Chăm Sóc Sau Mổ Sỏi Thận: Cách Ăn Uống, Sinh Hoạt Đúng
Mổ sỏi thận được áp dụng cho những bệnh nhân có viên sỏi lớn hơn 20mm. Sau khi mổ, người nhà bệnh nhân cũng như bản thân người bệnh cần lên kế hoạch chăm sóc và nghỉ ngơi khoa học để cơ thể sớm hồi phục và đề phòng trước các biến chứng có thể xảy ra.
Phương pháp phẫu thuật điều trị sỏi thận được áp dụng nếu những cách thông thường không có tác dụng. Bệnh nhân có thể được chỉ định mổ nội soi qua đường tiết niệu, hoặc mổ mở. Tùy vào từ phương pháp mổ mà sau đó, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc sau mổ sỏi thận phù hợp.
Mổ sỏi thận nằm viện bao lâu mới sinh hoạt bình thường?
Có hai trường hợp bệnh nhân cần được theo dõi kỹ sau mổ là người bệnh có sức khỏe yếu, có vấn đề về huyết áp và bệnh nhân được mổ mở. Mổ sỏi thận nằm viện bao lâu sẽ phụ thuộc vào phương pháp mổ được áp dụng. Đối với những bệnh nhân được thực hiện phương pháp mổ hở hay tán sỏi sẽ phải chịu những cơn đau kéo dài và thời gian nằm viện lâu hơn thì nay với phương pháp mổ nội soi hiện nay giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng. Mổ nội soi và tán sỏi thông thường mất khoảng 2 – 3 ngày theo dõi tại bệnh viện.
Đối với bệnh nhân được mổ mở, thời gian nằm viện ít nhất là 1 tuần để bác sĩ theo dõi cụ thể mức độ hồi phục, cũng như nguy cơ biến chứng của bệnh nhân có thể xảy ra hay không. Nếu như bệnh nhân không có biểu hiện bất thường, không có nguy cơ nhiễm trùng hay biến chứng thì người bệnh có thể nhanh chóng quay lại với công việc hàng ngày của mình.
Sau khi mổ sỏi thận, nhân viên y tế nên rút ống thông tiểu cho người bệnh trong vòng 24 giờ, chăm sóc ống dẫn lưu, vết mổ được theo dõi liên tục. Bệnh nhân phải được cắt chỉ trước khi xuất viện đối với các phẫu thuật can thiệp ngoại khoa. Trước khi ra viện, bác sĩ chuyên khoa tư vấn cho người bệnh về chế độ ăn uống, cũng như cách chăm sóc sau mổ sỏi thận. Bệnh nhân cũng được hướng dẫn để chủ động dự phòng và theo dõi sau mổ, nhất là theo dõi các biến chứng, dấu hiệu sót sỏi nếu có. Sau đó người bệnh cần tuân thủ tái khám đúng hẹn giúp can thiệp điều trị sỏi tiếp theo.
Một số trường hợp chăm sóc sau mổ sỏi thận không phù hợp dẫn đến nhiễm trùng, vết mổ rỉ dịch vàng hoặc chảy máu. Ngoài ra còn có một số biến chứng sau mổ sỏi thận mà người bệnh cần lưu ý nếu có dấu hiệu bị tràn khí dưới da, vết mổ bị đau, có thể bị đau ở vùng ngực bụng sau mổ sỏi niệu quản. Cần cảnh giác trước nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, bắt buộc dùng kháng sinh liều cao điều trị.
Mổ sỏi thận là thủ thuật đơn giản, ít tác động đến các cơ quan khác. Đa số người bệnh sau phẫu thuật sỏi thận đều hoàn toàn khỏe mạnh lại chỉ sau 1 – 2 ngày và có thể nghỉ ngơi tại nhà. Ngoài ra bệnh nhân sau khi được xuất viện cũng cần phải chăm sóc chu đáo và cẩn thận để tình trạng vết mổ liền mô nhanh, cũng như không tái phát.
Hướng dẫn cách chăm sóc sau mổ sỏi thận
Nguyên tắc chăm sóc sau mổ sỏi thận để nhanh lành bệnh là thường xuyên thay đổi tư thế, vận động sớm khi hết đau, tránh nằm lâu. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần cung cấp thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể có năng lượng để phục hồi.
