Đau dạ dày có bị đi ngoài tiêu chảy không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau dạ dày có bị đi ngoài tiêu chảy không? Các chuyên gia giải thích rằng: Không chỉ gây nóng rát thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi và chướng bụng, bệnh nhân đau dạ dày còn có thể bị đi ngoài và tiêu chảy. Triệu chứng này là hệ quả do dạ dày suy giảm chức năng, dẫn đến tình trạng rối loạn nhu động ruột và gây ra hiện tượng đi phân lỏng. Cùng tìm hiểu cách khắc phục qua chia sẻ dưới đây.

đau dạ dày có bị đi ngoài không
Đau dạ dày có bị đi ngoài tiêu chảy không?

Người bị đau dạ dày có bị đi ngoài tiêu chảy không?

Đau dạ dày là tình trạng cơn đau phát sinh ở vùng thượng vị do viêm loét dạ dày, hội chứng Zollinger Ellison hoặc do ăn uống không hợp lý gây ra.

Thông thường đau dạ dày hay đi kèm với triệu chứng nóng rát thượng vị, trào ngược thực quản, buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn,… Tuy nhiên trên thực tế có một số bệnh nhân bị đau dạ dày kèm theo chứng đi ngoài và tiêu chảy.

đau dạ dày có bị đi ngoài không
Dạ dày hoạt động kém khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ, gây rối loạn nhu động ruột và tiêu chảy

Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do dạ dày bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng suy giảm chức năng tiêu hóa. Thức ăn sau khi được dung nạp không được tiêu hóa hoàn toàn có thể gây áp lực lên ruột non và ruột già. Từ đó làm phát sinh tình trạng rối loạn nhu động ruột và dẫn đến chứng đi ngoài, tiêu chảy.

Một số bệnh nhân bị đau thượng vị có thể đi phân lỏng, phân có màu sắc khác thường và mùi khó chịu.

Phân biệt tiêu chảy do đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa

Đi phân lỏng là triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Vì vậy trước khi tiến hành điều trị, bạn cần phân biệt chứng đi ngoài do đau dạ dày và đi ngoài do rối loạn tiêu hóa.

Đặc điểmTiêu chảy do đau dạ dàyTiêu chảy do rối loạn tiêu hóa
Tần suấtTrung bình từ 1 – 2 lần/ ngày. Tuy nhiên nếu bệnh nặng, tần suất có thể dao động từ 3 – 5 lần.Thường đi hơn 5 lần/ ngày
Vị tríĐau vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn)Đau vùng bụng dưới rốn
Thời điểmThường đi sau khi ăn khoảng 60 phútĐi ngoài vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày
Đặc điểm của phânPhân lỏng, có mùi hôi nhưng không có chất nhầyPhân lỏng và nhiều nước, có máu tươi hoặc chất nhầy kèm theo

Đau dạ dày bị đi ngoài có nguy hiểm không?

Đau dạ dày kèm tiêu chảy là một trong những triệu chứng khá phổ biến. Khác với tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng do các vấn đề ở dạ dày thường có xu hướng kéo dài mãn tính và tái phát nhiều lần. Nếu không chủ động thăm khám và điều trị, đau dạ dày bị đi ngoài có thể gây ra một số biến chứng như sau:

đau dạ dày có bị tiêu chảy không
Đau dạ dày bị tiêu chảy và đi ngoài kéo dài có thể gây suy nhược và giảm hiệu suất làm việc
  • Suy nhược cơ thể: Hoạt động tiêu hóa kém có thể giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó gây giảm cân bất thường và tăng nguy cơ suy nhược cơ thể. Chứng suy nhược và đau dạ dày là 2 yếu tố có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi cơ thể suy nhược và mệt mỏi, các triệu chứng của đau dạ dày thường có xu hướng bùng phát dữ dội hơn.
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống: Hiện tượng tiêu chảy, đi ngoài kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sinh hoạt và làm việc. Người đau dạ dày kèm theo chứng đi ngoài thường kém tập trung, cơ thể mệt mỏi và giảm hiệu suất làm việc.
  • Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa: Đi ngoài quá nhiều lần có thể kích thích lên niêm mạc ruột kết và có khả năng gây vỡ tĩnh mạch.
  • Tăng nguy mắc bệnh trĩ: Bệnh trĩ thường là hệ quả do táo bón mãn tính gây ra. Tuy nhiên trường hợp tiêu chảy kéo dài cũng có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Cách khắc phục tình trạng đau dạ dày đi ngoài, tiêu chảy

Đi ngoài và tiêu chảy kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy, bạn cần tiến hành chăm sóc và điều trị trong thời gian sớm nhất.

1. Tích cực điều trị bệnh lý nguyên nhân

Đau dạ dày là triệu chứng điển hình của hội chứng Zollinger-Ellison, viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản. Tích cực trong quá trình điều trị bệnh lý nguyên nhân giúp tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày và cải thiện triệu chứng đi ngoài, tiêu chảy,…

đau dạ dày có bị tiêu chảy không
Tích cực điều trị bệnh lý nguyên nhân giúp kiểm soát tiêu chảy, đi ngoài và các triệu chứng khác

Để được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, bạn nên tiến hành thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả chẩn đoán và cân nhắc trước khi đưa ra phác đồ thuốc.

Đau dạ dày đi ngoài tiêu chảy có thể được điều trị bằng Tây y hoặc Đông y. 

Điều cần thiết đầu tiên cho người bệnh đó là cầm chừng và ngăn chặn tình trạng đi ngoài tiêu chảy để tránh mất nước làm cơ thể suy nhược. 

Người bệnh có thể uống một số loại thuốc sau đây với liều dùng từ 3 – 5 ngày để chấm dứt tạm thời triệu chứng này: Codein, Loperamide, Diarsed, Pepto-Bismol, Racecadotril,…

Bên cạnh đó, để có hiệu quả phục hồi bệnh tốt và hạn chế đi ngoài tiêu chảy, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt sao cho hợp lý.

2. Thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm soát triệu chứng đau dạ dày bị đi ngoài và tiêu chảy bằng cách thay đổi một số thói quen sinh hoạt và ăn uống.

đau dạ dày có bị tiêu chảy không
Bên cạnh việc điều trị, bệnh nhân đau dạ dày nên kết hợp với chế độ ăn & thói quen sinh hoạt điều độ
  • Nên giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột bằng cách bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa như cá, ngũ cốc, rau xanh, trứng, trái cây, sữa chua… Đồng thời nên uống nhiều nước để trung hòa dịch vị dạ dày và điều hòa nhu động ruột.
  • Cần ăn uống đúng giờ và thay đổi thói quen ăn uống bừa bãi, bỏ bữa và ăn khuya. Nên ăn từng bữa nhỏ và ăn tối trước 20 giờ nhằm ổn định hoạt động của dạ dày và đường ruột.
  • Hạn chế các thức uống và nhóm thực phẩm không lành mạnh như thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường, axit và dầu mỡ, đồng thời nên tránh uống rượu bia, cà phê và trà đặc.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, thức khuya và căng thẳng thần kinh.
  • Nên tăng cường vận động và tập thể dục từ 15 – 30 phút/ ngày nhằm nâng cao sức khỏe và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.

Kết hợp đồng thời giữa việc áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu với lối sống lành mạnh có thể kiểm soát triệu chứng đi ngoài, tiêu chảy và hạn chế một số biểu hiện đi kèm như buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, nóng rát dạ dày, đau thượng vị,…

Đau dạ dày bị đi ngoài, tiêu chảy – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp, đau dạ dày bị tiêu chảy và đi ngoài có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày và xuất huyết tiêu hóa. Vì vậy bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:

  • Đi ngoài hơn 3 lần/ ngày, phân có lẫn máu hoặc có màu đen.
  • Buồn nôn và nôn mửa liên tục
  • Người sụt cân bất thường
  • Nôn mửa ra máu hoặc nôn ra dịch có màu cà phê
  • Người mệt mỏi và yếu đột ngột

Ung thư dạ dày và xuất huyết tiêu hóa là các vấn đề sức khỏe có mức độ nghiêm trọng. Vì vậy bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời.

Ngoài những triệu chứng thông thường, đau dạ dày có thể đi kèm theo tình trạng đi ngoài và tiêu chảy. Tuy nhiên triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau khi điều trị bệnh lý nguyên nhân và thay đổi một số thói quen sinh hoạt, ăn uống. Hi vọng những thông tin cung cấp trên đây đã giúp ích cho bạn trong quá trình chữa bệnh dạ dày nói chung và đau dạ dày đi ngoài tiêu chảy nói riêng. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
7 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả từ ngàn xưa

Khám phá 7 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày, được lưu truyền qua bao thế hệ. Được đánh…

Thực phẩm tốt cho người viêm dạ dày Thực Phẩm Tốt Cho Người Viêm Dạ Dày – Thức Ăn Tốt Nhất

Lựa chọn thực phẩm tốt cho người viêm dạ dày là yếu tố quan trọng trong quá trình hỗ trợ…

Đau dạ dày có ăn được sữa chua không – Loại nào phù hợp?

Mối lo ngại về việc 'đau dạ dày ăn sữa chua được không' đã được các chuyên gia làm sáng…

10 Món ăn cho người đau dạ dày vừa tốt, ngon lại bổ dưỡng

Theo các chuyên gia, bệnh nhân đau dạ dày ngoài việc sử dụng thuốc điều trị cần phải có chế…

Viêm niêm mạc dạ dày biến mất chỉ SAU 3 THÁNG sử dụng Sơ can Bình vị tán Viêm niêm mạc dạ dày biến mất chỉ SAU 3 THÁNG sử dụng Sơ can Bình vị tán

Viêm niêm mạc dạ dày từ lâu đã là căn bệnh gây không ít phiền toái cho người bệnh với…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua