Các nhóm thực phẩm tốt cho bao tử người bệnh nên ăn

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi gặp những vấn đề về hệ tiêu hóa, người bệnh cần bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho bao tử vào chế độ ăn. Ăn uống khoa học không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn rất hữu ích cho quá trình điều trị bệnh. Bởi chế độ ăn uống chính là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa.

TOP 8 nhóm thực phẩm tốt cho bao tử cần bổ sung

Chế độ ăn uống đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Đặc biệt với những người đang mắc bệnh về bao tử và đường ruột thì càng phải chú ý hơn đến việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Bổ sung các loại thực phẩm hữu ích không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn làm giảm áp lực co bóp cho bao tử và đường ruột. Ngoài ra, nhiều loại thực phẩm còn giúp tăng cường lợi khuẩn, kháng viêm và giúp sửa chữa những tổn thương ở đường tiêu hóa.

Nhóm thực phẩm tốt cho bao tử cần bổ sung
Một số nhóm thực phẩm có thể làm giảm áp lực co bóp và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho bao tử nên bổ sung hợp lý vào chế độ dinh dưỡng:

1. Thực phẩm giàu Probiotic

Đôi khi sự khó chịu ở dạ dày có thể được gây ra do mất cân bằng về loại hay vi khuẩn có trong đường ruột. Lúc này, bổ sung các nhóm thực phẩm giàu men vi sinh được cho là rất tốt cho bao tử. Nó có thể giúp điều chỉnh sự mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột. Đồng thời làm giảm các triệu chứng đầy hơi hay rối loạn chức năng tiêu hóa.

Thực phẩm giàu Probiotic tốt cho bao tử
Sữa chua là thực phẩm có thể giúp tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột.

Một số thực phẩm chứa Probiotic có lợi cho sức khỏe đường ruột phải kể đến như:

  • Sữa chua: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn sữa chua có chứa vi khuẩn sống và hoạt động mạnh có thể làm giảm cả triệu chứng táo bón và tiêu chảy.
  • Buttermilk: Loại thực phẩm này có thể giúp giảm bớt tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, đồng thời trong một số trường hợp còn giúp giảm táo bón.
  • Kefir: Thực nghiệm cho thấy uống 2 cốc (khoảng 500ml) kefir mỗi ngày trong một tháng có thể giúp những người bị táo bón kinh niên đi tiêu dễ dàng và đều đặn hơn.

Xem thêm:Đau Bao Tử Buồn Nôn Tiêu Chảy – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

2. Nhóm thực phẩm gia vị

Gừng, tỏi và nghệ là 3 loại thực phẩm gia vị điển hình rất tốt cho bao tử mà người bệnh nên ăn. Bổ sung một các hợp lý có thể giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng, đồng thời giúp hàn gắn những tổn thương ở đường tiêu hóa.

  • Gừng: Loại thực phẩm gia vị này có vị cay, tính ấm, được cho là có thể giúp làm dịu cơn đau bao tử. Đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng nôn hay buồn nôn nhờ vào cơ chế điều chỉnh tín hiệu hệ thống thần kinh trong bao tử. Đồng thời có thể tăng tốc độ làm rỗng bao tử. Tuy nhiên không nên dùng với liều quá 5g mỗi ngày.
  • Nghệ: Hàm lượng curcumin rất dồi dào trong loại thực phẩm gia vị này, giúp kháng viêm, sát khuẩn và ngăn ngừa oxy hóa hiệu quả. Sử dụng nghệ có thể giúp trung hòa acid dạ dày, đồng thời bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày được tốt hơn.
  • Tỏi: Hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi được nhiều nghiên cứu ghi nhận là có thể kích thích hệ miễn dịch. Đồng thời giúp ngăn ngừa và ức chế các phản ứng viêm ở trong cơ thể. Nhờ vậy, mà nó được xếp vào nhóm các thực phẩm tốt cho bao tử mà người bệnh nên bổ sung.
Nhóm thực phẩm gia vị tốt cho dạ dày
Hợp chất curcumin trong nghệ được cho là có tác dụng ngừa viêm rất tốt.

3. Thực phẩm giàu Pectin

Bổ sung pectin giúp làm tăng tốc độ phục hồi khi bao tử bị đau hay hệ tiêu hóa gặp vấn đề do thực phẩm gây ra tiêu chảy. Pectin là một loại chất xơ thực vật được tìm thấy với hàm lượng cao trong táo và trái cây có múi. Pectin thường được phân lập từ các loại trái cây này và được cung cấp dưới dạng sản phẩm thực phẩm hay thực phẩm bổ sung.

Bổ sung nhóm thực phẩm giàu pectin sẽ giúp làm giảm đau dạ dày nhờ cơ chế thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong đường tiêu hóa. Đồng thời loại chất xơ thực vật này còn giúp cân bằng lại ruột và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại.

Một số loại trái cây có hàm lượng pectin cao bao gồm: lê, táo, mộc qua, ổi, mận và các loại trái cây có múi. Các loại trái cây khác như nho, dâu tây, anh đào cũng có chứa một lượng nhỏ chất này. Tuy nhiên, trước khi bổ sung pectin từ các loại trái cây trên, nên tìm hiểu thêm các thành phần dưỡng chất khác có trong chúng.

4. Cam thảo, bạc hà và hoa cúc

Ba loại thực phẩm này cũng được rất nhiều nghiên cứu ghi nhận là rất tốt cho bao tử. Tuy nhiên, tùy thuộc vào triệu chứng gặp phải mà có cách bổ sung cho hợp lý.

  • Hoa cúc: Chiết xuất hoa cúc được cho là có thể làm giảm tiêu chảy bằng cách làm giảm co thắt ruột cũng như làm giảm lượng nước tiết vào phân. Hoa cúc cũng có thể được sử dụng trong các chất bổ sung thảo dược giúp làm giảm các triệu chứng tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng.
  • Bạc hà: Tinh dầu bạc hà hoạt động bằng cách làm thư giãn các cơ trong bao tử và đường tiêu hóa. Từ đó có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của co thắt ruột. Cần thận trọng khi bạn bị trào ngược nghiêm trọng hay gặp các vấn đề về rối loạn gan, thận, túi mật.
  • Cam thảo: Loại cam thảo deglycyrrhiziated được cho là tốt cho bao tử hơn những loại cam thảo thảo khác bởi nó không chứa glycyrrhizin. Loại thảo dược này có thể giúp làm dịu đường ruột, đồng thời giảm viêm và nhiễm trùng. Từ đó hỗ trợ tốt hoạt động tiêu hóa và ngăn ngừa triệu chứng khó chịu cho bao tử.
Người bệnh bao tử nên dùng cam thảo, bạc hà và hoa cúc
Bạc hà có chứa một số thành phần rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

Thông tin nên biết: Đau Dạ Dày Nên Ăn Hoa Quả Gì & Tránh Loại Trái Cây Nào?

5. Hạt lanh

Hạt lanh là một loại hạt nhỏ, xơ có thể giúp điều chỉnh nhu đồng ruột và làm giảm táo bón cũng như đau bụng. Loại hạt này được tiêu thụ dưới dạng bột hay dầu hạt lanh đều được chứng minh là có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu của tình trạng táo bón.

Người lớn bị táo bón chỉ cần ăn 4ml dầu hạt lanh mỗi ngày trong 2 tuần sẽ có nhu động ruột tốt hơn, độ đặc của phân cũng sẽ được cải thiện rõ rệt. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, những người ăn bánh nướng xốp hạt lanh mỗi ngày cũng có nhu động ruột tốt hơn tận 30% so với khi họ không tiêu thụ thực phẩm này.

6. Một số loại trái cây

Trái cây là một nhóm thực phẩm lành mạnh tốt cho bao tử và không thể vắng mặt trong một chế độ dinh dưỡng khoa học. Tuy nhiên, khi đang gặp phải các vấn đề về tiêu hóa thì không phải loại trái cây nào cũng là hữu ích. Chuối xanh, bơ và đu đủ được xem là 2 loại trái cây vàng cho những người mắc bệnh tiêu hóa.

  • Đu đủ: Loại trái cây này có chứa hàm lượng cao papain – đây là một loại enzyme mạnh mẽ có tác dụng phá vỡ protein trong thực phẩm, giúp chúng dễ tiêu hóa cũng như hấp thụ hơn. Thường xuyên uống sinh tố đu đủ có thể làm giảm táo bón và đầy hơi ở người lớn. Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, hạt đu dủ có đặc tính chống ký sinh trùng rất tốt.
  • Chuối xanh: Loại trái cây này đặc biệt nên bổ sung khi người bệnh bị đau dạ dày do nhiễm trùng hay ngộ độc thực phẩm có kèm triệu chứng tiêu chảy. Tác dụng chống tiêu chảy mạnh mẽ của chuối xanh là nhờ vào một loại chất xơ đặc biệt có chứa tinh bột khoáng.
  • Quả bơ: Loại trái cây này có chứa nhiều chất xơ, vitamin và cả kali. Ăn bơ thường xuyên được cho là có thể giúp làm giảm các cơn đau dạ dày. Đồng thời nó còn thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần nhớ rằng chỉ nên ăn bơ đã chín hẳn.
Một số loại trái cây tốt cho bao tử
Đu đủ là loại trái cây hữu ích giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

7. Các loại rau lá xanh đậm

Đây là nhóm thực phẩm tuyệt vời có chứa hàm lượng chất xơ không hòa tan cao, tốt cho bao tử. Ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp magie rất tốt. Nhờ đó mà có thể thể giúp giảm táo bón nhờ vào cơ chế cải thiện các cơn co thắt cơ bắp ở trong đường tiêu hóa.

Một nghiên cứu vào năm 2016 cũng ghi nhận rằng, một loại đường được tìm thấy trong các loại rau lá xanh có tác dụng nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong ruột. Loại đường này còn được cho là hỗ trợ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời còn làm suy yếu một số hại khuẩn có thể gây bệnh.

Các loại rau lá xanh đậm phổ biến mang lại những lợi ích trên là rau bina, bông cải xanh hay cải brussels.

Tham khảo thêm:Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày nên ăn gì để giúp bệnh mau hồi phục

8. Ngũ cốc nguyên hạt

Một loại ngũ cốc được xếp vào ngũ cốc nguyên hạt khi nó chứa 100% nhân bao gồm cả cám, mầm và nội nhữ. Yến mạch, quinoa, farro và các sản phẩm làm từ lúa mì nguyên chất được cho là những loại phổ biến nhất.

Đây chính là một trong những nhóm thực phẩm tốt cho bao tử và đường ruột người bệnh cần ăn. Chất xơ có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ có thể hỗ trợ cải thiện hoạt động tiêu hóa theo hai cách.

  • Đầu tiên, chúng sẽ bổ sung lượng lớn chất xơ vào phân để làm giảm táo bón.
  • Thứ hai, một số sợi ngũ cốc được cho là có thể hoạt động giống như prebiotic, giúp nuôi dưỡng các loại lợi khuẩn có trong đường ruột.

Lưu ý khi dùng các loại thực phẩm tốt cho bao tử 

Tuy các loại thực phẩm này được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng thường xuyên để mang lại những tác dụng tốt đối với sức khỏe bao tử, nhưng bạn cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin để áp dụng đúng cách. Một số những lưu ý cho bạn đọc khi dùng các loại thực phẩm tốt cho bao tử:

  • Chọn các loại thực phẩm an toàn, hữu cơ và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh mua các loại thực phẩm bẩn, kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Khuyến khích nên ăn chín, uống sôi. Nên chế biến theo cách luộc hoặc hấp để tránh dầu mỡ, đồng thời đảm bảo được an toàn cho hệ tiêu hóa. 
  • Nên ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhanh và vội vàng. Tránh làm việc khác khi ăn như: dùng điện thoại, xem TV, đọc báo, nằm, chạy nhảy,…, điều này dễ khiến bao tử bị đau.
  • Không ăn quá nhiều trong một bữa. Có thể chia thành nhiều bữa nhỏ, đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 
  • Hạn chế việc để bụng quá đói hoặc ăn quá no có thể khiến dạ dày co bóp mạnh gây ra các cơn đau khó chịu.

Những nhóm thực phẩm tốt cho bao tử tuy sẽ mang lại những lợi ích đáng kể, giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả nhưng bạn cũng cần bổ sung một cách hợp lý và khoa học. Đặc biệt là khi đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa thì bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ để được tư vấn một chế độ ăn thích hợp. Tránh tập trung ăn quá nhiều một thực phẩm có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Thuốc Gastosic Gastosic: Thành phần, công dụng, cách dùng và giá bán

Gastosic là thực phẩm chức năng được sản xuất bởi Công ty CP Dược mỹ phẩm CVI. Sản phẩm có…

Dạ Dày Tuệ Tĩnh Giá Bao Nhiêu? Dùng Có Tốt Không?

Dạ Dày Tuệ Tĩnh là thực phẩm chức năng do Viện nghiên cứu Y - Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh…

Thuốc Enterogermina: Công dụng, cách dùng & giá bán

Enterogermina là thuốc thường dùng để phòng ngừa và điều trị rối loạn hệ tạp khuẩn đường ruột. Đồng thời…

NS Thu Hà chia sẻ về nỗi khổ khi bị bệnh Hành trình NS Thu Hà CHỮA KHỎI viêm hang vị, trào ngược dạ dày và Hội chứng ruột kích thích tại THUỐC DÂN TỘC

Mất ăn mất ngủ vì phải sống chung với bệnh viêm hang vị và trào ngược dạ dày mấy năm…

Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày Tại Nhà – Mẹo Dùng Hay Nhất

Chữa viêm loét dạ dày tại nhà là những cách điều trị bệnh đơn giản, dễ thực hiện ai cũng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua