Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ hay không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Tập thể dục hay đi bộ, chạy bộ nói riêng có thể tạo một lực tác động lên khớp gối của bạn. Do đó, nhiều người cho rằng thoái hóa khớp gối không nên đi bộ hoặc chạy bộ để tránh làm ảnh hưởng đến xương khớp. Vậy quan điểm này có thực sự chính xác?

Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp gối

Khớp là nơi nối xương lại với nhau, phần cuối của mỗi đoạn xương được bọc lại bằng sụn. Ở giữa sụn là các chất lỏng giống như dầu để đảm bảo khớp hoạt động trơn tru.

thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không
Người bị bệnh thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ, đi bộ không?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng phổ biến nhất trong viêm khớp, có thể phá hủy và làm mòn sụn khớp. Đây là hiện tượng không tránh khỏi khi bước vào giai đoạn lão hóa, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Khi thoái hóa khớp gối xảy ra, sụn khớp bị tổn thương, dẫn đến nguy cơ hỏng khớp nếu chịu áp lực mạnh. Người bệnh thường được khuyến khích thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức mạnh và linh hoạt khớp.

Đi bộ là một phương án lý tưởng để tăng cường sức khỏe khi mắc thoái hóa khớp gối, nhưng cần thực hiện ở mức độ vừa phải và có sự kiểm soát. Nếu gặp đau, người bệnh nên dừng lại cho cơ thể nghỉ ngơi.

Tham khảo thêm: Biến chứng của thoái hóa khớp gối và cách phòng tránh

Thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ?

Nghiên cứu đã chứng minh, việc chạy bộ không gây tổn thương hoặc thoái hóa khớp gối so với những người ít vận động. Chạy bộ thậm chí còn có thể giảm đau và hạn chế nguy cơ tàn tật đối với những người đã mắc bệnh này.

chạy bộ
Việc người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không luôn là nỗi băn khoăn của nhiều người hiện nay

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu luyện tập, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có kế hoạch thích hợp.

Nếu triệu chứng thoái hóa trở nên nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, cần hạn chế hoạt động để ngăn chặn tổn thương trầm trọng hơn.

Cách đi bộ, chạy bộ cho người thoái hóa khớp gối

Theo các chuyên gia về xương khớp, người bị thoái hóa khớp nên tuân thủ các nguyên tắc sau khi lựa chọn đi bộ hoặc chạy bộ:

  • Di chuyển một đoạn đường ngắn để tránh quá sức, không nên cố gắng di chuyển quá xa.
  • Khởi động cơ thể và khớp gối trước khi luyện tập để tránh chấn thương.
  • Chọn nơi phẳng, ít chướng ngại vật và không có độ dốc khi tập luyện.
  • Sau khi kết thúc, thực hiện thả lỏng bằng cách đi bộ nhẹ nhàng trước khi nghỉ ngơi.
  • Tránh dừng lại đột ngột, điều này có thể gây áp lực và căng thẳng cho đầu gối.
  • Không nên thực hiện liên tục trên 30 phút vì có thể gây đau và sưng khớp gối.
  • Nếu có dấu hiệu sưng đau, nên dừng tập và thực hiện các biện pháp giảm đau.
lưu ý khi đi bộ dành cho người thoái hóa khớp
Bệnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không?

Tham khảo thêm: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y hiệu quả bền vững

Cách phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Thói quen sống lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh xương khớp và thoái hóa khớp khi già đi. Một số biện pháp bao gồm:

  • Chế độ ăn uống cân đối: Bổ sung axit béo Omega 3, giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe tổng thể, như cá hồi, hạt hướng dương,…
  • Kiểm soát cân nặng: Thừa cân làm tăng nguy cơ viêm và thoái hóa khớp gối vì đầu gối phải chịu trọng lượng cơ thể.
  • Luyện tập thể dục đều đặn: Loại bỏ mỡ thừa và giảm căng thẳng cho khớp, tăng sức mạnh và ổn định cho chúng.
  • Tránh chấn thương: Chấn thương tăng nguy cơ thoái hóa khớp, nên sử dụng thiết bị an toàn khi vận động.
  • Tư thế đúng: Đảm bảo tư thế phù hợp khi ngồi, đứng và di chuyển hàng ngày, tránh mang vác nặng không cần thiết.
  • Kiểm tra định kỳ: Điều trị sớm viêm khớp hoặc thoái hóa khớp để tránh tổn thương dài hạn cho xương khớp.

Qua bài viết, hy vọng bạn đọc sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không. Người bị thoái hóa khớp gối cần thận trọng trong các hoạt động hàng ngày và việc luyện tập thể dục thể thao. Tuy nhiên, trước khi tiến hành luyện tập, cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia về xương khớp để đảm bảo sự an toàn, hiệu quả khi luyện tập.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 10:28 - 14/03/2024 - Cập nhật lúc: 15:42 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý xương khớp phổ biến, trong đó nữ giới chiếm 80% tổng số…

Bệnh thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hóa khớp gối là một tình trạng khá nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và…

Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không? Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Bệnh thoái hóa khớp gối không thể chữa khỏi hoàn toàn do chúng xuất phát từ yếu tố lão hóa…

6 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối tốt nhất 2023

Sử dụng thuốc tân dược, thảo dược Đông y, vật lý trị liệu hay phẫu thuật là các phương pháp…

Theo ACR (Hội thấp khớp học Hoa Kỳ), cần phải có một tiêu chuẩn để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR là một trong những hướng dẫn quan trọng nhất, giúp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua