Bị sỏi thận khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Sỏi thận có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ bị sỏi thận từ nhiều nguyên nhân. Bệnh sỏi thận gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc điều trị sỏi thận khi mang thai không khuyến khích dùng thuốc, vì thế thai phụ nên lưu ý những thói quen để hạn chế sỏi phát triển.
Sỏi thận khi mang thai là một trong những nguyên nhân dẫn đến những cơn đau bụng trong thai kỳ. Triệu chứng thường xuất hiện trong giai đoạn giữa và cuối quá trình mang thai. Phần lớn các trường hợp thai phụ bị sỏi thận đều có thể vượt qua mà không cần điều trị. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp bà bầu chuyển dạ, sinh non. Vì thế việc tìm hiểu cách điều trị và phòng ngừa sỏi thận phần nào sẽ hỗ trợ người mẹ chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi một cách tốt nhất.
Nguyên nhân và triệu chứng của sỏi thận khi mang thai
Sỏi thận là vật thể rắn được hình thành từ quá trình lắng đọng khoáng chất tại hệ thống tiết niệu. Phụ nữ mang thai không nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận nhưng bệnh sẽ gây khó khăn cho quá trình mang thai và việc điều trị cũng phức tạp hơn.
Nguyên nhân sỏi thận khi mang thai
Sỏi thận là căn bệnh tiết niệu khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, đa số các mẹ bầu đều không biết mình mắc bệnh sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm khi mang thai. Có nhiều yếu tố thúc đẩy tình trạng sỏi thận ở phụ nữ mang thai. Những nguyên nhân chính được kể đến gồm có:
Uống không đủ nước
Nước là dẫn xuất quan trọng giúp cơ thể đào thải độc tố và khoáng chất gây tích trữ thành sỏi. Khi không cung cấp đủ nước cho cơ thể , lượng cặn khoáng lắng đọng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sỏi thận ở bà bầu. Ngoài ra tình trạng thiếu nước cũng khiến cơ thể gia tăng nồng độ một số khoáng chất trong nước tiểu như phốt pho và canxi dẫn đến sự hình thành sỏi trong thận. Ngoài ra thiếu nước cũng là nguyên nhân gây sỏi mật, sỏi gan và nhiều vấn đề khó chịu khác trong thai kỳ của bà bầu.
Sỏi thận do di truyền
Bà bầu có thể mắc bệnh sỏi thận trong thai kỳ do tác động của hormone, chế độ ăn uống, hoặc sỏi thận đã xuất hiện từ trước và phát triển triệu chứng trong thời gian mang thai. Bệnh có nguy cơ cao xảy ra đối với người nằm trong gia đình có tiền sử sỏi thận. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy bà bầu có tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận cao hơn nếu trong gia đình có người thân mắc những bệnh lý di truyền như cystin. Hoặc di truyền từ người thân có triệu chứng làm gia tăng nồng độ canxi trong nước tiểu.
Hàm lượng canxi quá cao
Sỏi thận phổ biến nhất là sỏi canxi, chúng được hình thành từ các cặn canxi lắng đọng trong thận và đường tiết niệu. Trong quá trình mang thai, thai phụ thường muốn bổ sung nhiều canxi để cung cấp cho cơ thể mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu lượng canxi bổ sung quá mức thì hoạt động này sẽ làm gia tăng áp lực lên thận dẫn đến tình trạng sỏi thận. Sỏi canxi còn gọi là sỏi đá vôi với kích thước tối đa có thể lên đến 4 – 5 cm nên chúng thường gây ra nhiều ảnh hưởng đến thai kỳ của người mẹ.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu gặp phải với tỷ lệ hơn 90% thai phụ. Đây là triệu chứng nhiễm trùng phổ biến xảy ra trong những tháng cuối của thai kỳ. Bà bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu do sức đề kháng suy giảm hoặc thói quen lười vệ sinh đường tiết niệu. Tình trạng nhiễm trùng tái diễn thường xuyên là nguyên nhân gây ra hiện tượng sỏi thận. Nếu gặp phải tình trạng này thường xuyên, người mẹ cũng có nguy cơ sinh non khá cao.
Tác động giãn nở tử cung bà bầu
Nguyên nhân cơ địa phát sinh sỏi thận đến từ chính những thay đổi của thai kỳ. Trong đó sự phát triển của thai khi theo cấp độ tăng dần khiến tử cung bà bầu bắt đầu giãn nở theo từng giai đoạn. Sự thay đổi này cũng gây cản trở việc lưu thông nước tiểu, làm lắng đọng các chất hòa tan. Tiến triển lâu dàu sẽ dẫn tới sỏi thận, viêm đường tiết niệu, viêm bể thận,….
