7 loại thuốc giảm đau dạ dày tác dụng nhanh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Cơn đau dạ dày có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để làm giảm triệu chứng này, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau dạ dày như thuốc chữ P (Phosphalugel), thuốc chữ Y (Yumangel), thuốc chống co thắt Pymenospain 40mg… Đây đều là những loại thuốc phổ biến trên thị trường và có thể dễ dàng tìm mua tại các quầy thuốc tây.

thuốc giảm đau dạ dày
Các loại thuốc giảm đau dạ dày phổ biến có bán tại nhà thuốc

Các loại thuốc giảm đau dạ dày tốt nhất

1. Thuốc chữ P (Phosphalugel)

Thuốc chữ P có chứa thành phần Aluminum phosphate 20%. Thành phần này có tác dụng giảm hàm lượng dịch vị dư thừa trong dạ dày. Khi uống thuốc, Aluminum phosphate sẽ đi vào dạ dày và tạo thành lớp màng bảo vệ ổ viêm, loét nhằm hạn chế triệu chứng khó chịu, đau rát…

thuốc giảm đau dạ dày
Thuốc chữ P (Phosphalugel) có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm giảm cơn đau thượng vị

Thuốc dùng trong những trường hợp sau:

  • Thoát vị khe thực quản
  • Viêm dạ dày cấp và mãn tính
  • Viêm thực quản
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Rối loạn chức năng ruột

Liều dùng:

  • Uống trực tiếp 1 – 2 gói/ lần
  • Ngày dùng 2 – 3 lần

Tuy nhiên thuốc chữa đau dạ dày chữ P không thích hợp với người không dung nạp Fructose, phụ nữ mang thai và người đang bị tiêu chảy nặng.

Tham khảo: Người bị đau dạ dày có nên uống sữa? Lời khuyên từ bác sĩ

2. Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel)

Thuốc dạ dày chữ Y là thuốc giảm cơn đau dạ dày được bán ở hầu hết các tiệm thuốc tây trên toàn quốc. Thuốc được bào chế ở dạng hỗn dịch và chứa hoạt chất chính là Almagate. Almagate là thành phần kháng acid mạnh, có khả năng trung hòa và tăng độ pH trong dạ dày.

thuốc giảm đau dạ dày
Thuốc chữ Y (Yumangel) có khả năng trung hòa acid dịch vị trong dạ dày

Thuốc được sử dụng để làm giảm cơn đau dạ dày, cả giác buồn nôn và nôn mửa do tăng tiết acid trong các trường hợp sau:

  • Viêm dạ dày
  • Viêm thực quản trào ngược
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Hội chứng tăng tiết acid

Liều dùng:

  • Dùng 1 gói/ 3 – 4 lần/ ngày

Tương tự như thuốc dạ dày chữ P, khi sử dụng Yumangel bạn nên uống trực tiếp hỗn dịch. Có thể uống nước lọc để loại bỏ cảm giác khó chịu sau khi dùng thuốc.

3. Thuốc dạ dày Pepsane gel

Pepsane là thuốc dạ dày dạng gel có tác dụng giảm đau thượng vị, cải thiện tình trạng đầy hơi, ợ nóng và ợ chua. Thuốc có hai hoạt chất chính là Dimethicon và Guaiazulen.

thuốc giảm đau dạ dày
Pepsane gel có khả năng giảm đầy hơi, ợ chua, đau thượng vị,…

Các thành phần này tạo màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn chặn tình trạng tăng tiết acid dịch vị, gây viêm và loét cơ quan tiêu hóa. Thuốc Pepsane được sử dụng trong những trường hợp như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Ợ nóng, ợ chua do ăn thực phẩm chứa nhiều acid
  • Viêm loét dạ dày
  • Bảo vệ niêm mạc khi sử dụng thuốc gây hại dạ dày

Cách dùng:

  • Dùng 1 gói/ 3 lần/ ngày
  • Sử dụng trước khi ăn hoặc dùng ngay khi cơn đau phát sinh

Xem thêm: Các thuốc đau dạ dày của Mỹ đang có bán tại thị trường Việt Nam

4. Thuốc giảm đau chống co thắt Pymenospain 40mg

Pymenospain chứa hoạt chất Drotaverine – có khả năng giảm cơn đau dạ dày do co thắt. Thuốc được bào chế ở dạng hỗn dịch với quy cách 25 ống x 2ml/ hộp và dạng viên 40mg. Nếu sử dụng tại nhà, bạn nên dùng dạng viên nén để phòng ngừa rủi ro.

Liều dùng:

  • Người lớn: Dùng 1 – 2 viên/ 2 – 3 lần/ ngày
  • Trẻ nhỏ trên 6 tuổi: Dùng 1 viên/ 2 – 3 lần/ ngày
  • Trẻ từ 1 – 6 tuổi: Dùng ½ – 1 viên/ 2 – 3 lần/ ngày

Có thể sử dụng thuốc vào lúc đói hoặc lúc no. Thuốc chỉ có tác dụng đối với cơn đau dạ dày do co thắt gây ra. Nếu triệu chứng do tăng tiết dịch vị, sử dụng thuốc Pymenospain sẽ không đem lại cải thiện.

5. Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol tác động đến prostaglandin của hệ thần kinh trung ương nhằm làm giảm các cơn đau trên toàn bộ cơ thể. Vì thuốc không ảnh hưởng đến cyclooxygenase toàn thân nên không gây kích ứng cơ quan tiêu hóa.

thuốc giảm đau dạ dày
Paracetamol có tác dụng giảm đau toàn thân và không gây kích ứng cơ quan tiêu hóa

Liều dùng thông thường:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Dùng 500 – 1000mg/ 3 lần/ ngày
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Dùng 250 – 500mg/ 2 – 4 lần/ ngày
  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Dùng 250mg/ 2 – 4 lần/ ngày
  • Thời gian giữa 2 liều phải cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ

Khi sử dụng Paracetamol, cần hạn chế rượu và đồ uống chứa caffeine. Ngoài ra, không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

6. Thuốc giảm đau codein

Codein là thuốc giảm đau gây nghiện có tác dụng đối với các cơn đau có mức độ nhẹ và vừa. Thuốc thường được chỉ định khi cơn đau dạ dày không đáp ứng với thuốc giảm đau và những loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Hiện nay trên thị trường, codein thường được phối hợp với Paracetamol để tăng tác dụng điều trị. Hoạt chất Codein có thể tác động đến thần kinh trung ương, vì vậy bạn nên sử dụng theo hướng dẫn cụ thể của dược sĩ.

7. Thuốc ức chế bơm proton Omeraz

Thuốc Omeraz có chứa hoạt chất Omeprazol – tác dụng ức chế bơm proton trong dạ dày. Khi uống loại thuốc này, dịch vị dạ dày sẽ có xu hướng giảm trong thời gian dài nhưng có thể hồi phục. 

thuốc giảm đau dạ dày
Thuốc Omeraz ức chế quá trình tăng tiết dịch vị ở dạ dày, từ đó làm giảm triệu chứng đau thượng vị và buồn nôn

Thuốc Omeraz được sử dụng trong những trường hợp như:

  • Viêm loét dạ dày tiến triển
  • Hội chứng Zollinger-Ellison
  • Viêm thực quản

Liều dùng:

  • Dùng 20mg/ lần/ ngày
  • Thời gian điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý

Khi sử dụng loại thuốc này, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như nổi mề đay, buồn ngủ, táo bón, chóng mặt, buồn nôn…

Những lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau dạ dày

Thuốc giảm đau dạ dày có nhiều loại khác nhau. Vì vậy bạn cần xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng để lựa chọn loại thuốc phù hợp.

thuốc giảm đau dạ dày
Cần thăm khám nếu triệu chứng đau dạ dày vẫn tiếp diễn sau 7 ngày dùng thuốc

Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc giảm đau dạ dày bạn cần lưu ý những thông tin sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc trong khoảng 7 ngày. Nếu triệu chứng tiếp tục kéo dài, bạn nên tìm gặp bác sĩ để tiến hành các biện pháp chuyên sâu.
  • Không sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm cơn đau dạ dày. NSAID ức chế cyclooxygenase ở cơ quan tiêu hóa và tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.
  • Thận trọng và điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan, thận và những người có sức khỏe đặc biệt.
  • Nên sử dụng theo đúng liều lượng được dược sĩ chỉ định. Tránh tình trạng dùng quá liều hoặc quá thời gian quy định.
  • Khi sử dụng thuốc, nên hạn chế các đồ uống chứa cồn và caffeine. Bên cạnh đó để giảm cơn đau dạ dày, bạn nên kiêng cử đồ ăn cay nóng, thức ăn mặn và chế biến sẵn.

Bài viết đã tổng hợp một số loại thuốc giảm đau dạ dày phổ biến mà bạn có thể tìm mua tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Để chữa khỏi, bệnh phải được điều trị từ nguyên nhân. Bạn nên sắp xếp thời gian đến bệnh viện thăm khám hoặc gặp bác sĩ chuyên khoa và nhận hướng dẫn.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 08:12 - 19/03/2024 - Cập nhật lúc: 08:38 - 30/05/2024
Chia sẻ:
10 cách tẩy giun bằng phương pháp dân gian không cần thuốc
Cách tẩy giun bằng phương pháp dân gian như tẩy giun bằng tỏi, cà rốt, hạt bí... vừa tiện lợi vừa giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời hỗ trợ…
Phương pháp nội soi dạ dày gây mê và thông tin cần biết

Nội soi dạ dày gây mê phù hợp với những trường hợp chịu đau kém, dễ buồn nôn và nôn…

Tá tràng có hình chữ C ngược và có cấu tạo gồm 4 phần, mỗi phần có hình dạng khác nhau Tá tràng là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng

Tá tràng là gì? Đây là một phần của hệ tiêu hóa, đóng vai trò quan trọng trong quá trình…

Đau thượng vị buồn nôn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh Đau thượng vị buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị

Đau thượng vị kèm theo cảm giác buồn nôn thường là triệu chứng của các vấn đề về dạ dày,…

Đau dạ dày sau sinh Đau Dạ Dày Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Đau dạ dày sau sinh là căn bệnh phổ biến xảy ra ở đường tiêu hóa của chị em phụ…

Đau dạ dày có uống được sữa Ensure? Tư vấn

Sữa Ensure là một sản phẩm dinh dưỡng được thiết kế để cung cấp đủ chất cho người ăn uống…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua