Người bị sỏi thận nên ăn rau gì, kiêng loại nào thì tốt sức khoẻ?

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh sỏi thận. Nếu đang trong giai đoạn điều trị, bạn cần nắm rõ người bị sỏi thận nên ăn rau gì, kiêng loại nào để đảm bảo xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và tốt nhất.

Người bị sỏi thận nên ăn rau gì, kiêng loại nào
Tìm hiểu người bị sỏi thận nên ăn rau gì, kiêng loại nào giúp cải thiện bệnh

Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào với người sỏi thận?

Các chuyên gia cho biết, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân bị sỏi thận. Cụ thể bổ sung dinh dưỡng phù hợp, ăn uống đúng cách có thể giảm sự lắng tụ của những khoáng chất và cặn bã trong thận, ngăn sỏi thận tiến triển.

Ngoài ra điều này cũng giúp nâng cao sức khỏe và khả năng chống bệnh, kháng viêm, hỗ trợ giảm mệt mỏi và đau lưng do sỏi thận. Đặc biệt người bị sỏi thận được khuyên ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin cùng nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi khác.

Ngược lại, việc ăn uống không phù hợp, tiêu thụ nhiều thành phần có hại có thể gây quá tải, làm tăng áp lực lên thận, tăng tích tụ độc tố, khoáng chất và các chất cặn bã. Điều này không chỉ khiến sỏi thận thêm nghiêm trọng mà còn làm tăng nguy cơ phát triển bệnh suy thận.

Nguyên tắc chung về chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho người bị sỏi thận:

  • Ăn ít muối, hạn chế ăn quá mặn.
  • Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, nhiều đường
  • Hạn chế ăn nhiều protein động vật, chỉ nên ăn 200g thịt/ ngày
  • Hạn chế thực phẩm giàu kali
  • Uống nhiều nước, 2 – 3 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng và sau khi tập thể dục.
  • Ăn nhiều hoa quả, rau xanh giàu vitamin
  • Thực hiện một chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Người bị sỏi thận nên ăn rau gì tốt cho sức khỏe?

Nhìn chung chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bị sỏi thận. Vậy những trường hợp bị sỏi thận nên ăn rau gì tốt cho sức khỏe? Dưới đây là top 7 loại rau tốt nhất cho bạn:

1. Cần tây

Với hương vị thơm ngon, cần tây thường được dùng trong chế biến các món xào, nước ép tốt cho sức khỏe. Đối với người bị sỏi thận, loại rau này cũng mang đến nhiều lợi ích.

Cần tây
Cần tây giúp giảm sự tích tụ của các chất cặn bã tại thận, ngăn bệnh sỏi thận

Cụ thể trong cần tây chứa chất luteolin, có khả năng giảm viêm, thải độc, giúp giảm sự tích tụ của các chất cặn bã tại thận, niệu quản và bàng quang. Điều này giúp ngăn hình thành sỏi thận, hỗ trợ điều trị bệnh lý này.

Ngoài ra cần tây có khả năng kích thích sản xuất nước tiểu. Cùng với khả năng giải độc, việc thường xuyên ăn cần tây có thể giúp làm giảm áp lực lên thận, hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố và sỏi kích thước nhỏ một cách hiệu quả.

XEM THÊM: 10+ Loại Nước Uống Đánh Tan Sỏi Thận Hiệu Quả

2. Bông Atiso

Bông Atiso nổi tiếng là một loại rau mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Không chỉ giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể, loại rau này còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe thận, ngăn chặn sự tích tụ canxi dẫn đến sỏi thận.

Ngoài ra bông Atiso đỏ còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng chống lão hóa, cải thiện chức năng gan, giảm huyết áp, giảm mỡ máu. Đồng thời thường xuyên sử dụng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư và hỗ trợ giảm cân.

3. Bông cải xanh

Nếu chưa biết người bị sỏi thận nên ăn rau gì tốt cho sức khỏe?, bạn nên thêm bông cải xanh vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Không chỉ là thực phẩm chống ung thư, bông cải xanh còn nỏi tiết với khả năng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận nhờ chứa nhiều canxi, vitamin A, C, sắt, cùng các thành phần khác như protein, crom.

Bông cải xanh
Bông cải xanh rất tốt cho người mắc bệnh sỏi thận

Cụ thể thường xuyên ăn bông cải xanh có thể giúp bổ sung canxi tự nhiên, giảm nguy cơ hình thành sỏi canxi oxalat. Đồng thời giúp chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, giúp giảm mệt mỏi, cải thiện khả năng chống bệnh của cơ thể.

Đặc biệt nhiều thành phần chống oxy hóa trong bông cải xanh như vitamin C, Beta-carotene… có khả năng đào thải sỏi thận, giảm những triệu chứng của bệnh lý này.

4. Cải bó xôi

Cải bó xôi nên được thêm vào chế độ ăn uống của người bị sỏi thận để hỗ trợ điều trị bệnh. Loại rau này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin A, C, D, E, K, axit béo omega-3, chất xơ…

Tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và hệ bài tiết, bảo vệ và giúp thận hoạt động khỏe mạnh. Ngoài ra thường xuyên ăn cải bó xôi còn giúp tăng khả năng đào thải sỏi ra ngoài và hạn chế hình thành sỏi trong thận.

5. Bị sỏi thận nên ăn rau gì? Rau bồ công anh

Rau bồ công anh chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6, B9, C, E, K cùng các khoáng chất như canxi, sắt, magie, lưu huỳnh, phốt pho… có tác dụng giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ đào thải sỏi thận ra ngoài.

Ngoài ra loại rau này còn có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cân, chống ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, trị táo bón và nhiều bệnh lý khác.

6. Ớt chuông

Ớt chuông có màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon và chứa nhiều vitamin A, B16 và vitamin C. Thường xuyên thêm loại rau này vào chế độ ăn uống có thể giúp chống oxy hóa, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu do sỏi thận lớn, tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra với hàm lượng cao vitamin B16, thường xuyên ăn ớt chuông còn giúp người bệnh sỏi thận ức chế sự phát triển của sỏi một cách hiệu quả.

Ớt chuông
Người bị sỏi thận nên ăn nhiều ớt chuông để cải thiện tình trạng

7. Bắp cải

Bắp cải không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn rất tốt cho người bị sỏi thận. Cụ thể loại rau này chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe tổng thể, cải thiện hệ tiêu hóa.

Đặc biệt hàm lượng phytochemical trong bắp cải là một chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ các tế bào của cơ thể. Hàm lượng kali vừa đủ giúp hỗ trợ hoạt động của thận.

Hàm lượng canxi trong bắp cải giúp hạn chế hình thành sỏi thận. Không giống như bổ sung canxi từ dung dịch/ viên uống, các nghiên cứu cho thấy, bổ sung canxi từ thực phẩm sẽ giúp đào thải canxi dư thừa và oxalat qua phân thay vì nước tiểu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

ĐỌC NGAY: Sỏi Thận Có Uống Được Canxi Không? Cách Bổ Sung Hợp Lý Nhất

Người bị sỏi thận nên kiêng ăn rau gì?

Nhiều loại rau tốt cho sức khỏe tổng thể nhưng lại không phù hợp với những bệnh nhân bị sỏi thận. Nhìn chung người bị sỏi thận được khuyến cáo không nên ăn những loại rau giàu oxalat, purin và và giàu kali để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh, tăng nguy cơ suy thận do khiến thận làm việc quá tải để đào thải.

Chính vì thế, ngoài vấn đề người bị sỏi thận nên ăn rau gì, bạn cũng cần lưu ý kiên những loại rau dưới đây:

1. Củ cải đường

Như đã đề cập, bệnh nhân bị sỏi thận không nên ăn các loại rau giàu oxalat. Trong khi đó củ cải đường rất giàu oxalat, có khả năng làm giảm hấp thụ kẽm và canxi, tăng nguy cơ hình thành sỏi oxalat và khiến sỏi nhanh chóng tăng kích thước.

Củ cải đường rất giàu oxalat, không tốt cho người bị sỏi thận
Củ cải đường rất giàu oxalat, không tốt cho người bị sỏi thận

2. Cà tím

Cà tím rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên đối với bệnh nhân bị sỏi thận, việc thường xuyên ăn cà tím có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh, hình thành sỏi do chứa nhiều oxalat.

3. Rau bina

Rau bina (rau chân vịt) chứa nhiều oxalat, có khả năng kết tủa với canxi tạo thành sỏi canxi oxalat, làm nặng hơn mức độ nghiêm trọng của bệnh sỏi thận. Chính vì thế bạn cần hạn chế ăn rau chân vịt mỗi ngày.

4. Măng tây

Mặc dù chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng măng tây lại rất giàu oxalat, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sỏi thận. Do đó bạn cần hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này.

5. Cải xoăn

Tương tự như măng tây, cải xoăn là một loại rau rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng lại chứa nhiều oxalat. Do đó việc thường xuyên tiêu thụ cải xoăn có thể làm tăng khả năng mắc bệnh sỏi thận và khiến các sỏi có kích thước lớn.

Tiêu thụ cải xoăn thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
Tiêu thụ cải xoăn thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

6. Các loại rau giàu kali

Bệnh nhân bị sỏi thận nên hạn chế ăn những loại rau giàu kali như:

  • Rau chân vịt
  • Các loại đậu
  • Hoa quả sấy khô
  • Khoai tây
  • Cà chua…

Nhóm thực phẩm này có khả năng làm tăng áp lực cho thận do phải đào thải liên tục, làm tăng nguy cơ suy thận, suy tim và nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe.

7. Rau mồng tơi

Loại rau này chứa nhiều purin, có khả năng chuyển hóa thành axít uric khi tiêu thụ. Từ đó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sỏi thận.

Mặt khác rau mồng tơi còn chứa các axit oxalic, làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu.  Điều này khiến bệnh sỏi thận tiến triển nghiêm trọng hơn.

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi “Người bị sỏi thận nên ăn rau gì, kiêng loại nào thì tốt sức khoẻ?”. Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh nhưng cần chọn lọc để tránh ảnh hưởng xấu đến bệnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Các thuốc trị sỏi thận tốt nhất 2020 và lưu ý khi dùng Các thuốc trị sỏi thận tốt nhất và lưu ý khi dùng

Các thuốc trị sỏi thận thường được điều chế từ thành phần hóa dược tổng hợp. Tác dụng chính của…

Người bị sỏi thận nên ăn rau gì, kiêng loại nào thì tốt sức khoẻ?

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh sỏi thận. Nếu đang trong giai đoạn điều…

Sỏi niệu quản 1/3 giữa là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Sỏi niệu quản 1/3 giữa là những viên sỏi hình thành ở đoạn bắt chéo động mạch chậu. Tình trạng…

Triệu chứng sỏi thận ở phụ nữ và giải pháp điều trị tốt nhất

Sỏi thận là một bệnh lý mà nhiều người gặp phải hiện nay, có thể gây ra nhiều biến chứng…

Tán sỏi ngược dòng là gì? Có đau không? Tán sỏi ngược dòng là gì? Có đau không?

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận, tuy nhiên tán sỏi ngược dòng là một trong những…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua