Người bị sỏi thận có nên ăn rau mồng tơi? Ăn có sao không?
Mặc dù là một loại rau giàu dinh dưỡng, rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng người bị sỏi thận có nên ăn rau mồng tơi không? Hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau.
Rau mồng tơi và giá trị dinh dưỡng
Rau mồng tơi là một loại rau quen thuôc, thân leo, dễ trồng, có hương vị thơm ngon nên thường được dùng để nấu canh và nguyên liệu chữa bệnh. Loại rau này chứa nhiều chất nhớt, các vitamin A. C, B1, B2, PP, Pectin, Saponin… có tác dụng tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cũng như khả năng chống bệnh của cơ thể, chống nhiễm trùng, chống oxy hóa và duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Ngoài ra rau mồng tơi còn chứa nhiều hợp chât và khoáng chất như canxi, chất sắt, Folate, Polysaccharide… giúp cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, trị vết thương, chữa bệnh xương khớp như loãng xương.
Đặc biệt hàm lượng axit folic trong loại rau này rất tốt cho thai phụ, giảm nguy cơ dị tật thai nhi; chống ung thư vòm họng, ung thư phổi; bảo vệ mắt, làm đẹp da và chống oxy hóa.
Y học cổ truyền cũng ghi nhận thường xuyên ăn rau mồng tơi có thể giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể, trị táo bón và vết thương. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều mồng tơi và những người có bệnh lý tại thận nên thận trọng khi tiêu thụ.
Người bị sỏi thận có nên ăn rau mồng tơi?
Có thể thấy rau mồng tơi lành tính và rất tốt đối với sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên người bị sỏi thận có nên ăn rau mồng tơi không? Theo các chuyên gia, người bị sỏi thận, và cả bệnh nhân bị gout không nên ăn rau mồng tơi. Điều này được lý giải như sau:
Rau mồng tơi chứa nhiều purin. Khi được đưa vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hóa thành axit uric, khiến sỏi thận tiến triển, tăng kích thước nhanh chóng. Tiêu thụ nhiều purin bằng cách ăn nhiều rau mồng tơi cũng khiến axit uric tăng cao, tạo thành những tinh thể tích tụ tại các khớp, từ đó làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh gout.
Mặt khác, hàm lượng cao axit oxalic trong rau mồng tơi khi đưa vào cơ thể sẽ làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bệnh sỏi thận ngày càng nghiêm trọng.
ĐỌC NGAY: Bị Sỏi Thận Nên Ăn Rau Gì, Kiêng Loại Nào Thì Tốt Cho Sức Khoẻ?
Tác hại khi ăn rau mồng tơi không đúng cách
Khi người bị sỏi thận ăn rau mồng tơi, những thành phần trong loại rau này sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh sỏi thận. Nếu có kích thước lớn, sỏi có thể bị kẹt trong thận hoặc niệu quản (sỏi niệu quản) dẫn đến tổn thương mô, chảy máu thận, tắc nghẽn đường tiểu, tiểu buốt, nhiễm trùng đường tiết niệu, đau lưng do sỏi thận. Nặng hơn có thể dẫn đến suy thận.
Ngoài ra nếu bạn ăn rau mồng tơi không đúng cách, bạn có thể gặp những tác hại dưới đây:
- Ở người mới lấy cao răng, rau mồng tơi dễ tạo mảng ố bám trên răng. Chính vì thế những trường hợp này không nên ăn rau mồng tơi trong vòng 1 – 2 tuần đầu.
- Rau mồng tơi chứa nhiều chất xơ, khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều.
- Không nên ăn rau mồng tơi nếu đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng hoặc đau dạ dày vì loại rau này có tính hàn, có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Đảm bảo chọn rau mồng tơi sạch, không phun thuốc để tránh gây hại cho sức khỏe.
- Không nên ăn rau mồng tơi cùng với thịt bò. Bởi điều này có thể làm mất đi tính nhuận tràng, khiến tiêu hóa kém hơn và làm nặng thêm bệnh táo bón.
- Ăn sống rau mồng tơi có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
- Không nên ăn rau mồng tơi để qua đêm vì có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư do hàm lượng nitrat trong rau mồng tơi chuyển thành nitrit (chất gây ung thư).
Với những thông tin trong bài viết, bạn đọc có thể giải đáp vấn đề “Người bị sỏi thận có nên ăn rau mồng tơi? Ăn có sao không?”. Nhìn chung rau mồng tơi rất tốt cho sức khỏe những cần tránh dùng nếu bạn đang bị sỏi thận.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Các Thuốc Trị Sỏi Thận Tốt Nhất Và Lưu Ý Khi Dùng
- Bị Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!