Bệnh nhân sau mổ sỏi thận phải chú ý trong sinh hoạt, cẩn thận khi đi vệ sinh, vận động và ăn uống. Chủ yếu trong những tuần đâu sau mổ người bệnh sẽ cần đến sự chăm sóc và hỗ trợ từ người thân.
Nếu nhận thấy sự xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: Vết mổ bị chảy máu, mạch đập nhanh, khó thở, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ điều trị biết để có thể xử lý kịp thời. Thời gian cần theo dõi ở bệnh viện có thể dao động từ 1 ngày đến khoảng 2 tuần. Sau khi được xuất viện, vẫn cần thực hiện theo những hướng dẫn sau:
- Chăm sóc vết mổ: Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận. Nếu được chăm sóc tốt thì vết thương sẽ nhanh lành và tránh xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn. Nếu bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp tán sỏi qua da, mổ mở thì bệnh nhân cần được thay băng thường xuyên 1 – 2 lần/ngày. Trong trường hợp vết mổ bị chảy máu, có mủ hoặc kèm theo sốt cao, khó thở, tim đập nhanh, đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng cần được cấp cứu ngay lập tức.
- Sử dụng ống thông đúng cách: Đa số bệnh nhân sau phẫu thuật sỏi thận cần phải sử dụng ống thông trong thời gian 2 – 3 ngày đầu tiên. Với những bệnh nhân lớn tuổi, hoặc người bệnh mổ mở phải dùng ống thông cho đến khi có thể tự chủ trong vận động để cải thiện vấn đề tiểu tiện. Thời gian rút ống thông phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người.
- Theo dõi hoạt động dẫn lưu: Bệnh nhân và người nhà cần quan sát màu sắc nước tiểu, lượng nước tiểu, màu sắc máu, mủ trong nước tiểu. Trong trường hợp người bệnh nhận thấy những dấu hiệu bất thường, cần thông báo ngay với điều dưỡng hoặc bác sĩ để kiểm tra.
- Vận động sau mổ: Bệnh nhân sau phẫu thuật sỏi thận nên dành thời gian nghỉ ngơi trong những ngày đầu. Sau khi vết mổ đã bớt đau, người bệnh có thể cử động nhẹ nhàng nhưng không thay đổi tư thế đột ngột để tránh tụt huyết áp ảnh hưởng đến vết mổ, ống thông tiểu. Lưu ý khi bệnh nhân ngồi dậy và di chuyển cần khóa ống nối để tránh dịch chảy ngược vào trong.
- Tích cực luyện tập rèn luyện sức khỏe: Sau khi vết thương lành miệng, người bệnh đã có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Những bài tập phù hợp như đi bộ và yoga sẽ cải thiện chức năng của thận và tăng cường tuần hoàn máu, thể trạng người bệnh sẽ tiến triển tích cực hơn.
Ngoài ra bệnh nhân chủ động theo dõi nhu động ruột và những khó chịu, đau buốt, căng chướng bụng,… Chỉ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và ăn uống thanh đạm, ưu tiên chất lỏng trong những ngày đầu sau mổ.
Chế độ dinh dưỡng sau mổ sỏi thận
Bệnh nhân mổ sỏi thận thường mất sức và khá yếu ớt trong thời gian đầu sau mổ, do đó việc bổ sung dinh dưỡng giai đoạn này rất quan trọng. Một số nhóm thực phẩm người bệnh cần kiêng để tránh tạo gánh nặng cho thận. Cụ thể bệnh nhân nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng theo nguyên tắc sau:
Mổ sỏi thận xong nên ăn gì?
Ăn nhiều chất xơ
Đa số bệnh nhân sau khi mổ sỏi thận đều gặp khó khăn trong việc đi tiêu do nhu động ruột bị giảm đáng kể. Vì vậy bệnh nhân cần bổ sung nguồn chất xơ nhất định, chủ yếu là nguồn chất xơ từ rau củ giúp cải thiện nhu động ruột và hạn chế tình trạng táo bón. Chất xơ cũng góp phần hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động phân giải dưỡng chất tốt hơn, từ đó giúp làm giảm gánh nặng cho thận.
Nếu người bệnh có triệu chứng đi ngoài liên tục hoặc rối loạn tiêu hóa thì không nên bổ sung chất xơ liên tục. Những loại thực phẩm giàu chất xơ dành cho bệnh nhân mới mổ sỏi thận gồm:
- Các loại rau xanh
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Nhóm đậu.
- Trái cây và các loại nước ép rau củ…
Bổ sung thực phẩm giàu canxi
Mặc dù canxi là một trong những khoáng chất chính tạo sỏi, nhưng người bệnh sau thời gian điều trị sỏi thận vẫn phải cung cấp cho cơ thể nguồn canxi nhất định. Có nhiều người lo sợ bổ sung canxi sẽ khiến sỏi dễ tái phát, tuy nhiên điều này có thể khiến cơ thể thiếu canxi dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực tế sự thiếu hụt canxi sẽ khiến oxalat được hấp thu nhiều hơn ở ruột, từ đó tăng nồng độ chất này trong nước tiểu và tái phát sỏi thận.
Sau khi mổ sỏi thận, người bệnh cần bổ sung lượng canxi vừa đủ khoảng 1000- 1200mg/ ngày. Nếu như cơ thể không xử lý được hoàn toàn lượng canxi bổ sung trực tiếp qua các thuốc nên sẽ để lại cặn, vì thế bệnh nhân phải tăng cường những thực phẩm giàu canxi như:
- Cá biển
- Sữa và chế phẩm từ sữa
- Sữa đậu nành
- Các loại tôm, cua
- Rau lá xanh…
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là nguyên tắc quan trọng trong điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi thận tái phát. Sau khi mổ sỏi thận, lượng chất lỏng cung cấp cho cơ thể rất cần thiết vì nước sẽ giúp hệ bài tiết hoạt động hiệu quả hơn.
Bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh nên uống tối thiểu 2,5 lít nước mỗi ngày và chia làm nhiều lần uống trong ngày. Bằng cách này sẽ giúp người bệnh đào thải được những cặn sỏi còn lại sau khi phẫu thuật. Từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng sỏi tái phát trong tương lai.
Ngoài lựa chọn nước lọc, người bệnh có thể bổ sung chất lỏng từ những nguồn khác như nước canh, các loại nước ép trái cây… Đối với sữa tươi và sữa đậu nành cũng thuộc nhóm chất lỏng nhưng bệnh nhân sau mổ sỏi không nên uống thường xuyên. Trung bình cung cấp đủ 300 – 500ml sữa đáp ứng đủ nhu cầu bổ sung canxi cho cơ thể.
Sau mổ sỏi thận nên kiêng gì?
Người bệnh sau khi mổ sỏi thận không được phép ăn uống tùy tiện, bởi một số loại thức ăn sẽ gây tổn hại thận và dễ khiến bệnh tái phát. Sau khi biết mổ sỏi thận xong nên kiêng ăn gì, các chuyên gia đã liệt kê những thực phẩm người bệnh nên tránh dùng để không làm tình trạng lắng đọng cặn sỏi xảy ra:
Thực phẩm cứng, khó tiêu
Người bệnh sau mổ sỏi không được dùng các loại thực phẩm cứng, thực phẩm có độ thô cao như thịt khô, sụn, các loại hạt khô cứng,… chúng sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động vất vả hơn và ảnh hưởng đến thận. Bởi vì sau phẫu thuật, hoạt động của hệ tiêu hóa vẫn chưa trở lại bình thường nên người bệnh cần phải hạn chế những loại thức ăn cứng, khó tiêu hóa để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Người bệnh không nên để dạ dày co bóp quá mức sẽ gây kích thích vết mổ.
Thức ăn dễ gây dị ứng hoặc làm chậm liền sẹo
Dù là mổ nội soi hay mổ mở, nếu như không kiêng cữ đúng cách thì vết mổ vẫn có khả năng để lại sẹo mất thẩm mỹ. Nếu như bệnh nhân được lấy sỏi bằng phương pháp nội soi qua da hoặc mổ hở cần kiêng đồ nếp, rau muốn, hải sản, da các loại gia cầm…
Nhóm thực phẩm này sẽ làm ngứa vết mổ và làm chậm quá trình liền sẹo. Bệnh nhân cần kiêng tuyệt đối nhóm thực phẩm kích thích dị ứng trong thời gian này để phòng tránh tình trạng nhạy cảm ngoài da khiến vết thương khó liền sẹo.
Thực phẩm cay nóng gây kích ứng
Bệnh nhân mới mổ sỏi thận cần kiêng những loại thức ăn cay, nóng hoặc trái cây quá chua sau mổ sỏi thận. Chúng có thể gây ra tình trạng nóng trong người, nhiệt miệng và cản trở hoạt động bài tiết. Ngoài ra các loại thực phẩm cay nóng cũng là nguyên nhân gây mưng mủ tại vết mổ, bệnh nhân phải mất nhiều thời gian để hồi phục hơn.
Thực phẩm lên men
Người bệnh mới vừa mổ sỏi thận bệnh nhân nên hạn chế tuyệt đối các loại thực phẩm lên men. Những loại thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối, kim chi,… chúng có chứa vi sinh vật gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bệnh nhân sau mổ sỏi thận. Người mới vừa mổ bụng yếu, nếu ăn thực phẩm lên men dễ bị rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm trùng vết mổ từ bên trong. Vì thế nên trong thời gian hồi phục tại nhà người bệnh nên tránh ăn những loại thức ăn này.
Rượu, bia, café và các chất kích thích
Chất kích thích ức chế quá trình sản sinh các mô tế bào mới, vì thế chúng sẽ khiến thời gian hồi phục của người bệnh kéo dài. Những loại thức ăn, đồ uống chứa chất kích thích không những gây nhiều tác hại với sức khỏe người bệnh, chúng còn làm chậm quá trình hồi phục sau mổ và gia tăng nguy cơ sỏi tái phát. Do đó dù là trước hay sau mổ sỏi thận, bệnh nhân cũng nên hạn chế tối thiểu những chất kích thích này.
Thực phẩm chứa nhiều đạm
Chất đạm là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp bệnh nhân sau mổ sỏi thận phục hồi thể trạng nhanh, tuy nhiên nếu bổ sung quá mức thì dưỡng chất này lại gây ra những ảnh hưởng không tốt. Cân nhắc về lượng protein động vật bổ sung mỗi ngày, hạn chế đạm đến từ các loại thịt lợn, thịt bò và thịt dê… Nguồn thực phầm này sẽ làm tăng lượng acid nước tiểu và hạn chế tạo thành sỏi canxi, sỏi acid uric.
Muối ăn
Bệnh nhân cần hạn chế ăn mặn sau khi mổ sỏi thận, đây cũng là nguyên tắc bắt buộc được bác sĩ đưa ra trong quá trình chăm sóc sau mổ sỏi thận. Thói quen ăn nhạt giúp người bệnh giảm lượng natri trong chế độ ăn, từ đó giảm nồng độ canxi đào thải qua nước tiểu và hạn chế được nguy cơ tái phát sỏi canxi sau mổ. Ngoài việc giảm muối ăn trong khi chế biến thì bệnh nhân cũng không nên sử dụng các loại thức ăn đóng hộp, thực phẩm muối chua,… những loại thực phẩm này cũng có lượng natri cao tạo ra cặn sỏi.
Thực phẩm giàu oxalat
Những loại thực phẩm có lượng oxalat cao như rau bina, khoai lang, củ cải đường, các loại socola nói chung… sẽ làm tăng nồng độ oxalat ở ruột và nước tiểu. Về lâu dài, oxalat gây lắng đọng cặn sỏi và khiến sỏi canxi oxalat dễ hình thành hơn. Tuy nhiên người bệnh cũng không cần thiết phải kiêng cữ tuyệt đối vì những thực phẩm này cũng có nguồn dinh dưỡng rất quan trọng. Thay vào đó, sau khi bổ sung thì bạn nên uống nhiều nước và tăng cường vận động để cơ thể đào thải oxalat hiệu quả.
Trên đây là những lời khuyên về cách chăm sóc sau mổ sỏi thận. Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp với luyện tập vừa sức, người bệnh cũng như người thân chăm sóc bệnh nhân cần đảm bảo vết mổ được vệ sinh đúng cách. Tuân thủ nguyên tắc này sẽ giúp bệnh nhân hồi phục tốt, đồng thời tránh được nguy cơ sỏi thận tái phát trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm:
- Khám chữa, mổ sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!