Bị sỏi thận có nên uống nhiều nước? Bao nhiêu/ngày?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Chế độ ăn uống có thể thúc đẩy hoặc kiểm soát sự hình thành và phát triển của sỏi thận. Trong đó nước uống có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lý này. Cụ thể bị sỏi thận có nên uống nhiều nước hay không, nên uống bao nhiêu nước là đủ, vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bị sỏi thận có nên uống nhiều nước?
Nước giữ vai trò rất quan trọng với sức khỏe người bị sỏi thận

Vai trò của nước đối với thận

Trước tiên, người bệnh cần hiểu rõ vai trò quan trọng của nước đối với sự hình thành và phát triển của sỏi. Thực tế thiếu nước, uống ít nước là thói quen khiến nhiều bệnh lý có cơ hội phát triển, trong đó có bệnh sỏi thận. Thiếu nước  là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sỏi thận, đặc biệt là những người thường xuyên phải lao động nặng, người ra nhiều mồ hôi. 

80% lượng chất lỏng trong cơ thể là nước, nước tham gia vào hầu hết các hoạt động của các cơ quan. Vì vậy một khi cơ thể mất nước sẽ mệt mỏi, da khô và nếu thiếu nước hơn 1 ngày có thể nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt nước có vai trò vô cùng quan trọng đến chức năng của thận.

Khi thiếu nước, các chất trong nước tiểu bị cô đặc, thận không thể xử lý hòa tan các chất độc trong cơ thể. Thiếu nước cũng khiến các tinh thể trong nước tiểu dễ dàng lắng đọng, tạo thành sỏi. Nước cũng đóng vai trò giúp thận phân hủy tất cả các khoáng chất cũng như chất dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn.

Người bị sỏi thận có nên uống nhiều nước?

Thận là cơ quan đóng vai trò lọc và loại bỏ chất thải, lọc những dư lượng cặn bã ra khỏi cơ thể. Vì thế thận gần như phải làm việc với hiệu suất cao suốt 24/24. Hoạt động của thận và hệ thống tiết niệu luôn đi song song, vì thế khi chức năng thận bị suy giảm thì quá trình đào thải, loại bỏ độc tố của hệ bài tiết cũng bị trì trệ.

Bị sỏi thận có nên uống nhiều nước?
Uống nhiều nước hỗ trợ bào mòn sỏi và đưa các sỏi nhỏ ra ngoài mà không cần điều trị 

Người khỏe mạnh, người mắc bệnh sỏi thận hoặc đã điều trị sỏi thận hoàn toàn vẫn cần cung cấp lượng nước uống cần thiết. Đối với những bệnh nhân sỏi thận, việc uống nước có vai trò tương tự như tác nhân hỗ trợ đẩy lượng khoáng chất dư thừa và cặn sỏi ra khỏi cơ thể. Thực tế sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 5mm có thể thoát ra ngoài cùng với nước tiểu khi người bệnh uống nhiều nước. 

Nước cũng giúp người bệnh phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm ở thận và đường tiết niệu từ ma sát của cặn sỏi. Đối với bệnh nhân có sỏi thận lớn, viên sỏi có thể bị bào mòn theo nước tiểu ra ngoài, tuy nhiên quá trình này mất nhiều thời gian hơn. Vì thế trong mỗi lần thăm khám, người bệnh thường xuyên được khuyên uống nhiều nước để tăng khả năng đào thải sỏi ra ngoài và ngăn ngừa sỏi phát triển.

Nếu như thiếu nước, các khoáng chất dễ kết tinh với nhau tạo thành sỏi thận, sỏi tiết niệu. Lượng nước người bệnh nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Bệnh nhân có thể chú ý quan sát màu sắc nước tiểu đến khi có màu vàng nhạt và trong để chắc chắn mình đã uống đủ nước. Ngoài các vai trò liên quan đến thận, việc uống đủ nước cũng giúp phòng trừ những nguy cơ mắc bệnh đường tiết niệu như: đau buốt, đái rắt, viêm đường tiểu, nhiễm trùng..

Người bị sỏi thận nên uống nước như thế nào thì hợp lý?

Bất kể người bình thường hay bị suy thận đều phải dung nạp vào cơ thể lượng nước cần thiết mỗi ngày. Đối với người mắc bệnh sỏi thận, lượng nước uống cần cung cấp theo mức quy định, không nên uống nhiều hơn hoặc ít hơn. 

  • Uống khoảng 300ml nước ngay khi thức dậy lúc sáng sớm khi dạ dày còn trống. Thời điểm này cơ thể cũng hấp thu nước một cách dễ dàng nhất, bằng cách này giúp bổ sung lượng nước đã được sử dụng hết trong đêm và giúp tinh thần bạn sảng khoái hơn.
  • Chỉ uống một lượng nước nhỏ trước khi đi ngủ, điều này giúp nước tiểu không tồn đọng quá lâu trong cơ thể vào buổi tối. Uống nhiều nước vào buổi tối có thể gây mất ngủ và gây sưng phù mắt vào sáng hôm sau.
  • Bạn uống khoảng 200 – 500 ml nước trước và sau khi vận động, đặc biệt là những cuộc vận động tiêu hao nhiều thể lực. 
  • Nếu như người bệnh thiếu nước trầm trọng, đi tiểu ít thì uống nhiều nước hơn bình thường, nếu cần thiết có thể cần phải truyền nước.
  • Đối với bệnh nhân sỏi thận ở giai đoạn nặng, chỉ nên uống đủ lượng nước trung bình. Không nên uống nhiều nước để giảm gánh nặng cho thận, hạn chế nguy cơ suy thận.
  • Người bệnh nên uống một lượng ít nước khoảng 30 phút trước khi ngủ. Bằng cách nàu giúp bổ sung dự phòng cho lượng nước sẽ bị mất vào ban đêm. 
  • Lưu ý, bệnh nhân sỏi thận chỉ nên uống nước chậm và uống thành từng ngụm nhỏ.

Thói quen uống nước có thể gây suy thận

Thói quen uống nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động chức năng của thận. Dưới đây là 3 thói quen có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận, bệnh sỏi thận sẽ dẫn đến suy thận nếu tiếp diễn kéo dài. Người bệnh nên tránh những thói quen sau:

Chỉ uống nước khi thấy khát

Thực tế khi bạn có cảm giác khát nước cho thấy cơ thể bạn đang thiếu lượng nước nhất định. Khi thiếu nước, những biểu hiện kèm theo là tình trạng mệt mỏi, dễ bị kích động và khó tập trung. Đôi khi người bệnh cũng sẽ thấy chóng mặt, hoa mắt.

Thói quen uống nước khi thấy khát có thể khiến cơ thể bạn mất đi một lượng nước cần thiết. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây cản trở hoạt động chức năng của thận, cơ thể không loại bỏ được lượng chất thải. Điều này cũng khiến nồng độ độc tố trong nước tiểu gia tăng, khi thận ứ nước, sỏi thận được hình thành nhiều hơn. Diễn biến lâu dần dẫn đến suy thận.

Thay vào đó người bệnh cần duy trì thói quen uống nước thường xuyên. Người bệnh có thể uống nước bất cứ khi nào, không cần thiết phải đợi đến khi bạn cảm thấy khát mới cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.

Uống trà đặc trong thời gian dài

Thói quen uống trà thường xuyên có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của thận. Trà đặc có chứa hàm lượng theophylline rất lớn. Vì thế khi uống trà ngay sau ăn, hoặc sau khi uống rượu sẽ thúc đẩy lượng cồn đi vào thận, làm tổn thương thận. Ngoài ra khi bạn uống trà đặc trong thời gian dài làm cho thận bị tăng áp lực trong quá trình lọc và đào thải độc tố. Điều này tiến triển kéo dài có thể khiến chức năng thận bị suy giảm trầm trọng.

Bị sỏi thận có nên uống nhiều nước?
Uống trà đặc thường xuyên gây cản trở hoạt động chức năng của thận

Uống các loại nước khác thay thế nước lọc

Nước lọc được đánh giá là thức uống tốt nhất cho thận. Đối với những loại đồ uống như nước ngọt, cà phê, bia rượu, nước ngọt có ga… chúng có chứa nhiều đường, photpho. Nếu như dung nạp vào cơ thể, chúng sẽ tạo ra phản ứng thúc đẩy quá trình bài tiết canxi ra ngoài gây sỏi thận, suy thận. Chưa kể đến khi uống nước ngọt, nước uống có caffein cũng làm giảm cảm giác khát, điều này khiến lượng nước lọc cần thiết cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt.

Các loại thức uống kích thích này cũng làm nồng độ axit uric ở trong máu tăng lên dẫn đến nguy cơ bị gút, tiểu đường, huyết áp cao. Đây đều là những căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hoạt động của thận. Người bệnh nên chú trọng đến lượng nước lọc bổ sung chiếm phần chủ yếu, những nguồn cung cấp nước khác đóng vai trò đóng góp như nước canh, nước trái cây, sữa chỉ chiếm khoảng 30% lượng nước cơ thể cần mỗi ngày.

Bị sỏi thận nên uống nước gì và không nên uống nước gì?

Ngoài nước lọc, một số thức uống có ích với người mắc bệnh sỏi thận như nước dừa, nước trái cây,…. Nếu biết cách bổ sung phù hợp với liều lượng vừa đủ có thể hỗ trợ sức khỏe người bệnh cải thiện tốt hơn. Cụ thể những loại thức uống tốt và không tốt cho người mắc bệnh sỏi thận gồm:

Thức uống tốt cho người mắc bệnh sỏi thận

Uống nước dừa

Nước dừa là thức uống quen thuộc và rất ngon miệng, thậm chí uống nước dừa thường xuyên còn giúp hỗ trợ cũng như phòng bệnh sỏi thận rất tốt. Đông y cho rằng nước dừa có vị ngọt mát và tính bình, có tác dụng lợi tiểu, giúp tăng bài tiết nước tiểu, ngăn chặn sự tích tụ lắng đọng của các chất cặn bã và các muối khoáng ở tại thận và tiết niệu. Thêm vào đó thì nước dừa có nhiều protein, vitamin nhóm B, C, acid amin và muối khoáng. 

Nước cam, chanh

Sỏi thận, sỏi tiết niệu hình thành từ khoáng chất (canxi, oxalat, acid uric) lắng đọng và không được đào thải.   Việc bổ sung nước cam, chanh sẽ có vai trò như một dưỡng chất bổ sung citrate tự nhiên, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng tồn đọng mầm sỏi. Đây cũng là chất giúp tăng hòa tan sỏi và các cặn lắng trong đường tiết niệu.

Bị sỏi thận có nên uống nhiều nước?
Những loại nước trái cây giàu vitamin hỗ trợ hoạt động thận hiệu quả

Tuy nhiên lượng nước cam/chanh mà người bệnh nên uống trung bình từ 300 – 500ml. Do nước cam chanh cũng có nhiều canxi và khoáng chất, tính axit cao. Nên nếu dùng nhiều hơn mức này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người bệnh.

Nước quả lựu

Người mắc bệnh sỏi thận có thể uống nước ép lựu thường xuyên. Đây là loại nước ép có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đồng thời đây cũng là loại nước giải khát tự nhiên cung cấp sắt và các khoáng chất hỗ trợ tăng cường đề kháng. Ngoài ra nước ép lựu cũng giúp dưỡng ẩm và góp phần loại trừ sỏi thận rất hiệu nghiệm.

Trong lựu có hàm lượng chất chống oxy hóa giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Nhờ đó giúp cải thiện chức năng thận, đồng thời loại bỏ độc tố trong thận ra ngoài. Hàm lượng axit citric có trong lựu chiếm 1,22% – một chất hỗ trợ đào thải và bào mòn sỏi thận hiệu quả. Một số nghiên cứu cũng chứng minh việc uống nước ép lựu cũng giúp loại bỏi axit citric tồn tại trong nước tiểu và giúp phòng tránh hình thành sỏi mới.

Nước ép cần tây

Một trong những loại thức uống tốt cho bệnh nhân sỏi thận là nước ép cần tây. Mặc dù loại nước ép này có thể hơi khó uống 1 chút nhưng nước ép cần tây có tác dụng lợi tiểu hiệu quả, đồng thời còn giúp làm tăng khả năng loại bỏ độc tố và cặn sỏi ra bên ngoài. Vì thế người bệnh nên uống nước cần tây mỗi ngày để kiểm soát bệnh sỏi thận tốt hơn, uống nước ép cần tây cũng giúp cải thiện chứng đầy hơi, kích thích hoạt động bài tiết và giúp cơ thể khoẻ mạnh.

Người bị sỏi thận không nên uống nước gì?

Tránh caffeine/soda

Những loại thức uống kích thích tinh thần như cà phê, cacao hoặc soda không phù hợp với người mắc bệnh thận và sỏi thận nói riêng. Các nghiên cứu cho rằng nếu như bạn uống quá 2 cốc (250-500 ml) cà phê, trà, đồ uống lạnh trong một ngày, thận cũng như hệ bài tiết hoạt động không triệt để. Từ đó tình trạng lắng cặn sỏi, viêm nhiễm tiết niệu có khả năng xảy ra cao hơn. Tiêu thụ nhiều caffeine còn gây ảnh hưởng xấu, người bệnh dễ bị mất nước, vì thế chúng đặc biệt không tốt đối với những người bị sỏi thận.

Bị sỏi thận có nên uống nhiều nước?
Cà phê là loại thức uống có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động hệ bài tiết

Tránh uống rượu bia

Bia rượu là những loại thức uống có cồn luôn mang lại những tác động xấu đến sức khỏe. Đồng thời loại đồ uống này cũng đã được chứng minh can thiệp vào hoạt động chức năng của thận. Nếu dùng thường xuyên có thể kích hoạt nguy cơ hình thành sỏi trong thận. Trong đó thành phần purine từ bia rượu thể gây ra sự hình thành sỏi axit uric và gây ra tổn thương cấu trúc, cản trở chức năng thận hoạt động.

Các loại nước ngọt

Lượng đường cao và các chất hóa học có trong nước ngọt là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận. Nếu uống nước ngọt có thể làm tăng mức độ lắng cặn tạo sỏi thận, đồng thời đây cũng là loại thức uống gây thừa cân, béo phì nhanh chóng. Vì thế người bệnh sỏi thận nên tránh uống nước ngọt để ức chế sự phát triển sỏi ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bệnh sỏi thận uống nhiều nước là cần thiết để giúp quá trình đào thải diễn ra trơn tru hơn, tuy nhiên chỉ uống nhiều nước thôi là chưa đủ. Để loại bỏ sỏi thận tận gốc, người bệnh cần kết hợp với phương pháp điều trị chuyên sâu tác động trực tiếp vào viên sỏi cũng như củng cố được chức năng thận mới có thể đem lại hiệu quả cao.

Hi vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn đề người bị sỏi thận có nên uống nhiều nước và uống bao nhiêu mỗi ngày là đủ. Nước là nguồn cung cấp rất quan trọng có thể thúc đẩy nhanh tình trạng hồi phục của người bệnh. Vì thế dù bạn đang mắc bệnh hoặc đã điều trị sỏi thận hết hẳn vẫn cần duy trì lượng nước uống trung bình cho cơ thể mỗi ngày.

Ngày đăng 08:52 - 23/02/2023 - Cập nhật lúc: 11:15 - 21/05/2024
Chia sẻ:
Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không? Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không?
Bia rượu là một trong những loại thức uống thường được dùng trong các buổi họp mặt trong nhiều nền…
Bệnh sỏi thận theo đông y và bài thuốc điều trị Bệnh sỏi thận theo đông y và bài thuốc điều trị
Bệnh sỏi thận theo Đông y được gọi là chứng thạch lâm. Có nhiều bài thuốc điều trị chứng bệnh…
Tán sỏi ngược dòng là gì? Có đau không? Tán sỏi ngược dòng là gì? Có đau không?
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận, tuy nhiên tán sỏi ngược dòng là một trong những…
Sỏi thận 4-5-6-8-10...mm là lớn hay nhỏ? Cách điều trị? Sỏi thận 4-5-6-8-10…mm là lớn hay nhỏ? Cách điều trị?
Sỏi thận là một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Sỏi thận có nhiều loại khác nhau,…
Chăm sóc sau mổ sỏi thận - Cách ăn uống, sinh hoạt đúng Chăm sóc sau mổ sỏi thận – Cách ăn uống, sinh hoạt đúng

Mổ sỏi thận được áp dụng cho những bệnh nhân có viên sỏi lớn hơn 20mm. Sau khi mổ, người…

Sỏi thận ở trẻ em: Dấu hiệu, cách điều trị, phòng ngừa Sỏi thận ở trẻ em: Dấu hiệu, cách điều trị, phòng ngừa

Sỏi thận ở trẻ em là một bệnh khá hiếm nhưng số lượng bệnh nhi ngày càng tăng. Nguyên nhân…

Các thuốc trị sỏi thận tốt nhất 2020 và lưu ý khi dùng Các thuốc trị sỏi thận tốt nhất và lưu ý khi dùng

Các thuốc trị sỏi thận thường được điều chế từ thành phần hóa dược tổng hợp. Tác dụng chính của…

Khám chữa, mổ sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất 2020? Khám chữa, mổ sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất ?

Sỏi thận là bệnh lý đường tiết niệu dễ gặp nhưng khó trị. Để chữa bệnh triệt để, bệnh nhân…

Mổ sỏi thận khi nào? Các phương pháp mổ và lưu ý

Mổ sỏi thận là phương pháp điều trị ngoại khoa có thể giúp loại bỏ viên sỏi một cách nhanh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua