Nội soi là gì và các thông tin cần biết
Nội soi là việc đặt một ống dài, mỏng trực tiếp vào cơ thể để quan sát các chi tiết bên trong nội tạng, mô hoặc mạch máu. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng được sử dụng để thực hiện một số phẫu thuật hoặc cung cấp hình ảnh nhằm mục đích chẩn đoán bệnh.
Nội soi là gì?
Nội soi là thủ tục y khoa ít xâm lấn, sử dụng ống mảnh với đèn và camera để quan sát cơ quan nội tạng và mạch máu qua các lỗ tự nhiên như miệng hay hậu môn. Khi thực hiện qua miệng, ống dẫn cho phép bác sĩ kiểm tra thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non. Còn khi thực hiện qua hậu môn, thủ tục này, gọi là soi đại tràng sigma, giúp kiểm tra tình trạng bên trong của ruột già.
Các loại nội soi phổ biến
Kỹ thuật này mang lại hiệu quả cao trong việc kiểm tra, quan sát hoặc thực hiện bên trong cơ thể, hiện bao gồm các loại cơ bản như:
1. Nội soi truyền thống
Loại này có thể được thực hiện thông qua:
- Đường tiêu hóa: Để kiểm tra dạ dày, thực quản, tá tràng, ruột non, đại tràng, ống mật.
- Đường hô hấp: Thông qua mũi để kiểm tra mũi hoặc nội soi phế quản để kiểm tra đường hô hấp dưới.
- Nội soi tai: Kiểm tra các bệnh lý về tai.
- Nội soi bàng quang: Kiểm tra đường tiết niệu.
- Nội soi phụ khoa: Kiểm tra hệ thống sinh sản nữ giới như cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng.
- Nội soi thông qua vết mổ như khoang bụng, bên trong khớp, các cơ quan ở ngực.
2. Nội soi viên nang
Nội soi viên nang là nội soi thông qua máy ảnh không dây. Máy ảnh này được thiết kế nhỏ bằng một viên thuốc để người bệnh có thể nuốt một cách dễ dàng. Sau khi nuốt, viên nang sẽ đi qua đường tiêu hóa và chụp hàng ngàn bức ảnh và truyền đến một thiết bị bên ngoài cơ thể.
Nội soi viên nang được sử dụng để chụp hình ruột non. Bởi vì ruột non là khu vực khó tiếp cân bằng nội soi truyền thống tiêu chuẩn. Nội soi viên nang cũng mang lại hiệu quả cao chụp ảnh niêm mạc ruột non và chẩn đoán bệnh Crohn.
Viên nang nội soi sẽ tồn tại trong 24 – 48 giờ. Sau đó sẽ đi ra khỏi cơ thể thông qua đường hậu môn.
3. Nội soi mật tụy ngược dòng
Đây là một hình thức nội soi đặc biệt cho phép ghi lại hình ảnh của tuyến tụy, túi mật và các cấu trúc liên quan. Nội soi mật tụy ngược dòng thường được kết hợp với tia X hoặc kỹ thuật siêu âm để lấy hình ảnh và thông tin về các bộ phận khác của hệ thống tiêu hóa.
Tham khảo: 9 cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc Nam tốt nhất
4. Siêu âm nội soi
Siêu âm nội soi là tình trạng kết hợp giữa thiết bị siêu âm và nội soi. Điều này cho phép bác sĩ kiểm tra các cơ quan và cấu trúc không thể nhìn thấy thông qua nội soi tiêu chuẩn.
Để thực hiện, bác sĩ sẽ dùng một thiết bị giống như một cây kim mỏng đưa vào các cơ quan, cấu trúc để lấy một số mô, tế bào. Các mô này sẽ được kiểm tra và xét nghiệm dưới kính hiển vi để phục vụ công tác chẩn đoán bệnh.
5. Phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật nội soi là kỹ thuật tiên tiến, giúp thực hiện các thủ thuật ít xâm lấn như cắt bỏ túi mật, loại bỏ khối u tiêu hóa, thắt ống dẫn trứng, cắt bỏ ruột thừa và tử cung, cũng như phẫu thuật tuyến tiền liệt.
Một số thông tin cần biết
Tham khảo một số thông tin cơ bản về mục đích, cách thực hiện, quy trình chung và bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào của thủ tục nội soi trong phần bên dưới.
1. Tại sao một người cần nội soi?
Phương pháp này cho phép bác sĩ kiểm tra trực quan một cơ quan nội tạng mà không cần phải rạch một đường lớn trên cơ thể. Các bác sĩ thường dùng kết quả để đánh giá các triệu chứng như:
- Đau bụng
- Viêm loét dạ dày tá tràng hoặc khó nuốt
- Xuất huyết dạ dày
- Thay đổi thói quen đại tiện như táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy
- Polyp dạ dày hoặc tăng trưởng bất thường trong ruột kết
Nội soi không chỉ dùng để quan sát bên trong cơ thể mà còn có thể:
- Sinh thiết: Lấy mẫu mô nhỏ để kiểm tra và xét nghiệm tại phòng thí nghiệm.
- Phẫu thuật điều trị: Thực hiện các thủ tục phẫu thuật nhỏ thông qua nội soi.
Trước khi quyết định thực hiện, bác sĩ sẽ:
- Xem xét triệu chứng và tiến hành kiểm tra thể chất.
- Yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá nguyên nhân và triệu chứng, từ đó xác định nhu cầu nội soi hoặc phẫu thuật.
Xem ngay: Đau dạ dày là đau bên nào? Vị trí đau giúp chẩn đoán đúng bệnh
2. Ai là người thực hiện nội soi?
Bác sĩ nội khoa, bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ xét nghiệm có thể là người tiến hành xét nghiệm. Tuy nhiên, hầu hết các thủ tục đều được thực hiện bởi các chuyên gia tiêu hóa (bác sĩ tiêu hóa).
3. Quá trình nội soi diễn ra như thế nào?
Trước khi quá trình nội soi diễn ra, bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ hướng dẫn đầy đủ các thủ tục và cách chuẩn cho người bệnh, cụ thể:
- Không ăn thực phẩm rắn trong 12 giờ và chỉ uống chất lỏng như nước trái cây cho đến 2 giờ trước thủ tục.
- Đối với kiểm tra ruột kết, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thủ tục làm sạch phân.
- Cung cấp thông tin về các loại thuốc đang sử dụng và phẫu thuật trước đó cho bác sĩ.
- Có thể tiêm thuốc an thần để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo và thư giãn trong quá trình thực hiện.
- Trong trường hợp phức tạp, gây mê toàn thân có thể được chỉ định.
4. Rủi ro
Mặc dù nội soi thường được xem là một thủ tục đơn giản và an toàn. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng. Ngoài ra, còn đem lại một số nguy cơ như:
- Đau ngực
- Chuột rút nhẹ
- Bị tê họng trong vài giờ sau khi sử dụng thuốc gây tê cục bộ
- Cảm thấy đầy hơi chướng bụng trong vài giờ sau khi nội soi
- Tổn thương các cơ quan nội tạng
- Thủng, rách bên trong thành ruột
- Nhiễm trùng hoặc xuất huyết trong
- Đau dai dẳng ở khu vực nội soi
- Đỏ và sưng tại khu vực phẫu thuật nội soi
Một số biến chứng nội soi có thể trở nên nghiêm trọng. Do đó, thông báo với bác sĩ nếu gặp các triệu chứng như:
- Nôn mửa, khó nuốt, phân có màu tím sẫm
- Khó thở
- Đau bụng dữ dội kéo dài
- Nôn hoặc ho ra máu
5. Quá trình hồi phục
Quá trình và thời giạn phục hồi sau nội soi còn tùy thuộc vào độ phức tạp của thủ tục khám. Đối với khám trên, thủ tục nội soi thường kéo dài trong 15 – 20 phút và người bệnh cần khoảng 1 giờ để hồi phục. Trong khi các thủ tục khác như gây mê hoặc can thiệp phẫu thuật cần tới một ngày để hồi phục, đôi khi là yêu cầu nhập viện.
Sau khám, bệnh nhân tránh làm việc nặng hoặc lái xe để giảm rủi ro biến chứng. Nên trao đổi với chuyên gia y tế để hiểu rõ hơn về thủ tục và lộ trình phục hồi.
Có thể bạn quan tâm
- 7 loại thuốc giảm đau dạ dày tác dụng nhanh
- Bài thuốc từ lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!