Đau dạ dày uống Efferalgan có được không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh nhân đau dạ dày có thể sử dụng thuốc Efferalgan để giảm đau và hạ sốt. Nên uống thuốc sau bữa ăn và có thể kết hợp với các dược phẩm khác như thuốc kháng axit, thuốc ức chế thụ thể histamine H2, hoặc thuốc ức chế bơm proton.

Đau dạ dày uống Efferalgan có được không
Bị đau dạ dày uống Efferalgan có được không?

Efferalgan là thuốc gì?

Efferalgan là biệt dược chứa hoạt chất chính là Paracetamol ở hàm lượng 80mg, 250mg và 500mg. Thuốc được bào chế ở dạng viên đặt (viên đạn), viên nang, thuốc bột sủi và viên sủi.

Với thành phần chính là hoạt chất Paracetamol, dược phẩm có tác dụng hạ thân nhiệt và giảm cơn đau có mức độ từ nhẹ đến trung bình. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị các triệu chứng như đau răng, đau nhức xương khớp, sốt cao, đau đầu… do chấn thương, nhiễm trùng hoặc do các bệnh lý mãn tính.

Efferalgan là thuốc gì?
Efferalgan là thuốc hạ sốt và giảm đau được sử dụng phổ biến

Do có phạm vi chỉ định rộng và độ an toàn khá cao nên hiện nay thuốc Efferalgan và các chế phẩm chứa Paracetamol thường được ưu tiên trong quá trình điều trị.

Bị đau dạ dày có uống Efferalgan được không?

Bệnh nhân viêm đau dạ dày thường lo lắng không biết có thể sử dụng Efferalgan không. Theo các chuyên gia, Efferalgan chứa hoạt chất Paracetamol, là lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh này vì nó không ảnh hưởng đến enzyme cyclooxynase (COX) toàn thân mà chỉ ức chế tại hệ thần kinh trung ương, do đó ít gây ra các vấn đề cho dạ dày.

Trong những ngày đầu sử dụng, người bệnh có thể cảm thấy những kích thích nhẹ như đau dạ dày, co thắt, buồn nôn hoặc nôn, nhưng các triệu chứng thường giảm dần sau vài ngày.

Dù vậy, do Paracetamol chủ yếu được chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận nên những người có vấn đề về gan, thận hoặc thiếu hụt men G6PD cần dùng thuốc này một cách thận trọng.

Tham khảo: Thuốc Lorastad có công dụng gì? Cách dùng và thận trọng

Những lưu ý khi dùng thuốc Efferalgan cho người đau dạ dày

Efferalgan là thuốc giảm đau khá phổ biến và được chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhau. Mặc dù được đánh giá khá an toàn với bệnh nhân bị đau dạ dày. Tuy nhiên để giảm thiểu các tác dụng phụ khi sử dụng loại thuốc này, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

Lưu ý khi dùng Efferalgan cho người đau dạ dày
Ăn no trước khi uống thuốc có thể hạn chế tình trạng kích thích niêm mạc dạ dày
  • Ăn no trước khi dùng Efferalgan hoặc các loại thuốc khác (trừ thuốc kháng axit và thuốc trị đau dạ dày).
  • Tránh rượu bia, cà phê, và các đồ uống có cồn vì chúng có thể làm tăng kích thích dạ dày và tăng độc tính của thuốc với gan.
  • Đối với người có tiền sử xuất huyết dạ dày hoặc loét dạ dày, nên sử dụng Efferalgan dạng đặt hậu môn để giảm ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa.
  • Chỉ dùng Efferalgan khi thực sự cần thiết. Cân nhắc các biện pháp giảm đau và hạ sốt tại nhà như chườm lạnh, chườm nóng, hoặc mặc quần áo thoáng mát.
  • Theo dõi các tác dụng phụ như đau dạ dày, co thắt, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, và thông báo cho bác sĩ nếu chúng không thuyên giảm để xem xét thay đổi thuốc.
  • Kết hợp Efferalgan với thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng histamine H2 để giảm kích thích niêm mạc tiêu hóa.

Đau dạ dày uống Efferalgan có thể là giải pháp, nhưng cần thận trọng. Nên nhớ rằng, nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
chữa viêm hang vị dạ dày bằng thuốc nam với nghệ 9 Cách Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày Bằng Thuốc Nam Hay Nhất

Trong bối cảnh y học hiện đại ngày càng phát triển, việc áp dụng các cách chữa viêm hang vị…

Xuất huyết dạ dày nên ăn hoa quả gì là thắc mắc chung của nhiều người Xuất huyết dạ dày nên ăn hoa quả gì để cải thiện bệnh?

Xuất huyết dạ dày nên ăn hoa quả gì để cải thiện bệnh? Trong điều trị xuất huyết dạ dày,…

Vi khuẩn HP tấn công trực tiếp vào cơ thể qua đường miệng. Khi ăn uống, tiếp xúc với nước bọt người bệnh, bạn có thể bị nhiễm khuẩn HP. Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không?

Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không? Thực tế, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ…

Ngày Tết phải tránh xa những món này nếu không muốn đau dạ dày “hỏi thăm”

Trong những ngày Tết, người bị đau dạ dày nên kiêng ăn nhiều đồ muối chua, các món cay, mứt,…

10 mẹo chữa đau thượng vị dạ dày hiệu quả tức thì

Những mẹo chữa đau thượng vị dạ dày thường là các cách giảm đau đơn giản từ các nguyên liệu…

Chia sẻ
Bỏ qua