Kích ứng ruột
Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên, bao gồm các triệu chứng như: khó tiêu, đi ngoài liên tục, táo bón,… những dấu hiệu này đều cảnh báo nguy cơ viêm ruột mãn tính. Một số nghiên cứu nhận định viêm ruột gây kích thích nhu động ruột, nếu tiêu hóa hoạt động không hiệu quả thì thai phụ có khả năng cao hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu.
Triệu chứng khi bà bầu bị sỏi thận
Bệnh sỏi thận thường rất khó phát hiện trong thời gian đầu vì những triệu chứng thường diễn ra một cách âm thầm, lặng lẽ và không có dấu hiệu nào cụ thể. Vì thế nên hai phụ cần hết sức lưu tâm về tình trạng của bản thân nếu cảm thấy nghi ngờ mình mắc bệnh. Cụ thể biểu hiện của bệnh có thể là:
- Vùng lưng dưới xuất hiện các cơn đau, di chuyển xuống vùng hông, xương chậu, có thể sốt nhẹ và chuột rút.
- Đau bụng dưới phía bên phải, cơn đau có thể lan rộng đến vùng bụng thắt lưng dưới rốn.
- Người bệnh đi tiểu ra máu, do viên sỏi di chuyển và va chạm với các mô liên kết, tế bào.
- Khi đi tiểu có cảm giác đau buốt vì sỏi di chuyển xuống phần dưới đường tiểu, bàng quang và vùng niệu quản.
Sỏi thận khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?
Khi phát hiện mắc bệnh sỏi thận, điều mà đa số bà bầu quan tâm là liệu bệnh có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Thực tế điều này đã được khoa học khẳng định, sỏi thận không gây ảnh hưởng đến thai kỳ, cũng như không có tác động bất lợi cho thai nhi.
Hầu hết các phụ nữ bị sỏi thận vẫn có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường. Trong nhiều trường hợp, sỏi thận khi mang thai vẫn có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng điều này chỉ xảy ra với những loại sỏi nhỏ và số lượng sỏi ít. Mặc dù vậy, người mẹ cũng không nên lạc quan mà bỏ mặc bệnh tiến triển. Vẫn có những trường hợp sỏi nặng, sỏi thận phát triển trong ba tháng cuối khiến bà bầu chuyển dạ sớm, nhiễm trùng tiết niệu và gia tăng nguy cơ sinh non. Trường hợp xấu khi không theo dõi kỹ, nếu để thận bị nhiễm khuẩn sẽ rất nguy hiểm. Tình trạng nhiễm trùng khiến chức năng của thận bị suy giảm, hoạt động trao đổi và trao đổi chất bị ảnh hưởng.
Thực tế thai phụ bị bệnh thận trước khi mang thai và trong thời gian mang thai cần bài tiết nhiều hơn, đồng thời lượng nước bổ sung gần như gấp đôi. Do đó thận của người mẹ thường sẽ hoạt động nhiều hơn so với người bình thường. Trong trường hợp chức năng thận bị yếu, thận không loại bỏ được chất độc hại sẽ tạo ra sỏi. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng nguy cơ sinh non mà sau sinh người mẹ có nguy cơ đối mặt với chứng suy thận.
Chẩn đoán và điều trị sỏi thận khi mang thai
Phương pháp chẩn đoán sỏi thận khi mang thai
Nếu nghi ngờ nguy cơ sỏi thận, thai phụ nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và theo dõi bệnh tiến triển. Những phương pháp chẩn đoán bệnh sỏi thận được áp dụng gồm:
- Chụp X-quang: Chụp X-quang là phương pháp phổ biến để phát hiện sỏi thận, tuy nhiên trong y học không khuyến khích chụp X- quang khi người phụ nữ đang mang thai bởi điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế khi đến khám bệnh, thai phụ sẽ được bác sĩ hướng dẫn chụp X quang hoặc chẩn đoán bằng hình thức khác.
- Nội soi niệu quản: Nội soi niệu quả giúp chẩn đoán chính xác tình trạng sỏi trong thận. Đây là phương pháp sử dụng một ống nhỏ đưa vào niệu đạo, từ đó giúp xác định vị trí có sỏi để loại bỏ sỏi khỏi cơ thể. Do tỉ lệ gây biến chứng thai kỳ của phương pháp này thấp, vì thế các bác sĩ thường chọn phương pháp này để chẩn đoán cho bà bầu.
Điều trị sỏi thận khi mang thai
Những phương pháp điều trị sỏi thận thông thường bị giới hạn đối với trường hợp sỏi thận trong thai kỳ. Thực tế đây là bệnh lý được chỉ định duy trì đến khi sinh con mới tiến hành điều trị. Bà bầu bị sỏi thận không nên sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào. Tốt nhất, người mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để ngăn chặn sự phát triển của sỏi cũng như ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra, chẳng hạn nhiễm trùng bàng quang. Đối với một số thai phụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn đau, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau để khắc phục triệu chứng tạm thời.
Trong những trường hợp được cấp cứu, có thể bác sĩ phải thực hiện phương pháp tán sỏi để loại bỏ sỏi. Bằng cách sử dụng sóng âm thanh để phá vỡ viên sỏi và đẩy ra ngoài, rất ít xâm lấn. Đây là phương pháp trị sỏi thận an toàn nhưng đối với phụ nữ mang thai vẫn chưa xác định được liệu có hiệu quả và hoàn toàn an toàn hay không. Do đó, các chuyên gia cũng thường không khuyến khích áp dụng phương pháp này với phụ nữ trong thai kỳ.
Người mẹ bị sỏi thận cần lưu ý tình trạng sức khỏe nếu cảm nhận mình có biểu hiện nguy cấp như đau dưới xương sườn hoặc phía mạn lưng, đau nghiêm trọng ở vùng chậu hoặc háng thì nên đến bệnh viện kiểm tra. Đa phần các trường hợp sẽ được khuyến khích sống chung với sỏi trong thai kỳ bằng cách uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều, … Do phần lớn phương pháp trị sỏi thận, hoặc các loại thuốc đều ít nhiều ảnh hưởng đến người mẹ và thai nhi.
Cách kiểm soát sỏi thận khi mang thai
Như đã đề cập, bệnh sỏi thận không thể điều trị bằng thuốc và cũng không có bất kỳ phương pháp nào đáp ứng hiệu quả an toàn với trường hợp này. Do đó thai phụ cần trang bị những kiến thức chăm sóc và kiểm soát bệnh không tiến triển xấu hơn. Sau đây là một số lời khuyên có thể hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của sỏi thận.
Uống nhiều nước
Nếu đang bị sỏi thận trong thai kỳ, thai phụ nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Khi cơ thể tiếp nhận đủ nước sẽ có tác dụng làm loãng các khoáng chất và muối hữu cơ có trong nước tiểu. Ngoài ra uống đủ nước cũng giúp cơ thể thai phụ được thải độc, lọc sạch thận. Ngoài nước, bà bầu cũng có thể uống nước canh, nước mát, và sữa với liều lượng phù hợp.
Cần lưu ý, thai phụ không nên uống sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ do tốc độ tuần hoàn lúc này khá chậm. Nếu uống nhiều sữa sẽ là giảm lượng nước tiểu và tăng các chất cặn trong nước tiểu. Ngoài ra sữa còn là nguồn dồi dào canxi, mà sỏi thận phần lớn là sỏi canxi, nếu uống sữa trước khi ngủ sẽ làm nồng độ canxi tăng cao kết hợp với nước tiểu đậm đặc (do ít nước tiểu mà nhiều chất lắng đọng) kết tụ sỏi thận. Vì thế phụ nữ mang thai không nên uống sữa trước khi ngủ để tránh làm sỏi thận nặng hơn.
Dùng chuối hột trị sỏi thận
Phương pháp chữa sỏi thận bằng chuối hột được khá nhiều người công nhận trong y học dân tộc. Tuy nhiên đối với những bà bầu có vấn đề về tiêu hóa, thường bị rối loạn tiêu hóa thì không nên áp dụng phương thức điều trị này. Để thực hiện, trước tiên, bạn đem chuối hột thái thành những lát mỏng rồi đem phơi nắng cho khô. Sau đó đem chuối hột nghiền thành bột mịn. Với lượng bột đó, mỗi ngày hòa tan một thìa với nước ấm rồi uống. Có thể sử dụng hàng ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Dùng Râu ngô
Bà bầu uống nước râu ngô không chỉ mát, giúp thanh nhiệt mà còn hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả. Râu ngô từ lâu được biết đến với công dụng lợi tiểu giúp tăng lưu lượng nước tiểu, nguyên liệu này còn giúp cầm máu trong trường hợp sỏi gây trầy xước niêm mạc tiết niệu, giảm các triệu chứng đau rát khi đi tiểu. Để làm tan sỏi thận bằng râu ngô, thai phụ đem đun nước râu ngô uống thành 3 – 4 lần uống/ngày, liên tiếp trong 10 ngày.
Chữa sỏi thận bằng đu đủ
Với phương pháp này có thể kiểm soát sự phát triển của sỏi thận hiệu quả. Thai phụ dùng 1 quả đu đủ vừa chí tới, không dùng đu đủ xanh hoặc chín quá. Sau đó đem đu đủ gọt vỏ bỏ ruột rồi thái thành miếng vừa ăn, rửa áo nước, cho đu đủ vào bát cùng một chút muối rồi đảo đều cho muối ngấm vào đu đủ. Để đu đủ ngấm muối trong vòng 10p thì bắt đầu cho vào nồi, hấp cách thủy khoảng 15-17 phút.
Bà bầu có thể dùng luôn hỗn hợp này khi nóng hoặc để bớt nóng, món này không nên ăn lúc đói vì sẽ gây xót ruột. Phương pháp này được đánh giá mang lại hiệu quả đối với những bà bầu có sỏi nhỏ hơn 10mm.
Dùng Kim tiền thảo
Công dụng chữa bệnh sỏi thận của Kim Tiền Thảo đã được y học công nhận. Theo nghiên cứu cho thấy, Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, giúp tăng lượng nước tiểu để bào mòn sỏi theo cơ chế tự nhiên. Bên cạnh đó Kim Tiền Thảo cũng giúp lọc nước tiểu, giảm đau chống viêm, giúp hòa tan và ngăn ngừa lắng đọng sỏi. Cây Kim Tiền Thảo cũng được sử dụng là thuốc ngừa biến chứng viêm đường tiết niệu do sỏi.
Để làm tan sỏi khi mang thai bằng Kim Tiền Thảo, mỗi ngày thai phụ dùng khoảng 30g lá Kim tiền thảo sắc nước chia thành 3 lần uống hàng ngày. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc về các loại dược liệu kết hợp để có hiệu quả tối ưu.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị sỏi thận
Mặc dù sỏi thận khi mang thai thường không có phương pháp điều trị cụ thể, nhưng thai phụ hoàn toàn có thể kiểm soát sự hình thành sỏi nhờ chế độ ăn uống. Thực phẩm được khuyến khích cho bà bầu bị sỏi thận gồm có:
- Cá nước ngọt, cá biển.
- Các loại hoa quả mọng nước như dưa hấu, đào, việt quất, chanh,…
- Những loại nước trái cây
- Rau xanh và củ quả giàu vitamin
- Ngũ cốc và các loại đậu
Đồng thời bà bầu nên bổ sung thêm nhiều nước. Nước uống là nguyên tắc không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng của bà bầu bị sỏi thận. Trái lại, một số loại thực phẩm có thể tạo ra nhiều cặn khoáng hình thành sỏi hơn. Trong đó những món bà bầu bệnh sỏi thận không nên ăn gồm có:
- Thịt bò, thịt gia cầm có thành phần protein cao, nếu bổ sung dư thừa sẽ hình thành liên kết oxalate trong nước tiểu tạo thành sỏi.
- Người bệnh không nên sử dụng các loại nước trái cây đóng hộp, kiêng nhóm sản phẩm giàu khoáng chất và muối hữu cơ cao sẽ không tốt cho bà bầu bị sỏi thận.
- Bà bầu không nên ăn mặn khi bị sỏi thận. Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu.
- Ngoài ra thai phụ cũng nên kiêng tuyệt đối nhóm thực phẩm dầu mỡ, chất kích thích và đường tinh luyện trong khẩu phần để giảm sản sinh oxalate trong nước tiểu.
Sỏi thận khi mang thai không phải là căn bệnh hiếm gặp. Khi phát hiện bệnh, thai phụ cần được đánh giá và theo dõi cẩn thận với các bác sĩ chuyên khoa ngoại tiết niệu. Mặc dù không có phương pháp điều trị cụ thể nhưng đa số những mẹ bầu bị sỏi thận đều vượt qua thai kỳ khỏe mạnh mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào tổn hại đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!