10+ Loại nước uống đánh tan sỏi thận dân gian thường dùng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Người bị sỏi thận được khuyên nên uống nhiều nước để đào thải viên sỏi ra ngoài qua đường nước tiểu. Tuy nhiên không phải loại nước nào cũng tốt cho người bệnh. Vậy sỏi thận uống nước gì tốt? Dưới đây là những thức uống có khả năng đánh tan sỏi thường được dân gian sử dụng.

Sỏi thận uống nước gì?

Uống ít nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi thận. Lúc này, nước tiểu không được bài tiết thường xuyên khiến cho các chất cặn bã, chất độc và một số loại khoáng chất lắng đọng lại hình thành lên viên sỏi. Mỗi cá nhân có thể bị một hay nhiều viên sỏi khác nhau, chúng có kích thước to nhỏ không đồng đều tùy theo thời gian mắc bệnh. 

Để thu nhỏ kích thước viên sỏi và tăng cường chức năng hoạt động của thận, 

1. Nước lọc 

Nước lọc là một trong những sự lựa chọn tốt nhất dành cho người bị sỏi thận. Y học đã chỉ ra, cơ thể con người chiếm đến 80% là nước. Hầu hết mọi hoạt động trong cơ thể đều có nước tham gia. Chất lỏng cũng chi phối đến chức năng hoạt động của thận.

sỏi thận uống nước gì
Người bị sỏi thận nên uống nhiều nước lọc

Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ giúp thận có khả năng phân hủy được các chất dinh dưỡng cơ thể dung nạp vào thông qua thực phẩm, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa cũng như hấp thu các khoáng tố cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, nước còn đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố cũng như các chất cặn bã ra khỏi thận, giúp ngăn chặn quá trình lắng đọng của canxi hay axit uric là những thủ phạm trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện của viên sỏi.

Người bị sỏi thận nên bổ sung nước lọc như thế nào cho đúng? Đây là vấn đề rất quan trọng bạn nên tìm hiểu bởi việc uống nước không đúng cách chẳng những không mang lại lợi ích cho sức khỏe mà ngược lại còn làm tăng gánh nặng cho thận, khiến chức năng hoạt động của cơ quan này bị suy giảm.

Dưới đây là một số nguyên tắc cần tuân thủ khi uống nước lọc:

  • Người trưởng thành nên uống ít nhất 2 lít nước một ngày
  • Không uống nước gần sát bữa ăn hoặc trong khi ăn làm ảnh hưởng đến tiêu hóa
  • Uống nước đều đặn nhiều lần trong ngày cả khi bạn không thấy khát
  • Mỗi lần chỉ nên uống lượng vừa phải. Uống nước quá nhiều cùng lúc sẽ khiến thận phải vất vả hoạt động để đào thải lượng nước dư thừa ra ngoài.
  • Tránh uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ gây mót tiểu nhiều vào ban đêm, làm rối loạn giấc ngủ.
  • Uống một ly nước ấm vào buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch ruột, đào thải độc tố tích tụ trong thận.
  • Đun sôi nước trước khi uống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

2. Bị sỏi thận nên uống nước lá sa kê

Những chiếc lá sa kê già màu vàng mới rụng thường được người dân đem về nấu nước uống thay trà để đào thải viên sỏi trong thận. Đây là một trong những cách trị sỏi thận tại nhà được lưu truyền trong dân gian từ bao đời nay. 

Nghiên cứu cho thấy, lá sa kê có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc. Sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài sẽ bào mòn, thu nhỏ kích thước viên sỏi, giúp cơ thể dễ dàng tống khứ nó ra ngoài nhờ lực đẩy của dòng nước tiểu. Trường hợp bị sỏi thận có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt sử dụng nước lá sa kê sẽ giúp hoạt động tiểu tiện được dễ dàng và đều đặn hơn.

Mỗi ngày, bạn có thể lấy 2- 3 lá sa kê nấu nước uống nguyên chất. Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp nguyên liệu này với dưa chuột và cỏ xước theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chuẩn bị 100g lá sa kê, 100g quả dưa chuột và 50g cây cỏ xước (khô)
  • Tất cả thái nhỏ, bỏ vào nồi nấu với 1 lít nước 
  • Khi nước sôi, tiếp tục nấu thêm 10 phút nữa để các chất trong dược liệu tiết hết ra nước
  • Vớt bỏ bã, nước nấu thu được để nguội chia uống vài lần trong ngày.

3. Đánh tan sỏi thận bằng nước dừa

Nếu đang thắc mắc sỏi thận uống nước gì, bạn không nên bỏ qua nước dừa. Đây là loại nước uống giải nhiệt khá quen thuộc, có vị ngọt thanh tự nhiên rất ngon miệng. Thế nhưng không phải ai cũng biết được rằng, uống nước dừa cũng giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng của sỏi thận.

sỏi thận uống nước dừa
Uống nước dừa giúp đánh tan và đào thải viên sỏi thận ra ngoài qua đường tiết niệu

Người bị sỏi thận uống nước dừa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Nước dừa có tính mát, giúp lợi tiểu. Khi sử dụng sẽ kích thích thận bài tiết nhiều nước tiểu hơn. Qua đó ngăn chặn không cho các chất cặn bã cũng như muối khoáng có cơ hội tích tụ tại thận làm viên sỏi phát triển to hơn.
  • Cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt thường gặp ở những người bị sỏi thận do viên sỏi làm thu hẹp đường dẫn nước tiểu
  • Bổ sung nhiều protein giúp tạo ra năng lượng cho cơ thể, chống mệt mỏi
  • Các thành phần vitamin B, C, magie, kẽm, kali, sắt, đồng được tìm thấy trong nước dừa cũng góp phần nâng cao sức đề kháng cho, tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng, cải thiện chức năng hoạt động của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả thận.

Cần lưu ý rằng, nước dừa dù tốt nhưng nếu uống quá nhiều sẽ gây phản tác dụng và có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như tụt huyết áp, tăng kali máu dẫn đến choáng váng, mất cân bằng chất điện giải, làm tăng đường trong máu. Mỗi ngày, bạn chỉ nên uống từ 1 – 2 quả. Người có thể chất âm, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, bệnh nhân bị thừa cân, tiểu đường, tụt huyết áp nên thận trong khi uống nước dừa.

Xem thêm: Thực hư cách chữa sỏi thận bằng nước dừa

4. Bị sỏi thận nên uống nước ép cần tây

Nước ép cần tây có vị hăng và đắng nhẹ nên hơi khó uống. Thế nhưng đây lại là thức uống tuyệt vời cho người bị sỏi thận.

Sở hữu hàm lượng cao các khoáng chất gồm natri và kali, nước ép cần tây có tác dụng lợi tiểu, bào mòn và thu nhỏ viên sỏi, đào thải độc tố và các chất cặn lắng đọng tại thận, đồng thời giúp cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn.

Đặc biệt, hoạt chất Poly-acetylene được tìm thấy nhiều trong nước ép cần tây còn hoạt động như một chất kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên. Nó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tại thận và đường tiết niệu – những biến chứng thường gặp do sỏi thận gây ra.

Mỗi ngày, uống 1 – 2 ly nước ép cần tây cũng là cách đơn giản để cải thiện chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, chống đầy hơi, hỗ trợ giảm cân, chống tăng huyết áp, làm tăng bài tiết nước tiểu để đẩy viên sỏi ra ngoài, đồng thời mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh hơn.

Cách làm nước ép cần tây:

  • Chuẩn bị: 500g rau cần tây, chanh tươi 1 quả, mật ong 1 thìa cà phê nguyên chất
  • Chanh bổ làm đôi, vắt lấy nước cốt. 
  • Rau cần tây rửa sạch với nước muối, cắt khúc, bỏ vào máy xay sinh tốt xay nhuyễn với 1 ly nước lọc
  • Vắt nước cốt đổ ra ly. Thêm nước chanh và mật ong vào khuấy đều
  • Uống trực tiếp hoặc thêm vài viên đá lạnh vào uống

Không dùng nước ép cần tây cho các trường hợp bị sỏi thận mắc kèm theo các vấn đề sau:

  • Huyết áp thấp
  • Thể trạng yếu
  • Mang thai 3 tháng đầu

5. Bị sỏi thận nên uống gì? – Nước chanh với dầu ô liu

Cả chanh và dầu ô liu đều là những nguyên liệu tốt cho người bị sỏi thận. Chúng giàu vitamin E, C và các chất chống oxy hóa giúp thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố cho thận. 

Ngoài ra, chanh tươi còn bổ sung nhiều axit citric. Chất này khi vào cơ thể có khả năng liên kết và đẩy các phân tử canxi có trong viên sỏi ra ngoài. Vì vậy mà sỏi thận sẽ bị bào mòn, thu nhỏ kích thước theo thời gian, giúp cơ thể dễ dàng đào thải nó ra ngoài qua đường tiết niệu.

Trong khi đó, dầu ô liu lại chứa các chất có khả năng kích thích bài tiết dịch mật, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Sự kết hợp giữa chanh và dầu ô liu giúp nâng cao chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng, bao gồm gan, thận và đường tiêu hóa.

sỏi thận uống nước chanh và dầu ô liu
Sự kết hợp giữa chanh và dầu ô liu mang đến một loại thức uống tuyệt vời cho người bị sỏi thận

Cách pha chế nước chanh dầu ô liu cho người bị sỏi thận:

  • Chuẩn bị: 1 quả chanh và 2 thìa dầu ô liu
  • Cắt quả chanh làm đôi, vắt lấy nước cốt, vớt bỏ hạt
  • Thêm dầu ô liu vào nước ép chanh, trộn đều lên
  • Dùng trước bữa ăn sáng. Các trường hợp bị đau dạ dày thì nên sử dụng nước chanh dầu ô liu sau khi ăn no để tránh tình trạng tăng tiết axit bào mòn niêm mạc dạ dày.

6. Nước ép quả lựu

Tiếp theo trong danh sách những loại nước tốt nhất cho người bị sỏi thận đó chính là nước ép lựu. Loại nước ép trái cây này cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Nước ép lựu cũng giúp ngăn ngừa sự hình thành của sỏi thận và đánh tan viên sỏi.

Nghiên cứu đã chỉ ra, trong lựu chứa hàm lượng chất chống oxy hóa phong phú. Chất này không chỉ giúp cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể, nâng cao chức năng đào thải độc tố và chất cặn bã của thận. Trong lựa cũng chứa đến 1,22% là axit citric. Loại acid này có khả năng phân tách canxi ra khỏi viên sỏi và khiến nó dần bị ăn mòn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để đưa viên sỏi ra ngoài qua hoạt động bài tiết nước tiểu.

Cách làm nước ép lựu:

  • Chuẩn bị: 4 quả lựu, đá bi, máy ép
  • Lựu tách vỏ lấy hạt
  • Bỏ vào máy ép lấy nước, đổ ra ly
  • Thêm đá vào thưởng thức
  • Duy trì uống vài lần trong tuần để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh sỏi thận gây ra.

Nước ép lựu đã có sẵn vị ngọt nên dùng nguyên chất là tốt nhất. Để tăng hương vị đậm đà cho nước, bạn có thể cho thêm vào vài hạt muối ăn.

7. Nước râu ngô

Nước râu ngô được xem là cứu cánh cho các trường hợp mới bị sỏi thận, kích thước viên sỏi chưa to. Theo y học cổ truyền, râu ngô là một phương thuốc lợi tiểu tuyệt vời, giúp thanh lọc, giải độc cho cơ thể, chống tiểu buốt, tiểu rắt. Sử dụng loại nước này có thể giúp làm tăng lưu lượng nước tiểu lên gấp 3 – 5 lần. Điều này có thể kích thích bạn đi tiểu nhiều hơn, giúp làm sạch chất cặn cùng vi khuẩn trú ngụ trong thận và bàng quang và nếu may mắn thì có thể đẩy được viên sỏi ra ngoài trong quá trình đi tiểu.

Cùng với đó, nước râu ngô còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin A, B, C, K, chất xơ, kali và canxi vô cùng phong phú. Chúng giúp trị nóng trong, làm mát gan, đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị bệnh gout, sỏi thận ở những người bị tăng axit uric trong máu.

sỏi thận uống nước râu ngô
Nước râu ngô có tính chất lợi tiểu nên rất tốt cho người bị sỏi thận

Cách dùng nước râu ngô cho người bị sỏi thận:

  • Chuẩn bị: 100g râu ngô, nên dùng râu đã già, có màu vàng óng
  • Rửa râu ngô qua vài lần nước cho sạch tạp chất
  • Đun sôi 1 lít nước rồi bỏ râu ngô vào tiếp tục nấu thêm 10 phút nữa
  • Để nguội, uống nhiều lần trong ngày thay thế cho trà 
  • Người bị sỏi thận nên uống nước râu ngô cách bữa ăn khoảng 1 tiếng.

8. Bị sỏi thận nên uống nước cây râu mèo

Nước cây râu mèo chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc bị sỏi thận nên uống nước gì. Loại nước này có tác dụng lợi tiểu mạnh. Nhờ vậy, nó có khả năng chống lại tình trạng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt khi bị sỏi thận. Ngoài ra, nước râu mèo còn giúp đào thải một số chất tồn đọng trong thận như canxi hay axit uric là những thành phần thường được tìm thấy trong viên sỏi.

Người bị sỏi thận uống nước râu mèo thường xuyên cũng là cách đơn giản để khắc phục tình trạng sưng đau ở thận, bảo vệ thận và đường tiết niệu trước sự tấn công của vi khuẩn.

Cách nấu nước cây râu mèo cho người bị sỏi thận:

  • Chuẩn bị: 30 – 50g cây râu mèo
  • Trên cây có nhiều bụi bẩn, đất cát và tạp khuẩn nên cần rửa kỹ qua nhiều lần nước.
  • Cắt cây râu mèo thành những đoạn ngắn rồi bỏ vào ấm đun sôi với 500ml nước
  • Nấu sôi khoảng 15 phút là được
  • Gạn nước râu mèo uống làm 3 lần trong ngày trước mỗi bữa ăn 30 phút
  • Cứ sau 8 ngày uống nước râu mèo thì bạn lại nghỉ từ 2 – 4 ngày rồi mới uống tiếp đợt mới.

9. Bị sỏi thận nên uống nước cây ngò ôm

Cây ngò ôm từ lâu đã nổi tiếng với tác dụng trị sỏi thận. Thực phẩm có tính mát, giúp làm giảm thân nhiệt, kích thích tiểu tiện để đẩy viên sỏi ra ngoài, hỗ trợ đào thải độc tố cho thận, đồng thời tiêu thũng, ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu cho người bị sỏi thận. Bên cạnh đó, rau ngò ôm còn chứa chất làm giảm hoạt động co thắt cơ trơn ở đường tiết niệu, giúp người bệnh bớt đau đớn.

sỏi thận nên uống nước ngò ôm
Nước cây ngò ôm là một trong những thức uống tốt nhất cho người bị sỏi thận

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 50g rau ngò ôm rửa sạch, ngâm vào nước muối pha loãng 15 phút
  • Vớt ra cho ráo nước, thái nhỏ , bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng với vài hạt muối ăn
  • Đổ hỗn hợp qua một miếng vải mỏng vắt lấy nước cốt uống ngày 2 lần
  • Dùng nước cây ngò ôm một liệu trình 7 ngày liên tục

10. Đánh tan sỏi thận nhờ nước dứa

Nước quả dứa cung cấp nhiều axit citric có khả năng ngăn chặn sự tích tụ của các khoáng chất tại thận, bào mòn viên sỏi. Bên cạnh đó thành phần vitamin B, C và các loại enzym được tìm thấy trong loại nước ép trái cây này còn giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn, giảm nguy cơ gặp biến chứng viêm thận.

Cách sử dụng:

  •  Chọn 1 quả dứa chín gọt vỏ
  • Khoét một phần lõi ở giữa để tạo thành 1 cái lỗ nhỏ 
  • Bỏ vào trong lỗ 0,3g bột phèn chua rồi bỏ vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút.
  • Cuối cùng, bỏ dứa vào máy ép lấy nước chia làm 2 phần đều nhau
  • Thực hiện vào buổi tối và 1 phần uống trước khi đi ngủ. Một phần giữ lại sáng hôm sau uống
  • Để các triệu chứng sỏi thận được cải thiện rõ ràng, bạn nên uống nước ép dứa liên tục trong 7 ngày.

11. Bị sỏi thận nên uống nước ngò gai

Sở hữu hàm lượng apiozit dồi dào, nước ngò gai có tác dụng lợi tiểu, giúp hỗ trợ đào thải viên sỏi ra ngoài qua đường tiết niệu, cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt thường gặp ở những người bị sỏi thận. 

Loại nước này cũng chứa nhiều chất xơ, sắt, canxi cùng nhiều loại vitamin có tác dụng làm tăng khả năng chuyển hóa, nâng cao chức năng hoạt động của thận.

sỏi thận nên uống nước cây ngò gai
Cây ngò gai được dùng để nấu nước uống cho người bị sỏi thận, giúp đánh tan viên sỏi

Cách làm nước ngò gai cho người bị sỏi thận:

  • Lấy 1 nắm lá ngò gai rửa sạch, vớt ra cho ráo nước
  • Hơ lá ngò gai trên lửa cho đến khi lá mềm ra
  • Sau đó bỏ ngò gai vào ấm nấu với 500ml nước đến khi cạn còn 1/2 thì ngưng
  • Chia uống 3 lần trong ngày trước khi ăn 30 phút
  • Nếu là nam giới, bạn nên uống nước ngò gai 7 ngày liền, là nữ thì uống 9 ngày

Xem thêm: 6 Cách dùng ngò gai trị sỏi thận hiệu quả từ dân gian

Những thức uống không tốt cho người bị sỏi thận

Bên cạnh các thức uống có lợi thì người bị sỏi thận cũng cần kiêng một số loại đồ uống nhất định nếu không muốn các triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng. Chúng bao gồm:

  • Nước uống có gas
  • Cà phê
  • Nước trà đặc
  • Nước ngọt đóng chai
  • Bia, rượu và các thức uống có cồn khác

Các loại nước uống này nếu sử dụng nhiều đều không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bia, rượu. Chúng làm gia tăng gánh nặng cho thận, khiến bạn có nguy cơ bị biến chứng suy thận cao hơn. Vì vậy, thay vì sử dụng các thức uống có hại này, bạn nên uống nhiều nước lọc và các loại nước thảo dược, rau củ quả đã được chia sẻ ở trên để hỗ trợ đẩy lùi bệnh, bảo vệ thận.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Các thuốc trị sỏi thận tốt nhất 2020 và lưu ý khi dùng Các thuốc trị sỏi thận tốt nhất và lưu ý khi dùng
Các thuốc trị sỏi thận thường được điều chế từ thành phần hóa dược tổng hợp. Tác dụng chính của loại thuốc này là hiệu quả nhanh, đồng thời hàm…
Uống vitamin C gây sỏi thận có đúng không? Bác sĩ giải đáp

Uống vitamin C gây sỏi thận có đúng hay không còn phụ thuộc vào liều dùng. Những trường hợp dùng…

Các loại sỏi thận thường gặp và cách xử lý Các loại sỏi thận thường gặp và cách xử lý

Có nhiều loại sỏi thận xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước khi điều trị, người bệnh cần…

10+ Loại nước uống đánh tan sỏi thận dân gian thường dùng

Người bị sỏi thận được khuyên nên uống nhiều nước để đào thải viên sỏi ra ngoài qua đường nước…

Tán sỏi ngược dòng là gì? Có đau không? Tán sỏi ngược dòng là gì? Có đau không?

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận, tuy nhiên tán sỏi ngược dòng là một trong những…

Mổ sỏi thận khi nào? Các phương pháp mổ và lưu ý

Mổ sỏi thận là phương pháp điều trị ngoại khoa có thể giúp loại bỏ viên sỏi một cách nhanh…

Bình luận (1)

  1. Đỗ Ngọc Dũng
    Đỗ Ngọc Dũng says: Trả lời

    Tôi bị sỏi thận, có uống được nước đóng chai POCARI không ?
    BS, vui lòng tư vấn giuap. Chân thành cảm ơn BS
    P/s: Tôi 60 tuổi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua