5 cách chữa đau dạ dày khẩn cấp – Hiệu quả nhanh

Để giảm nhanh triệu chứng, bạn có thể áp dụng các cách chữa đau dạ dày khẩn cấp như chườm nóng, dùng tinh dầu massage bụng… Hoặc có thể dùng thuốc để giảm nhanh cơn đau.
Nguyên nhân gây đau dạ dày
Theo các chuyên gia tiêu hóa, nguyên nhân gây đau dạ dày thường là do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. Trong đó những trường hợp viêm loét dạ dày có thể đã nhiễm hoặc không nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori).
Vi khuẩn HP là yếu tố hàng đầu gây ra các bệnh ở đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Cơn đau do viêm dạ dày gây ra có thể tiến triển đột ngột hoặc diễn biến chậm, kéo dài. Đây là những cơn đau mãn tính tái phát do ăn uống hoặc thời tiết.
Đa số các trường hợp viêm dạ dày cấp đều dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng và viêm dạ dày mạn nếu không điều trị sớm, đồng thời làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Cơn đau sẽ lan rộng hơn nếu vùng viêm loét lan rộng khắp dạ dày.

Ngoài ra những yếu tố xúc tác khác gây ra các đợt đau dạ dày cấp là do bia rượu, lạm dụng thuốc giảm đau, hoặc do bản thân người bệnh có lượng urê trong máu cao,…
Chia sẻ 5 cách chữa đau dạ dày khẩn cấp
Đối với những cơn đau dạ dày cấp tính tiến triển kéo dài thành từng đợt, hầu như bệnh nhân sẽ bị đau bụng sau khi ăn như một thường lệ lặp đi lặp lại. Sau đây là các cách chữa đau dạ dày khẩn cấp tại nhà mà người bệnh có thể áp dụng giảm đau:
Chườm nóng
Phương pháp chườm nóng có khả năng chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả. Thực tế chườm nóng đã được ứng dụng trong y học dân gian và y học hiện đại để giảm đau. Đối với những trường hợp tụ huyết, cách này cũng giúp làm tan máu bầm hiệu quả.
Khi bị đau dạ dày, bạn có thể chườm nóng bằng chai chứa nước ấm hoặc túi chườm chuyên dụng. Bằng cách này sẽ giúp khí huyết được lưu thông, giảm co thắt và ngăn các cơn co cứng cơ bụng. Sau khi chườm nóng khoảng 20 – 30 phút, bệnh nhân sẽ nhận thấy cơn đau cải thiện nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: Bạn chuẩn bị túi chườm nóng chuyên dụng hoặc chai thủy tinh đựng nước nóng, hoặc nếu có thời gian chuẩn bị thì sử dụng muối rang nóng cùng với lá ngải cứu.
- Xác định vị trí bị đau và sau đó di chuyển túi chườm quanh vùng bụng, trong lúc này nên kết hợp các bài tập massage nhẹ nhàng quanh khu vực bị đau.
- Chườm nóng trong vòng 20 – 30 phút, hoặc cho đến khi bạn nhận thấy túi chườm hết nóng thì dừng lại.
Lưu ý khi chườm nóng vùng bụng, bệnh nhân cần điều chỉnh nhiệt độ túi chườm vừa mức chịu đựng. Nếu như túi chườm quá nóng sẽ gây bỏng da, ngược lại nếu như không đủ nhiệt độ sẽ không phát huy tác dụng.
Dùng tinh dầu massage bụng
Để giảm đau cấp tốc cho những đợt viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính, bệnh nhân có thể thực hiện các động tác massage đơn giản với tinh dầu để giảm đau. Tác dụng của động tác này sẽ giúp hệ thống mạch máu ở vùng bụng, cũng như dạ dày được lưu thông, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: Khi massage bụng hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bạn nên chuẩn bị tinh dầu thảo mộc hoặc tinh dầu oliu để giảm ma sát ở bụng và khi thực hiện các động tác cũng dễ dàng hơn.
- Trước tiên dùng một lượng tinh dầu vừa đủ cho lên vùng bụng, sau đó chà xát hai bàn tay lại với nhau để làm ấm lòng bàn tay.
- Sau đó dùng lực nhẹ để miết lòng bàn tay lên bụng và xoa nhẹ nhàng theo hình vòng cung trong tầm 15 phút.
Các loại tinh dầu có tác dụng giảm đau tốt nhất là tinh dầu oliu, gừng, tràm, hoặc tinh dầu hoa oải hương. Mỗi ngày có thể massage giảm đau dạ dày khoảng 2 lần hoặc thực hiện mỗi khi bạn nhận thấy cơn đau xuất hiện.
Uống nước chanh ấm
Nước chanh cung cấp nguồn vitamin C và nhiều sinh tố có lợi cho sức khỏe. Nhiều người có thói quen sử dụng nước chanh lạnh để giải khát. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân bị đau dạ dày chỉ nên dùng nước chanh nóng hoặc khuấy ấm.
Vì nước chanh có tính axit nên khi kết hợp cùng đá lạnh sẽ gây cồn cào ruột, uống nhiều nước chanh cũng sẽ gây ợ nóng. Thay vào đó nước chanh ấm sẽ là cách chữa đau dạ dày khẩn cấp mà bạn có thể áp dụng tại nhà.
Chuẩn bị: Đối với người bị đau dạ dày cần hạn chế vị chua, vì thế chỉ cần vắt nửa quả chanh vào một ly nước nóng rồi thêm một ít đường là vừa đủ để bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên chỉ nên uống nước chanh ấm sau khi đã dùng bữa. Không uống nước chanh vào sáng sớm vì sẽ khiến lượng axit dịch vị tăng cao.
Ngoài ra nếu bạn không sử dụng đường thì cũng có thể thay thế đường bằng mật ong. Thành phần của mật ong chứa các chất chống viêm tự nhiên sẽ giúp làm dịu cơn đau dạ dày hiệu quả hơn.
Uống sữa còn nóng
Sữa nóng có thể làm dịu đi những cơn đau ở dạ dày nhanh chóng. Trong sữa bao gồm rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, như đạm và chất béo cùng với các axit amin tham gia vào quá trình chuyển hóa và trao đổi chất.
Nếu như bạn gặp phải tình trạng đau dạ dày về đêm thì nên uống một cốc sữa nóng cho ấm bụng sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm nhanh chóng.

Chuẩn bị sữa đun ấm vừa đủ một cốc cho mỗi lần uống, có thể dùng sữa tươi hoặc các loại sữa bột khác, hoặc dùng sữa đậu nành, sữa đặc. Đợi đến khi sữa đã bớt nóng thì uống từ từ từng ngụm.
Uống sữa ấm để giảm đau bụng do đau dạ dày là cách làm rất đơn giản, vừa giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Cũng cần lưu ý, nên uống lượng sữa vừa đủ bởi nếu uống quá nhiều dễ khiến dạ dày kích thích sản sinh axit, phát sinh triệu chứng đầy hơi, ợ chua, rối loạn tiêu hóa.
XEM THÊM: Người Bị Đau Dạ Dày Có Nên Uống Sữa? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia
Dùng thuốc Tây y
Nếu như cơn đau dạ dày của bệnh nhân diễn ra nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị cải thiện bằng thuốc giảm đau. Các loại thuốc chữa đau dạ dày khẩn cấp thường được sử dụng gồm:
Thuốc ức chế H2
Nhóm thuốc này cũng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày bằng cách điều chỉnh và cân bằng nồng độ axit trong dạ dày, từ đó giảm nhanh cơn đau. Trong đó thuốc Famotidin, Nizatidine và Famotidin là những loại ức chế H2 thường được sử dụng nhất.

Một số bệnh nhân gặp phải các phản ứng phụ với thuốc như tình trạng buồn nôn hoặc rối loạn tiêu hóa sau khi dùng thuốc. Do đó bệnh nhân nên tuân thủ liều dùng ngắn hạn nếu dùng thuốc ức chế H2 để điều trị những cơn đau dạ dày cấp tính.
Thuốc kháng axit
Các loại thuốc kháng axit có tác dụng làm giảm sự sản sinh axit trong dịch vị ra nhiều hơn. Từ đó ngăn chặn hiệu quả những đợt co thắt dạ dày, trào ngược gây ợ nóng, ợ chua, nóng rát thượng vị. Trong đó những loại thuốc kháng axit được dùng phổ biến trong điều trị bệnh dạ dày gồm Alka-Seltzer, Maalox, thuốc kháng axit Gelusil, Alternagel hoặc Rolaids.
Sau khi uống thuốc, bệnh nhân sẽ nhận thấy cơn đau dịu đi nhanh chóng, thuốc ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên bệnh nhân cũng không nên lạm dụng loại thuốc này bởi một số trường hợp dùng thuốc quá liều gây rối loạn tiêu hóa.
Thuốc bơm proton

Nhóm thuốc bơm proton cũng được sử dụng như một loại giảm đau khẩn cấp dùng cho các đợt viêm dạ dày tái phát. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, trào ngược gây buồn nôn nhờ kiểm soát lượng axit dạ dày.
Sau khi dùng thuốc sẽ giúp dứt điểm nhanh cơn đau, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra người ta cũng sử dụng thuốc bơm proton để ngăn các đợt tái phát viêm loét dạ dày, tăng cường chức năng dạ dày.
Tuy có nhiều tác dụng trong điều trị đau dạ dày cấp nhưng thuốc proton cũng gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa khi lần đầu dùng thuốc. Vì thế thuốc cần được sử dụng theo đúng liều dùng của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc diệt vi khuẩn HP
Đau dạ dày phần lớn do vi khuẩn vi khuẩn HP gây ra. Việc điều trị khuẩn HP luôn được ưu tiên đối với những bệnh nhân viêm dạ dày cấp, bằng cách sử dụng các loại kháng sinh như Amoxicillin, Clarithromycin hay Metronidazole. Những loại kháng sinh này có thể làm giảm cơn đau nhanh chóng và đồng thời ngăn cản sự sinh trưởng của vi khuẩn HP.
Với các liều dùng khẩn cấp, nhóm thuốc diệt HP sẽ mang lại hiệu quả chữa đau dạ dày khẩn cấp và phòng ngừa nguy cơ viêm loét xảy ra. Bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn để đảm bảo được hiệu quả điều trị.
Bài viết đã chia sẻ các cách chữa đau dạ dày khẩn cấp tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Riêng việc dùng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh phát sinh tác dụng phụ.
HỮU ÍCH
- 4 Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Quả Sung Cho Hiệu Quả Nhanh
- TOP 5 Cách Chữa Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu Hiệu Quả Và An Toàn
