Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì tốt?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì là băn khoăn của không ít người. Việc lựa chọn đúng loại thuốc không chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng của khớp. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.

Thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?

Theo các chuyên gia, ngoài việc thay đổi lối sống hàng ngày, chế độ ăn uống và luyện tập khoa học, có nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối khác như châm cứu, thủy châm, thuốc Tây y, các bài thuốc Đông y…

thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì
Có nhiều loại thuốc hỗ trợ cải thiện các vấn đề về xương khớp

1. Chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Tây y

Điều trị thoái hóa khớp gối sớm có thể mang đến kết quả điều trị tốt hơn, ngăn ngừa tái phát bệnh hiệu quả. Bác sĩ thường chỉ định sử dụng những loại thuốc sau để kiểm soát và cải thiện triệu chứng bệnh.

Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau có tác dụng giảm nhanh triệu chứng đau nhức ở xương khớp bằng cách ức chế quá trình sinh hóa gây đau. Đồng thời làm giảm tình trạng viêm khớp cho người bệnh. Các loại thuốc thường sử dụng bao gồm:

  • Paracetamol: Giảm đau và được ưa chuộng trong trường hợp thoái hóa nhẹ, liều dùng thông thường là 500mg và tối đa là 4g/ngày.
  • Ibuprofen: Ngăn chặn sự sản xuất chất gây viêm, liều lượng thích hợp tùy thuộc vào mức độ bệnh.
  • Naproxen: Giảm đau, sưng tấy và co cứng ở khớp gối, liều dùng tối đa là 1000 – 1100mg/ngày.
  • Aspirin: Giảm đau và sưng từ nhẹ đến vừa, liều lượng và thời gian sử dụng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Lưu ý: Thuốc giúp cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp nhưng cần thận trọng khi sử dụng. Có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng đến thận và gan, đặc biệt đối với những bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, phụ nữ mang thai ba tháng đầu, những người mẩn cảm với thành phần thuốc…

thuốc hỗ trợ thoái hóa khớp
Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? Thuốc chống thấp khớp có tác dụng ngăn chặn sự phá hủy của xương và sụn khớp hiệu quả

Thuốc chống viêm khớp (DMARD)

Thuốc giảm đau chỉ giúp điều trị triệu chứng thoái hóa khớp từ nhẹ đến vừa, không mang lại kết quả khá quan cho quá trình điều trị bệnh.

Để hiệu quả hơn, cần kết hợp với các loại thuốc chống thấp khớp (DMARD) như Methotrexate, Azathioprine, Leflunomide, Hydroxychloroquine,… Trong đó, Methotrexate thường được sử dụng nhiều nhất.

Lưu ý: Các loại thuốc chống thấp khớp có thể gây phản ứng phụ. Vì vậy, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu thoái hóa khớp nặng, bác sĩ có thể sử dụng thuốc Corticosteroid tiêm trực tiếp vào khớp gối để giảm sưng và đau.

Tham khảo thêm: Biến chứng của thoái hóa khớp gối và cách phòng tránh

2. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc Đông y

Thuốc Tây giúp giảm triệu chứng đau nhức do thoái hóa khớp gối trong thời gian ngắn, nhưng sử dụng lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc Đông y sau:

thuốc đông y
Thuốc Đông y cũng là lựa chọn lý tưởng cho câu hỏi: bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?

Bài thuốc số 1

Thang thuốc gồm các vị thuốc với liều lượng như 12g sinh địa, 10g phòng phong, 12g độc hoạt, 12 đương quy, 8g tần giao, 4g tế tân, 12 đỗ trọng, 10g phục linh, 8g xuyên khung, 12g ngưu tất, 10g bạch thược, 12g đảng sâm, 4g cam thảo bắc, 4g quế chi.

Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang, chia uống 2 – 3 lần trong ngày. Sử dụng thuốc cho đến khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

Bài thuốc số 2

Sử dụng 10g thiên niên kiện, 16g thổ phục linh, 12g trinh nữ (cây mắc cỡ), 8g quế chi, 10g lá lốt, 12g sinh địa và 16g cây cỏ xước, 12g hà thủ ô.

Cách dùng: Sắc với 3 chén nước đến khi cô đặc lại còn khoảng 1 chén. Sử dụng đều đặng hằng ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi mang đến, bạn đọc có thể trả lời được thắc mắc thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 09:44 - 14/03/2024 - Cập nhật lúc: 15:44 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Yoga trị liệu thoái hóa khớp gối có tốt không? Người bệnh có nên tập

Yoga trị liệu thoái hóa khớp gối không chỉ là một phương pháp tập luyện đơn thuần mà còn là…

Cứng khớp gối Cứng khớp gối – Nguyên nhân và cách giảm cứng khớp nhanh

Cứng khớp gối là một trong những hiện tượng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, có thể xuất…

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý xương khớp phổ biến, trong đó nữ giới chiếm 80% tổng số…

Bị đau khớp gối nên ăn gì giảm nhanh triệu chứng?

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, những thực phẩm giàu vitamin D, canxi, omega 3... là…

Trịnh Thị Xánh (61 tuổi, thôn Thượng Quất, xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) Thoái Hóa Khớp Gối, Đầu Gối Lủng Lẳng Như Khúc Củi Khô, Người Nông Dân Chia Sẻ Cách Khỏi Bệnh

Bài viết dưới đây là những chia sẻ vô cùng xúc động của bác Trịnh Thị Xánh, từng bị thoái…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua