Sỏi thận 4-5-6-8-10…mm là lớn hay nhỏ? Cách điều trị?
Sỏi thận là một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Sỏi thận có nhiều loại khác nhau, với kích thước và cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên đối với những viên sỏi có kích thước nhỏ từ 3 – 5mm, cơ thể bạn có thể tự đào thải chúng qua đường bài tiết mà không cần điều trị chuyên khoa.
Những điều cần biết về bệnh sỏi thận
Sỏi thận là một trong những bệnh về đường niệu quản xảy ra phổ biến trong độ tuổi trung niên. Sỏi thận hình thành do sự lắng cặn và kết tinh của các chất khoáng có trong nước tiểu. Những nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi thận, phổ biến nhất là do ăn uống không lành mạnh, người bệnh lười vận động và thói quen ít uống nước. Kích thước của sỏi thận rất đa dạng, chúng phụ thuộc vào thời gian hình thành, vị trí và mức độ lắng độ mà sỏi thận sẽ có kích khác nhau.
Trung bình, tỷ lệ nữ giới mắc sỏi thận nhiều hơn nam giới và xu hướng bệnh ngày càng trẻ hóa ở độ tuổi 20. Một số ít trường hợp trẻ em 5 – 10 tuổi đã bị mắc sỏi thận do thói quen ăn uống thiếu khoa học hoặc di truyền từ gia đình. Bệnh sỏi thận không có triệu chứng cụ thể trong thời gian đầu, người bệnh chỉ có thể nhận diện các triệu chứng khi sỏi đã lớn và chèn ép lên hệ thống mạch máu, ảnh hưởng đến chức năng thận.
Điều trị bệnh sỏi thận hiện nay có 2 phương pháp chính là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Sỏi thận có kích thước càng nhỏ càng có nhiều khả năng được đào thải ra ngoài qua đường bài tiết tự nhiên. Nếu như sỏi nhỏ hơn 5mm, có 90% khả năng nó sẽ tự được cơ thể đào thải mà không cần can thiệp gì thêm. Trung bình tỷ lệ sỏi thận có kích thước từ 5mm -10 mm bị đào thải là khoảng 50%.
Đối với những viên sỏi có kích thước lớn hơn, sỏi thận 4-5-6-8-10 mm không thể bị loại bỏ qua đường bài tiết, chúng sẽ được đưa ra ngoài bằng một số biện pháp can thiệp ngoại khoa.
Kích thước sỏi thận là bao nhiêu thì nguy hiểm?
Thông thường đối với những bệnh nhân mới bị sỏi thận, viên sỏi có đường kính nhỏ và không ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Nhiều bệnh nhân sống chung với bệnh trong nhiều năm sau đó mà không có triệu chứng đáng kể. Trung bình kích thước sỏi dưới 5mm được đánh giá là an toàn, không nguy hiểm đến sức khỏe, không cản trở bài tiết. Nếu như sỏi mới hình thành, bệnh nhân chỉ cần uống nhiều nước kết hợp với chế độ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau một thời gian sỏi bị bào mòn và đưa ra ngoài qua đường tiểu mà không cần điều trị can thiệp.
Ngoài ra cũng có những trường hợp bệnh nhân bị sỏi thận có kích 5mm nhưng đã có hình thái bất thường. Sỏi có nhiều cạnh sắc nhọn làm xước thận, niêm mạch trong của bàng quang và gây đau đớn cho người bệnh. Đối với những trường hợp này, mặc dù sỏi thận chưa gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng của thận và hệ tiết niệu nhưng bệnh nhân sẽ được theo dõi sát sao để có hướng xử lý kịp thời.
Đa số những trường hợp sỏi thận có kích thước trên 10mm sẽ được đánh giá nguy hiểm. Sỏi to và gây ra lo ngại lớn đối với sức khỏe, nguy cơ viêm nhiễm lây lan đến bàn quan và đường tiết niệu tăng cao. Cũng cần lưu ý, khi kích thước sỏi tăng hơn 5mm, bệnh nhân nên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi kích thước sỏi và can thiệp ngoại khoa nếu cần thiết. Ngoài ra, tốc độ cũng như kích thước sỏi thận tăng nhanh hay chậm cũng phụ thuộc nhiều vào thói quen ăn uống và sinh hoạt của người bệnh.
Sỏi thận 3,4,5.. điều trị bằng cách nào?
Sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 5 mm thường không gây quá nhiều nguy hiểm hay ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh. Ban đầu bệnh nhân được chỉ định điều trị theo hướng bảo tồn, người bệnh được hướng dẫn chăm sóc, nghỉ ngơi và uống thuốc hoặc uống nước để tăng khả năng bào mòn sỏi. Trong đó, một số loại thuốc được sử dụng hỗ trợ để đẩy viên sỏi ra.
Mặc dù đa số bệnh nhân bị sỏi thận dưới 5 mm đều có thể chủ động điều trị bệnh tại nhà, tuy vậy sỏi hình thành quá lâu và to hơn thì có thể gây các biến chứng nhiễm trùng, vỡ túi thận, suy thận…
Cách trị sỏi thận 6mm bằng thuốc tây là phương pháp hiệu quả. Đặc biệt là đối với các trường hợp có kích thước viên sỏi nhỏ hơn 12 mm. Những thông tin trên đây chắc chắn đã giải đáp được phần nào câu hỏi bị sỏi thận 6mm điều trị thuốc gì cho hết của bạn. Tuy nhiên, chúng lại tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, để bảo đảm an toàn, trước khi uống thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng đúng theo liều lượng đã được chỉ định.
Sỏi thận 6-7-8-10 mm có nguy hiểm không?
Sỏi thận thường có diễn biến âm thầm, từ những tinh thể có kích thước nhỏ, chúng sẽ tăng dần độ lớn và gây chèn ép thận, bàng quang, ngăn cản dòng chảy của nước tiểu, từ đó gây ra tình trạng nhiễm khuẩn,… Bệnh nhân bị sỏi thận 6-7-8-10mm sẽ có các biểu hiện như đau hông lưng, tiểu buốt, lúc này bệnh nhân mới đi khám và phát hiện ra sỏi.
Không giống như những viên sỏi có kích thước nhỏ, phần lớn sỏi có kích thước lớn hơn, từ 7mm trở lên khả năng tự đào thải là rất thấp. Nếu như không điều trị sớm, sỏi lớn sẽ gây ra những cơn đau nhức âm ỉ ở vùng hông lưng hai bên, tiểu rắt, nhiễm trùng hệ bài tiết và thậm chí có thể nhiễm trùng máu dẫn đến sốt,… Lúc này, người bệnh cần phải đi khám ngay để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Với sỏi thận 6mm không có biến chứng, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị nội khoa, tăng lượng nước tiểu. Có một số loại thuốc có khả năng hòa tan một số loại sỏi thường gặp phản ứng với các thành phần hóa học là urat hoặc cystine. Tuy nhiên phàn lớn các loại thuốc này không hòa tan được sỏi canxi, mà có đến 80% sỏi thận là sỏi canxi.
Những loại thuốc tây dùng điều trị sỏi thận có tác dụng bào mòn sỏi, đồng thời giúp kiểm soát khoáng chất và muối trong nước tiểu và hỗ trợ đào thải sỏi ra khỏi cơ thể hiệu quả. Điều trị sỏi thận bằng thuốc tây gồm có:
- Sỏi canxi: Nhóm thuốc lợi tiểu thiazide hoặc chế phẩm có chứa phosphat được sử dụng trong điều trị và ngăn chặn sự hình thành của sỏi canxi.
- Sỏi Urat: Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn allopurinol giúp làm giảm nồng độ acid uric trong máu và trong nước tiểu. Đây là một loại thuốc làm kiềm nước tiểu. Trong một vài trường hợp, sử dụng allopurinol và thuốc làm kiềm nước tiểu có thể hòa tan sỏi urat có kích thước lớn hơn.
- Sỏi Struvite: Để điều trị dạng sỏi này, đầu tiên bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh để nước tiểu của người bệnh không bị nhiễm trùng. Kết hợp cùng các loại thuốc bào mòn sỏi để ức chế kích thước sỏi phát triển.
- Sỏi cystine: Đây là dạng sỏi khó điều trị nhất, vì thế bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên dành cho người bệnh tiếp tục uống nhiều nước hơn để bài tiết nhiều hơn. Bằng cách này có thể loại bỏ bớt cystine trong nước tiểu của bạn.
Đối với sỏi thận có kích thước hơn 7mm, khả năng gây tắc nghẽn hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể cần phải can thiệp ngoại khoa để điều trị. Người bệnh sẽ được khám và xem xét tổng quát để nhận được chỉ định cho phương pháp mổ mở hoặc phương pháp mổ nội soi.
Hiện nay phương pháp nội soi tán sỏi được áp dụng ưu tiên, tuy nhiên tỷ lệ người bệnh phải mổ mở vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Nguyên nhân là do bệnh nhân thường đến muộn, kích thước sỏi to và đã có biến chứng kèm theo.
Các phương pháp điều trị sỏi thận 4-5-6-8-10..mm
Như đã đề cập, đối với những trường hợp sỏi thận không gây biến chứng giãn hệ tiết niệu, bệnh nhân có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sỏi nhỏ dưới 5mm đáp ứng điều trị với các loại thuốc có chứa urat hoặc cystine… Ngược lại với sỏi lớn hơn sẽ được điều trị bằng các biện pháp ngoại khoa.
Trong đó sỏi thận hiện nay có thể được điều trị bằng những phương pháp sau:
Điều trị sỏi thận bằng thuốc tây
Sử dụng các loại thuốc tây để chữa sỏi thận có kích thước trung bình là phương pháp được áp dụng phổ biến. Đa số những loại thuốc này có thể làm giảm nhanh chóng các cơn đau, chúng cũng mang lại hiệu quả nhanh chóng giúp làm tan sỏi và đào thải sỏi ra ngoài. Các nhóm thuốc chính được sử dụng điều trị sỏi thận gồm:
Nhóm thuốc giảm các các cơn đau quặn do bị sỏi thận:
Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy cơn đau quặn vùng thắt lưng, đau nhức lan rộng xuống cả vùng xương chậu ảnh hưởng đến sinh hoạt, lúc này cần điều trị với thuốc giảm đau. Để làm giảm các triệu chứng này, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng nhóm thuốc sau:
- Nhóm á phiện (meperidin, tramadol): Thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, đồng thời giúp làm giảm cảm giác đau đớn cho người bệnh. Nhóm á phiên thường phát huy tác dụng giảm đau từ 10 – 20 phút sau khi uống.
- Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (kerolac, diclofenac): Đây là nhóm thuốc có khả năng ức chế quá trình tổng hợp chất prostaglandin. Đồng thời cải thiện nhanh cơn đau đớn cho bệnh nhân. Mặc dù vật so với nhóm á phiện, các loại thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng mạnh hơn nên chỉ được sử dụng cho những trường hợp thật sự cần thiết.
Nhóm thuốc giúp làm tan sỏi và tống sỏi ra ngoài:
Các loại thuốc giúp làm tan sỏi thận được sử dụng cho những loại sỏi có kích thước từ 4-5-6-8mm. Song song với việc xây dựng lại chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi thì người bệnh sẽ được chỉ định thêm các loại thuốc làm tan sỏi để hỗ trợ tống sỏi ra bên ngoài.
Những loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Hỗn hợp các chất terpen (camphen, fenchon, anethol, pinen…): Nhóm dược chất này có tác dụng đến hoạt động của sỏi thận, giúp bào mòn và tống sỏi ra bên ngoài. Đồng thời nhóm thuốc này cũng giúp tăng lượng máu qua thận và cải thiện hoạt động tiểu tiện, giảm tình trạng viêm nhiễm đường nước tiểu.
- Các loại thuốc chẹn canxi (nifedipin) hoặc thuốc ức chế alpha adrenecgic-1(tamsulosin): Nhóm thuốc thường được sử dụng để làm dịu hoạt động cơ trơn, làm giảm sự co thắt của chúng. Từ đó hỗ trợ hoạt động đào thải sỏi thận ra bên ngoài được diễn ra một cách dễ dàng.
Phương pháp nội soi tán sỏi qua da (Standart PCNL)
Tán sỏi qua da là phương pháp điều trị sỏi thận có hiệu quả cao, hạn chế tình trạng xâm lấn phát sinh biến chứng. Nội soi qua da có thể thay thế hoàn toàn cho phương pháp mổ mở. Phương pháp này phù hợp với tất cả những sỏi có kích thước lớn hơn 25mm, thường được chỉ định trong điều trị sỏi san hô. Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân, thời gian điều trị và hồi phục nhanh chóng, ít để lại tổn thương cho thận và các cơ quan, sẹo mổ không đáng kể.
Phương pháp nội soi tán sỏi qua da tối thiểu ( Mini PCNL)
Nội soi tán sỏi qua da tối thiểu là hình thức điều trị hiện đại, hạn chế được tình trạng chảy máu, ít gây tổn thương đến thận, thời gian nằm viện chỉ từ 1 – 2 ngày. Phương pháp này có hiệu quả đối với những trường hợp sỏi từ 15 – 25 mm, đã soi niệu quản hoặc tán sỏi nhưng thất bại. Sau điều trị nội soi tán sỏi, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày và theo dõi điều trị tại nhà.
Phương pháp nội soi niệu quản bằng ống soi mềm (Ureteroscopy)
Nội soi ống mềm phù hợp với sỏi có kích thước trung bình và kích thước lớn. Bệnh nhân được thông ống nội soi qua niệu quản, ống có đầu mềm vào trong thận nhằm tiếp cận với viên sỏi. Sỏi sẽ được phá vỡ thành vụ nhỏ bằng tia Laser và được hút ra ngoài bằng ống soi niệu quản. Đây cũng là phương pháp điều trị sỏi niệu quản được áp dụng phổ biến. Nội soi niệu quản là hình thức điều trị hiện đại không gây sẹo, hạn chế đau và rút ngắn thời gian nằm viện.
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL)
Điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp nhẹ nhàng nhất. Hiệu quả của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể từ 55 – 85% và thời gian nằm viện chỉ 1⁄2 ngày. Phương pháp này có thể áp dụng đối với trường hợp sỏi dưới 15mm, tuy nhiên hiệu quả của điều trị còn phụ thuộc vào mật độ và kích thước của sỏi. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng xung kích để làm vỡ sỏi, các mảnh vỡ này sẽ được tống ra ngoài cùng với nước tiểu. Người bệnh có thể hồi phục nhanh chóng sau điều trị mà không cần hỗ trợ y tế nào khác.
Lưu ý phòng ngừa sỏi thận tái phát
Nếu như sỏi không gây biến chứng giãn hệ tiết niệu, bệnh nhân được chỉ định nội khoa bảo tồn. Song song đó người bệnh cần phải điều trị , kết hợp phòng ngừa sỏi thận theo những biện pháp và hướng dẫn sau đây:
- Uống thật nhiều nước: Đối với kích thước sỏi nhỏ hơn 5mm, người bệnh nên uống nhiều nước (nước đun sôi để nguội là tốt nhất) giúp cơ thể bạn bài tiết ra sỏi. Ngoài ra, nếu như thời tiết nắng nóng hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, cơ thể đổ nhiều mồ hôi thì bạn cần uống nhiều nước hơn nữa. Nước giúp lợi niệu và đẩy cặn sỏi ra ngoài.
- Ăn nhạt: Bệnh nhân sỏi thận cần tập thói quen ăn nhạt. Nhất là những bệnh nhân mới vừa hình thành sỏi, hạt sỏi còn nhỏ nên kiêng lượng muối có trong thực đơn hàng ngày. Trong muối có thành phần natri cao, trung bình lượng natri được khuyến cáo mỗi ngày là khoảng 2g. Nếu bổ sung nhiều hơn mức này, natri làm canxi hóa nước tiểu tăng lên và tăng nguy cơ sỏi thận.
- Ăn các thực phẩm nhiều citrate: Những thực phẩm cung cấp citrate như cam, chanh, bưởi có thể ức chế quá trình hình thành sỏi thận. Trung bình bệnh nhân sỏi thận cần bổ sung từ 100 – 200g các loại trái cây này mỗi ngày để đáp ứng lượng citrate cần thiết cho cơ thể.
- Ăn ít thực phẩm giàu oxalate: Các loại thực phẩm giàu oxalate có thể khiến sỏi thận hình thành nhanh hơn. Đa số người bệnh cần hạn chế những thực phẩm thúc đẩy tạo sỏi có thành phần oxalate như củ cải đường, đậu bắp, các loại hạt, socola, trà, socola ,rau bina, khoai lang, và các sản phẩm đậu nành…
- Ăn ít protein: Người mắc bệnh sỏi thận không nên dùng nhiều thực phẩm có protein, đặc biệt là những bệnh nhân bị sỏi axit uric. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, lượng protein trung bình cần cung cấp cho người trưởng thành là khoảng 0,8 gram protein/1 kg cơ thể. Đồng nghĩa với 1 người cân nặng 50 kg chỉ cần 40 gram protein mỗi ngày.
Sỏi thận là bệnh lý có tiến triển chậm, nếu không xử lý kịp thời có thể để lại những ảnh hưởng lâu dài cho bệnh nhân. Hi vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ được sỏi thận 4-5-6-8-10…mm là lớn hay nhỏ. Nếu người bệnh không theo dõi thường xuyên, sỏi thận có thể phát triển rất nhanh và từ đó gây ra biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân nên chủ động thăm khám và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để cải thiện bệnh lý tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Chăm sóc sau mổ sỏi thận – Cách ăn uống, sinh hoạt đúng
- Các loại sỏi thận thường gặp và cách xử lý
Bình luận (1)
Chài bác sĩ ạ . Mẹ cháu 70 tuổi đang bị sỏi thận giờ nó to 4.2mm thì có phải mổ không ạ