Co Thắt Dạ Dày Là Hiện Tượng Gì, Nguy Hiểm Không & Cách Chữa
Co thắt dạ dày là một triệu chứng thường gặp khiến nhiều người khó chịu, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Đây là tình trạng dạ dày bị kích thích và co lại đột ngột, có thể gây ra cảm giác đau. Mặc dù không phải là bệnh lý nghiêm trọng, nhưng việc điều trị kịp thời vẫn rất cần thiết.
Co thắt dạ dày là gì?
Co thắt dạ dày, hay còn gọi là chuột rút dạ dày, là tình trạng phổ biến không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Đây là hiện tượng khiến bụng và dạ dày liên tục co lại gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu cho người mắc phải.
Các triệu chứng điển hình của bệnh này bao gồm:
- Đau thắt vùng bụng, người mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt thậm chí là ngất xỉu.
- Đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, đại tiện ra máu, dễ nhầm lẫn với bệnh ung thư trực tràng.
- Có thể kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, đau họng, khó thở, đau đầu…
- Đau đầu, ho, sổ mũi, mạch đập nhanh, vàng da.
- Riêng với phụ nữ, có thể xuất hiện một số triệu chứng như chảy máu âm đạo, hành kinh bất thường.
Nguyên nhân gây chuột rút dạ dày thường gặp
Hiện tượng co thắt dạ dày có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tiêu hóa như đau dạ dày, tá tràng hoặc là biểu hiện của các vấn đề như ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh… Cụ thể:
Do ngộ độc thực phẩm
Thường xảy ra do ăn phải các thực phẩm ôi thiu, biến chất, nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc chứa chất độc… Là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng dạ dày, bụng và vùng thượng vị đau liên tục.
Biểu hiện:
- Đau dạ dày dạng co thắt, buồn nôn và nôn, đau co rút, đau dữ dội ở vùng bụng hoặc ngực.
- Người nóng, có thể kèm theo tiêu chảy, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, cơ thể mệt mỏi, rã rời.
Tham khảo: Các Loại Thuốc Chống Co Thắt Dạ Dày – Giảm Đau Hiệu Quả
Do hệ tiêu hóa làm việc quá sức
Sau khi thức ăn được nghiền nát ở miệng sẽ được dạ dày co bóp, nhào trộn cho dịch vị thấm đều và tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc thói quen ăn uống không tốt, ăn xong nằm ngay, ăn nhanh, vội vàng… thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày.
Biểu hiện:
- Đau dạ dày kèm theo buồn nôn hoặc nôn, có thể trào ngược dịch vị và thức ăn lên thực quản.
- Bụng khó chịu, đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ nóng, sôi bụng thường xuyên.
Do phụ nữ đến ngày hành kinh
Kinh nguyệt chính là một trong những nguyên nhân gây co thắt dạ dày ở nữ giới. Do lúc này, cơ trơn của tử cung tăng cường co bóp đẩy máu kinh ra ngoài.
Biểu hiện:
- Đau âm ỉ hoặc đau quặn thắt từng cơn dữ dội vùng bụng dưới.
- Cơn đau do hành kinh thường xuất hiện từ 2 – 3 ngày thì biến mất.
Do co thắt cơ bắp
Co thắt cơ bắp là tình trạng cơ bắp co rút không theo chủ ý, yếu do thiếu nước, chất điện giải, dây thần kinh bị kích thích hoặc do cơ làm việc quá tải. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các cơ dạ dày bị co thắt theo và gây đau. Thường gặp ở người bơi lội, tập gym, bưng vác vật nặng thường xuyên.
Biểu hiện:
- Co thắt cơ bắp đột ngột, không theo chủ ý dẫn đến đau cơ dạ dày.
- Đau tăng lên khi vận động, chuyển động.
Do căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng kéo dài
Theo một nghiên cứu tại Phần Lan, tình trạng co thắt dạ dày thường xuất hiện ở những người thường xuyên bị căng thẳng, stress kéo dài. Lúc này, do căng thẳng, các acid dạ dày sẽ được tiết ra nhiều hơn bình thường tác động đến niêm mạc dạ dày gây đau.
Biểu hiện:
- Đau dạ dày co thắt từng cơn đi kèm ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
- Ăn không tiêu, dạ dày thường xuyên co thắt, lúc đau lâm râm lúc dữ dội.
- Chán ăn, chướng bụng, đầy hơi, người khó chịu, mệt mỏi.
Do bệnh lý
Tình trạng co thắt dạ dày tá tràng cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày ruột, đau dạ dày, đại tràng co thắt, viêm dạ dày ruột, trào ngược dạ dày thực quản… Đây đều là những bệnh gây có nguy cơ gây đau thắt dạ dày cao.
Biểu hiện:
- Đau thắt dạ dày, đau vùng bụng và thượng vị kèm theo chứng chướng bụng đầy hơi, bụng ấm ách, ợ hơi, ợ chua, ăn không tiêu.
- Đau nhiều về đêm và sáng sớm, có thể xuất hiện chứng sôi bụng, buồn nôn hoặc nôn khi đói hoặc ăn quá no hay ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ…
Xem ngay: 5 cách chữa đau dạ dày khẩn cấp – Hiệu quả nhanh
Co thắt dạ dày có nguy hiểm không?
Đau dạ dày thường biểu hiện bằng các cơn đau ở vùng thượng vị, có thể lan rộng ra hai bên bụng, lưng và ngực. Mặc dù nhiều người có xu hướng bỏ qua các triệu chứng này, nhưng chúng lại là hiện tượng nguy hiểm dễ gây nên những biến chứng nghiêm trọng như chảy máu dạ dày, đau dạ dày cấp, đau ruột thừa, rối loạn túi mật, viêm túi mật…
Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể làm vỡ tá tràng, vỡ tĩnh mạch chủ, vỡ túi phình gây ra hiện tượng nôn ra máu ồ ạt, suy tim cấp và thậm chí là tử vong. Như vậy, đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Khi có các triệu chứng này thì nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và xác định nguyên nhân.
Cách xử lý khi bị co thắt dạ dày
Khi mắc chứng đau thắt dạ dày người bệnh cần xử lý như sau:
Nghỉ ngơi, thư giãn, giảm đau
Trước hết, khi cơn đau xuất hiện, người bệnh nên chọn một vị trí ngồi thoải mái trên ghế tựa thư giãn để giảm co thắt dạ dày. Có thể sử dụng hơi thể để chuyển hướng chú ý từ cơn đau dạ dày sang vị trí khác.
Có thể giảm đau bằng cách:
- Uống trà hoa cúc: Giúp xoa dịu dạ dày và hạn chế cơn đau do co thắt. Lấy một ít hoa cúc hãm với nước sôi uống mỗi ngày sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
- Uống trà gừng: Gừng vị cay, tính ấm, có công dụng giãn cơ trơn, chống buồn nôn, giảm đau bụng. Có thể dùng vài lát gừng tươi hãm với 100ml nước sôi trong 5 phút, uống từng ngụm để giảm đau, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Uống nước gạo: Nước gạo chứa nhiều khoáng chất và vitamin giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm co thắt, giảm viêm. Sử dụng nước gạo xoa dịu cơn đau cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng.
- Chườm nóng hoặc tắm nước nóng cũng là phương pháp nới lỏng cơ, giảm co thắt nhanh chóng. Có thể dùng túi chườm hoặc cho nước ấm và chai chườm lên bụng từ 10 – 15 phút.
Đọc thêm: Đau dạ dày có uống nước cam được không? Lợi hay hại?
Thay đổi thói quen ăn uống
Đa phần nguyên nhân gây ra tình trạng này xuất phát từ chế độ và thói quen ăn uống. Do đó, người bệnh nên:
- Thực phẩm dễ tiêu như gạo, thịt nạc, chuối chín, khoai tây luộc, lòng trắng trứng, nạc cá, sữa chua…
- Ăn nhiều trái cây, rau củ quả tươi, các thức ăn mềm, lỏng để dạ dày tiêu hóa tốt hơn.
- Không ăn các thực phẩm không rõ nguồn gốc, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ động vật.
- Không ăn quá no, quá nhanh hoặc để bụng quá đói.
Thăm khám bác sĩ
Khi đã áp dụng các biện pháp trên mà triệu chứng này không hề thuyên giảm thì bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Bởi đây là một triệu chứng nguy hiểm, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan với những biểu hiện bất thường của cơ thể.
Trong những trường hợp nặng, sau khi thăm khám bác sĩ, bệnh nhân nên tìm cách điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài việc điều trị bằng Tây y, bạn có thể xử lý tình trạng này bằng cách dùng các bài thuốc Đông y.
Những lưu ý khi bị co thắt dạ dày
Để cải thiện và chống co thắt dạ dày, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần thường xuyên theo dõi để biết thời điểm và thời gian diễn ra cơn đau để dễ dàng tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp
- Nên luyện tập các bài thể dục vừa sức, đều đặn mỗi ngày đặc biệt là các bài tập cơ bụng.
- Hạn chế tối đa rượu bia, cà phê, chất kích thích và những thực phẩm lạ, có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp, tránh căng thẳng mệt mỏi.
Co thắt dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, suy tim, và nôn máu ồ ạt, thậm chí có nguy cơ tử vong. Do đó, bệnh nhân nên thăm khám từ sớm để xác định nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.
Có thể bạn quan tâm
- 7 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả từ ngàn xưa
- 13 Cách Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả, Giảm Đau Nhanh
Bình luận (37)
Khoảng 1 tuần trở lại đây con có cảm giác hơi buồn đi nhưng không đi được ạ có con thử đi thì phải rặn mới ra 1 ít có khi dùng ống bơm hậu môn cảm giác hậu môn có phân muốn thải ra nhưng không có hoặc chỉ có 1 ít phân thôi ạ con lo lắm mong bác sĩ trả lời ạ
Thuốc Sơ can bình vị tán người già tầm 80 tuổi dùng liệu có hấp thụ được tốt vào cơ thể không thưa trung tâm ?
Với trường hợp đang xạ trị ung thư thì có dùng được Sơ can bình vị tán không và dùng với liều lượng như thế nào thì ổn ạ ?
Tôi muốn đặt lịch khám với bác sĩ Tuyết lan vào 3h chiều thứ 5 tuần này, số đt của tôi: 0984511***
Em nghe nói đau dạ dày không nên ăn đu đủ, điều này có đúng không thưa bác sĩ ? vì như em được biết đu đủ là loại trái cây rất bổ và tốt cho cơ thể ạ
Mammaaaa_MM thân mến!
Đối với bệnh nhân đau dạ dày, đu đủ chín là thực phẩm có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày rất tốt, được các chuyên gia khuyên dùng. Tuy nhiên, đu đủ xanh lại là thực phẩm người đau dạ dày nên tránh, bởi trong đu đủ xanh chứa hàm lượng chất papain và nhựa rất dồi dào, nếu người bệnh sử dụng nhiều sẽ khiến lớp niêm mạc dạ dày có nguy cơ bị ăn mòn, điều này làm cho tình trạng viêm loét và đau dạ dày trở nên tồi tệ hơn em nhé.
Thông tin đến em!
Suốt 1 tháng trở lại đây, cháu hay bị co thắt dạ dày vào ban đêm, cơn đau cứ âm ỉ kéo dài tầm 1 tiếng xong dịu dần, thi thoảng cháu còn có cảm giác buồn nôn. Bác sĩ cho cháu hỏi liệu như vậy có nguy hiểm không ạ ?
Thu Quế thân mến!
Nếu cơn đau dạ dày kéo dài về đêm kèm theo cảm giác đau cồn cào và buồn nôn thì trên 70% là cháu đã bị viêm loét dạ dày cấp tính. Nguyên nhân chính của các cơn viêm loét dạ dày là vi khuẩn Hp. Các cơn đau thường kéo dài 1-2 giờ đêm là biểu hiện chính xác của bệnh viêm loét dạ dày. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến giai đoạn mãn tính của bệnh, Do vậy, em có thể sắp xếp thời gian để qua Trung tâm khám và có hướng điều trị sớm nhất tránh bệnh tiến triển nặng nhé.
Thân ái!
Muốn biết chính xác dạ dày mình đang gặp vấn đề gì thì bắt buộc phải nội soi đúng không ạ ?
Giang thân mến!
Hầu hết các trường hợp dạ dày có triệu chứng viêm đau thì sẽ bắt buộc phải nội soi để tìm ra chính xác bệnh, từ đó các bác sĩ mới có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp được em nhé.
Thông tin đến em!
Có phải mức độ tổn thương dạ dày càng nặng thì đau càng nhiều đúng không thưa bác sĩ ?
Bạn Ricky Đoàn thân mến!
Độ đau của dạ dày không luôn luôn tỷ lệ thuận với mức độ trầm trọng của tổn thương dạ dày. Một tổn thương nhỏ ở dạ dày có thể rất đau, rất khó chịu trong khi một ổ loét khổng lồ có thể không có triệu chứng gì, hoặc không đáng kể (loét câm). Thậm chí trong một số trường hợp ung thư dạ dày không gây một triệu chứng trần trọng nào đáng kể bạn nhé. Để biết rõ nhất dạ dày của mình đang gặp tình trạng gì, bạn có thể đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cũng như thủ thuật nội soi bạn nhé.
Thông tin đến bạn!
Co thắt đau dạ dày thì có uống được trà bạc hà không thưa bác sĩ ?
Bạn My Hằng thân mến!
Khi bị co thắt, đau dạ dày, người bệnh cần uống nhiều nước, có thể bổ sung các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà cam thảo, trà bạc hà. Tuy nhiên nếu bị trào ngược dạ dày thì không nên uống trà bạc hà bạn nhé.
Thông tin đến bạn!
Chào bác sĩ, dạo gần đây, tôi hay có hiện tượng co thắt, đau dạ dày, mấy hôm đầu, các cơn đau chỉ âm ỉ thoáng qua nhưng càng các ngày về sau thì các cơn đau trở nên dữ dội hơn, khiến tôi rất mệt mỏi. Tôi định dùng thuốc Papaverin để ngăn co thắt dạ dày, không biết thuốc có phù hợp với tình trạng hiện tại của tôi không và dùng thuốc này có cần lưu ý điều gì không ạ ?
Chào chị Huỳnh Lưu Nhi!
Việc sử dụng các loại thuốc tây y nói chung và thuốc Papaverin nói riêng, cơn đau có thể được cải thiện nhanh chóng, hiệu quả tức thời. Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc tây nếu sử dụng trong thời gian dài là có thể để lại nhiều tác dụng phụ, dễ kích ứng đối với người bệnh mẫn cảm với thành phần thuốc, thường tập trung điều trị triệu chứng nhất thời chứ mà không trị được tận gốc. Vì vậy, bạn không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chị nhé.
Thông tin đến bạn!