Bị đau bao tử có uống hạt chia được không? Giải đáp
Nắm rõ việc người bị đau bao tử có uống hạt chia được không có thể giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống phù hợp hơn, tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày. Mặc đù tốt cho sức khỏe nhưng hạt chia không phù hợp với tất cả mọi người.
Công dụng của hạt chia là gì?
Hạt chia được đánh giá là một trong những loại “thực phẩm vàng” vì mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trung bình trong 20 gram hạt chia có 20% canxi, 1/3 magie, mangan, phốt pho, 12 gram carbohydrate, 10 gram chất xơ tương đương 40% và lượng vừa đủ Vitamin B, kali, omega-3 và kẽm.
Những công dụng đối với sức khỏe gồm:
- Cung cấp dinh dưỡng: Thường xuyên ăn hạt chia giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Với hàm lượng chất xơ cao, hạt chia có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy sức khỏe đường ruột.
- Hỗ trợ giảm cân: Chất xơ và protein trong hạt chia có thể giúp cảm thấy no lâu hơn, từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân.
- Tốt cho sức khỏe tim mạch: Omega-3 có trong hạt chia có thể giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa các bệnh về tim.
- Kiểm soát lượng đường trong máu: Hạt chia có thể giúp ổn định lượng đường trong máu, điều này làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2.
- Làm chậm lão hóa: Chất chống oxy hóa có trong hạt chia giúp chống lại sự tổn thương của các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và thúc đẩy sức khỏe tổng thể.
Người bị đau bao tử có uống hạt chia được không?
Có nhiều nghiên cứu so sánh hạt chia như một loại “thần dược cho sức khỏe”. Tuy nhiên vẫn sẽ có những trường hợp cân nhắc khi sử dụng thực phẩm này, hoặc số lượng hạt chia được phép sử dụng bị hạn chế.
Vậy người bị đau bao tử có uống hạt chia được không? Theo các chuyên gia, người bị đau bao tử (đau dạ dày), viêm dạ dày, hoặc rối loạn tiêu hóa, táo bón… không nên ăn nhiều hạt chia. Điều này được lý giải như sau:
Hàm lượng chất xơ trong hạt chia khá cao, trung bình 100 gram hạt chi đem lại nguồn chất xơ cao gấp nhiều lần so với các loại ngũ cốc. Nếu không biết cách đo lường liều lượng rất dễ dẫn đến việc bổ sung dư thừa.
Ở những người mắc bệnh đau bao tử khi uống hạt chia sẽ có hiện tượng đầy bụng, tiêu chảy, có người bệnh còn bị nôn mửa do dạ dày không thể tiêu hóa được hết lượng hạt chia.
Khi hạt chia được đưa vào dạ dày, chúng sẽ tiếp tục nở ra và tạo thành những lớp màng chứa chất xơ không tan bao phủ khắp thành cao tử. Điều này sẽ gây cản trở hoạt động co thắt dạ dày.
Mặt khác chúng còn làm tăng nồng độ acid trong dạ dày khiến tình trạng đau bao tử tiến triển xấu hơn. Trung bình hơn 3 thìa hạt chia mỗi ngày cũng đủ lấp đầy dạ dày của bạn và kích thích sự trương cứng, khó tiêu diễn ra trong nhiều giờ.
Ngoài người bị đau dạ dày, những nhóm đối tượng dưới đây cũng cần hạn chế ăn hạt chia:
- Người bệnh rối loạn đông máu: Một số báo cáo y khoa kết luận hạt chia có thể khiến quá trình đông máu bị chặn đứng ở giới hạn nhất định. Đồng thời với những trường hợp bệnh nhân bị máu khó đông, người đã và đang trong giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật cũng nên hạn chế dùng loại hạt này.
- Người bị rối loạn tiêu hóa: Ăn nhiều hạt chia làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Người có dị ứng với hạt chia: Thành phần protein có trong hạt chia rất đa dạng, có thể gây ra dị ứng ở một số người có cơ địa nhạy cảm và thường dị ứng với protein thực vật.
Lưu ý khi sử dụng hạt chia ở người bị đau bao tử
Mặc dù việc sử dụng hạt chia có thể ảnh hưởng đến dạ dày của bạn, nhưng khi bổ sung với liều lượng phù hợp thì sẽ không có nguy cơ xấu nào xảy ra. Thực tế cho đến nay vẫn chưa có khuyến cáo chính thức về việc người bị đau bao tử không được phép sử dụng hạt chia.
Chính vì thế mà việc người bị đau bao tử có uống hạt chia được không còn phụ thuộc vào cách sử dụng và liều lượng hạt chia mà bạn sử dụng. Những lưu ý khi dùng:
- Cần đảm bảo ngâm hạt chia nở hoàn toàn trước khi sử dụng.
- Lựa nguồn gốc hạt chia chất lượng, đảm bảo vệ sinh, do hạt chia được dùng trực tiếp nên có thể gây ngộ độc nếu nguồn hạt chia không tốt. Để đảm bảo, người dùng nên sử dụng các loại hạt chia được đóng gói cẩn thận thay vì những sản phẩm không rõ nguồn gốc.
- Sử dụng với liều lượng thích hợp. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra mức tiêu chuẩn khi sử dụng hạt chia ở từng nhóm đối tượng là:
- Đối với trẻ em: Mỗi ngày dùng trung bình 10 gram hạt chia đáp ứng đủ lượng Omega 3.6.9 cần thiết cho trẻ.
- Đối với người lớn: Mỗi ngày cần dùng khoảng 15 gram hạt chia để cung cấp Omega 3 và Omega 6.
- Đối với bà bầu: Bổ sung khoảng 20 gram hạt chia mỗi ngày, mỗi lần dùng 10 gram đáp ứng dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé.
- Đối với vận động viên: Bổ sung khoảng 25-30 gram mỗi ngày đáp ứng nhu cầu vận động.
- Người bị đau bao tử: Không dùng nhiều hơn 20 gram hạt chia hàng ngày. Người bệnh nên dùng hạt chia ngâm nước cho hạt chia nở tuyệt đối thì mới nên dùng. Nếu như sử dụng ăn trực tiếp cùng salad hoặc sữa chua thì chỉ nên dùng khoảng 1 thìa cho một lần ăn là đủ.
Người bị đau bao tử không nên uống gì?
Ngoài thắc mắc người bị đau bao tử có uống được hạt chia không, có nhiều người bệnh cũng quan tâm đến những loại thức uống cần tránh xa khi mắc căn bệnh này. Sau đây là loại thức uống mà người bị đau bao tử không nên uống:
Thức uống chứa caffeine
Caffeine có thể ảnh hưởng đến dạ dày rất nghiêm trọng. Mặc dù các loại thức uống có caffeine như trà, cà phê hay ca cao đều có tác dụng giúp tinh thần tỉnh táo rất tốt nhưng chúng lại là nguyên nhân gây táo bón. Tình trạng này xảy ra khi dạ dày không xử lý được thực phẩm và khiến chúng bị tắc nghẽn tại đầu trực tràng.
Mặt khác những chất như acid chlorogenic, tanin, cafein,… có thể gây kích ứng lớp niêm mạc dạ dày, làm tăng tiết dịch dạ dày gây ra các đợt đau cấp tính. Ở người bị viêm dạ dày, caffeine sẽ khiến vùng niêm mạc dạ dày bị viêm loét nghiêm trọng hơn.
Đồ uống có chứa cồn
Trong bia rượu có chứa lượng cồn cao, làm giảm lượng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nếu như acid tăng cao, trong khi niêm mạc dạ dày không có lớp bảo vệ dễ dàng gây ra những tổn thương trên bề mặt.
Những tác hại khác gồm ức chế hoạt động co thắt, đầy bụng, khó tiêu; trướng bụng, khó tiêu, tiêu hóa kém, kèm theo những cơn đau bụng vùng thượng vị âm ỉ ở người bị đau dạ dày.
Nước trái cây có vị chua
Thức uống này có thể gây đau ở người có các vết loét hoặc tăng tiết acid khiến dạ dày co thắt quá mức.
XEM THÊM: Giải Đáp Người Bị Đau Dạ Dày Có Uống Nước Cam Được Không?
Lời khuyên giúp giảm cơn đau dạ dày
Nên thăm khám cụ thể để được hỗ trợ chữa khỏi bệnh tận gốc. Đồng thời để bảo vệ dạ dày, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị, tuyệt đối không lạm dụng các loại thuốc giảm đau dạ dày được bán dưới dạng thuốc không kê đơn.
- Thiết lập thời gian ăn uống đúng giờ, không được bỏ bữa, không nên để bụng quá no hoặc quá đói sẽ gây rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa.
- Không nên ăn quá no trước khi đi ngủ vì điều này có thể làm tăng tiết axit hydrochloric, khiến bệnh đau dạ dày tiến triển nghiêm trọng hơn.
- Vận động và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
- Tránh để bản thân mệt mỏi, căng thẳng, tình trạng này sẽ làm tăng tiết axit hydrochloric trong dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc về vấn đề người bị đau bao tử có được uống hạt chia được không. Thực chất hạt chia là một trong những thực phẩm mang đến lợi ích đa dạng đối với sức khỏe nhưng cần tránh dùng nhiều với người bị đau dạ dày.
THAM KHẢO THÊM
- Người Đau Dạ Dày Ăn Ổi Được Không, Thời Điểm Ăn Thích Hợp?
- Nguyên Nhân Uống Thuốc Đau Dạ Dày Mà Vẫn Đau
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!