Người bị sỏi thận có ăn yến hay uống nước yến được không?

Yến sào là nguồn bổ sung dinh dưỡng dồi dào, giúp duy trì thể trạng và phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy. Tuy nhiên ở người bị sỏi thận có ăn yến hay uống nước yến được không? Câu trả lời chi tiết sẽ nằm trong bài viết. 

Người bị sỏi thận có ăn yến hay uống nước yến được không?
Tìm hiểu người bị sỏi thận có ăn yến hoặc uống nước yến được không? Cần lưu ý gì?

Yến sào và giá trị dinh dưỡng

Yến sào là tổ của chim yến, được làm từ 100% nước bọt của chim yến và có giá trị dinh dưỡng cao. Mỗi tổ yến sẽ to bằng tổ chim sâu, màu trắng đục và có hình dạng như vỏ sò. 

Tổ yến là một hợp chất gồm Gluco và Protein. Trong đó Gluco có 7 loại đường đơn dễ hấp thụ. Phần Protein có đến 17 axit amin thiết yếu với hàm lượng cao và cơ thể chưa thể tự tổng hợp; chứa 6 hormone gồm testosterone và estradiol.

Ngoài ra tổ yến còn chứa đến 15 – 20 nguyên tố đa và vi lượng, nhiều vitamin như vitamin E, carbohydrate, axit sialic (chất kích thích sinh trưởng tế bào) giúp sinh trưởng hồng cầu, phục hồi nhanh những tổn thương.

Một số lợi ích của yến sào:

  • Bồi bổ cơ thể, tăng thể trạng và sức khỏe cho người mới ốm dậy
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch, tạo ra các kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật
  • Tăng ham muốn tình dục
  • Cải thiện và duy trì đôi mắt khỏe
  • Cải thiện hệ tiêu hóa
  • Cải thiện giấc ngủ, giảm rụng tóc và phục hồi nhanh sau sinh.

Lưu ý phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn yến sào.

Người bị sỏi thận có ăn yến, uống yến được không?

Với nhiều thành phần dinh dưỡng và lợi ích nêu trên, yếu sào được sử dụng phổ biến trong việc bồi bổ và duy trì sức khỏe tổng thể, giúp người bệnh mau chóng phục hồi thể trạng. Tuy nhiên người bị sỏi thận có ăn yến, uống yến được không?

Theo các chuyên gia, người bị sỏi thận có thể ăn yến sào nhằm cải thiện sức khỏe và bảo vệ thận. Các nghiên cứu cũng cho thấy yến sào hoàn toàn tốt đối với những bệnh nhân mắc bệnh thận, đặc biệt là suy thận.

Người bị sỏi thận có thể ăn yến sào
Người bị sỏi thận có thể ăn yến sào, uống nước yến để cải thiện chức năng của thận và sức khỏe tổng thể

Đối với bệnh nhân bị sỏi thận và suy thận, việc ăn/ uống yến sào có thể giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng cường sức đề kháng, kháng viêm, giảm các triệu chứng như xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi và khó chịu do bệnh sỏi thận.

Ngoài ra những thành phần dinh dưỡng trong yến sào còn có tác dụng hỗ trợ chức năng của thận và tuyến thượng thận. Đồng thời giúp tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, phục hồi tế bào thận. Từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương, giảm nguy cơ suy thận do sỏi thận.

Mặt khác, yến sào chưng lỏng, dễ tiêu hóa, hoàn toàn không gây tắc ống dẫn thận hay khó tiêu, giúp cân bằng đường huyết. Chính vì thế nếu bạn bị sỏi thận hoặc suy thận, bạn có thể thêm yếu sào vào chế độ ăn uống mỗi ngày.

ĐỌC NGAY: Người Bị Sỏi Thận Nên Ăn Rau Gì, Kiêng Loại Nào Tốt Cho Sức Khoẻ?

Lưu ý cho người sỏi thận khi ăn yến sào

Để cảm nhận được tối đa công dụng của yến sào, cũng như hạn chế phản ứng phụ, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Chọn yến chất lượng: Tổ yến chất lượng thường có màu sắc hơi ngả vàng, màu sắc không phai khi ngâm nước nóng.
  • Lựa chọn yến tươi: Đảm bảo lựa chọn yến sào chất lượng, yến tươi, chưa chế biến và có dạng cánh. Những chất bảo quản trong yến sào chưng sẵn không phù hợp với người bị suy thận do sỏi thận hoặc nguyên nhân khác.
  • Dùng đúng liều lượng:
    • Người bị suy thận, sỏi thận: Chỉ nên ăn tối đa 15g yến sào, chia thành 3 – 4 lần ăn. Không nên lạm dụng, ăn quá nhiều yến sào để tránh phản tác dụng.
    • Trẻ em từ 1 – 12 tuổi: Ăn 3g yến sào khô / lần
    • Trẻ vị thành niên và người lớn: Có thể ăn từ 5 – 10g yến sào khô/ lần.
    • Phụ nữ mang thai 4 – 7 tháng tuổi: Dùng đều đặn cách ngày 7g/ lần, ăn trung bình 100g yến sào khô / tháng.
    • Phụ nữ mang thai 8 – 9 tháng: Dùng đều đặn cách ngày 5g/ lần, ăn trung bình 70g yến sào khô / tháng.
    • Người khỏe mạnh bình thường: Ăn đều đặn 2 lần/ tuần, mỗi lần 5g.
    • Người lớn tuổi: Có thể ăn thường xuyên hoặc mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đau ốm và phẫu thuật.
  • Cách chế biến: Làm sạch lông yến trên tổ, chưng yến tối đa 30 phút để bảo toàn được chất lượng. Có thể thêm đường phèn, táo đỏ… để tăng hương vị và bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác. Lưu ý không nên chế biến quá nhiệt.
  • Thời điểm ăn: Nên ăn lúc bụng đói, buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để những dưỡng chất có thể hấp thụ một cách tốt nhất.
Người bị sỏi thận nên chọn tổ yến tươi và chất lượng
Người bị sỏi thận nên chọn tổ yến tươi và chất lượng để đảm bảo mang đến hiệu quả tốt nhất

Với những thông tin trong bài viết, hi vọng bạn có thể giải đáp “Người bị sỏi thận có ăn yến hay uống nước yến được không?”. Nhìn chung người bị sỏi thận có thể ăn yến hoặc uống nước yến để cải thiện sức khỏe tổng thể.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Người bị sỏi thận có ăn yến hay uống nước yến được không?

Yến sào là nguồn bổ sung dinh dưỡng dồi dào, giúp duy trì thể trạng và phục hồi sức khỏe…

20 cách trị sỏi thận tại nhà bằng mẹo, cây thuốc dân gian

Cách trị sỏi thận tại nhà là một trong các biện pháp có thể giúp hỗ trợ làm giảm triệu…

Người bị sỏi thận nên ăn rau gì, kiêng loại nào thì tốt sức khoẻ?

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh sỏi thận. Nếu đang trong giai đoạn điều…

Sỏi thận ở trẻ em: Dấu hiệu, cách điều trị, phòng ngừa Sỏi thận ở trẻ em: Dấu hiệu, cách điều trị, phòng ngừa

Sỏi thận ở trẻ em là một bệnh khá hiếm nhưng số lượng bệnh nhi ngày càng tăng. Nguyên nhân…

Thực hư cách chữa sỏi thận bằng nước dừa

Từ lâu, nước dừa đã được dân gian sử dụng như một phương thuốc trị sỏi thận tự nhiên. Cách…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua