víu ở cổ họng
  • Sụt cân, người gầy yếu không rõ nguyên nhân
  • Sinh hoạt chung với người đã nhiễm vi khuẩn HP
  • Buồn nôn, nôn sau khi ăn hoặc khi làm việc nặng
  • Đi đại tiện ra phân đen

Quy trình nội soi

Nội soi dạ dày bao gồm việc đánh giá nguy cơ và lựa chọn thủ thuật phù hợp sau khi thảo luận với bác sĩ, bao gồm cả việc thông báo về tình trạng sức khỏe và thuốc đang dùng.

bệnh dạ dày khám ở đâu
Nội soi dạ dày được tiến hành với ít nhất 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng ở phòng soi

Trong quá trình nội soi, thực hiện ở phòng soi với sự hỗ trợ của bác sĩ và điều dưỡng, bệnh nhân được gây tê miệng, sau đó ống soi được đưa vào qua miệng hoặc mũi. Cảm giác đau và khó chịu có thể xuất hiện nhưng sẽ giảm bớt nếu bệnh nhân hít thở sâu và thư giãn. Thủ thuật này kéo dài khoảng 3-5 phút.

Nội soi dạ dày có ảnh hưởng gì không?

Đây là thủ thuật an toàn, thường chỉ gây cảm giác đau nhẹ và khó chịu ở họng, sẽ giảm sau 30-45 phút. Bệnh nhân có thể ăn uống bình thường sau khoảng 30-35 phút. Dùng thuốc an thần và gây mê có thể gây biến đổi huyết áp và tim đập, cũng như cảm giác buồn nôn. Gây mê nhẹ giúp giảm khó chịu.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng nội soi do rủi ro tiềm ẩn, và việc theo dõi HP sau điều trị có thể dùng các xét nghiệm khác thay thế.

Cần chuẩn bị gì khi nội soi dạ dày – thực quản?

Khi nội soi, người bệnh cần chuẩn bị và thực hiện những vấn đề sau đây:

cần chuẩn bị gì khi nội soi dạ dày
Cần trao đổi với bác sĩ về các thuốc đang sử dụng trước khi tiến hành nội soi
  • Trước khi nội soi, cần nhịn ăn từ tối hôm trước đến sáng hôm sau soi dạ dày, nhịn ăn tuyệt đối trong  6 – 8 tiếng trước khi nội soi.
  • Không hút thuốc trước nội soi 12 tiếng để tránh tiết dịch vị giúp dạ dày sạch sẽ, thuận tiện cho việc quan sát và xem xét rõ các tổn thương.
  • Với những người đang sử dụng thuốc viêm dạ dày hay những người có tiền sử hô hấp hoặc bệnh tim mạch thì cần thông báo với bác sĩ để được thăm khám tư vấn cụ thể có cách nội soi đảm bảo hơn.
  • Với trường hợp nội soi bằng viên nang, trong 1 tuần trước khi tiến hành, không nên bổ sung chất có chứa chất sắt.
  • Trong khi nội soi, cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của nhân viên y tế, cần thoải mái tinh thần để thủ thuật diễn ra thuận lợi hơn.
  • Sau khi nội soi, cần rửa sạch miệng, nghỉ ngơi một chút là có thể ăn được. Nếu nội soi gây mê thì cần đợi cho thuốc hết tác dụng, nên chờ tỉnh táo hoặc nhờ người nhà đưa về. 

Đọc thêm: Phẫu thuật mổ nội soi dạ dày là thế nào, mất bao lâu?

Nội soi dạ dày ở đâu?

Một số địa chỉ khám uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn hiện nay có thể kể đến như:

  • Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, địa chỉ 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
  • Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện E Hà Nội, địa chỉ 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy Hà Nội.
  • Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, địa chỉ 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy, địa chỉ số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM, liên hệ khoa Nội tiêu hóa – Gan mật để được thăm khám và điều trị. 

Trên đây là một số thông tin về nội soi dạ dày, để đảm bảo an toàn trước khi nội soi, người bệnh nên trao đổi kỹ về triệu chứng, các loại thuốc đang sử dụng và tình trạng sức khỏe để việc thăm khám, nội soi được thuận tiện hơn. Sau khi nội soi, cần hạn chế sử dụng thực phẩm có tính cay nóng để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 12:14 - 17/03/2024 - Cập nhật lúc: 11:50 - 09/04/2024
Chia sẻ:
Đau bụng âm ỉ kéo dài là bệnh gì? Nguyên nhân và cách xử lý

Đau bụng âm ỉ kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý…

đau dạ dày cấp Đau dạ dày cấp – Triệu chứng nhận biết và cách xử lý

Đau dạ dày cấp là tình trạng viêm hoặc kích ứng đột ngột của niêm mạc dạ dày dẫn đến…

Uống thuốc trị Hp có tác dụng phụ gì, mệt mỏi không?

Sử dụng thuốc điều trị Hp là rất cần thiết cho những bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh, giúp ức…

Đang đau dạ dày nên ăn gì giảm đau nhanh nhất?

Đang bị đau dạ dày nên ăn gì? Bệnh nhân cần bổ sung các loại thực phẩm giàu omega, ăn…

Xét nghiệm vi khuẩn hp dạ dày bằng cách nào, ở đâu tốt?

Xét nghiệm vi khuẩn Hp được chỉ định khi bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày hoặc thường xuyên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua