Dấu Hiệu Vừa Đau Dạ Dày Vừa Đau Đại Tràng Và Cách Trị

Đau dạ dày và đau đại tràng là các vấn đề tiêu hóa thường gặp, gây đau bụng kéo dài. Mỗi bệnh có nguyên nhân và triệu chứng khác nhau, vì vậy, để điều trị hiệu quả khi mắc cả hai, bệnh nhân cần nắm vững các dấu hiệu đặc trưng và hiểu rõ nguồn gốc của từng tình trạng bệnh.

Cách phân biệt đau dạ dày và đau đại tràng
Theo các chuyên gia, triệu chứng đau dạ dày và đau đại tràng khá giống nhau, vì vậy để chẩn đoán chính xác đâu là cơn đau dạ dày và đâu là cơn đau đại tràng cần dựa vào nhiều yếu tố như triệu chứng lâm sàng và kết hợp nội soi, làm xét nghiệm.
Đối với đau dạ dày
Đau dạ dày (hay đau bao tử) là bệnh lý cực kỳ phổ biến ở đường tiêu hóa. Dạ dày có cấu tạo với 2 bộ phận chính là phần thân dạ dày và hang vị dạ dày. Trong đó có 4 lớp chính từ ngoài vào trong lần lượt gồm: thanh mạc, lớp cơ, lớp hạ niêm mạc và lớp niêm mạc. Cơ quan này đóng vai trò trong việc co bóp, tiêu hóa và bài tiết. Và cơn đau dạ dày thực chất là tình trạng tổn thương các niêm mạc dạ dày, viêm loét quá mức dẫn đến đau nhức âm ỉ, khiến người bệnh khó chịu, không thể hoạt động như bình thường.
1. Vị trí đau dạ dày
Các cơn đau dạ dày thường bùng phát ở 3 vị trí chính gồm:
- Đau vùng thượng vị: Thượng vị là vị trí nằm trên rốn và dưới xương ức, chính xác là ở giữa hai bên xương sườn. Ở vị trí này, người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau rất khó chịu, có lúc đau dữ dội, có lúc đau âm ỉ, thậm chí lan sang vùng ngực hoặc sau lưng.
- Đau vùng bụng dưới bên trái: Cơn đau tại vị trí này thường xuất hiện khi người bệnh nhịn đói, sau khi ăn vào thì đỡ đau hơn nhưng kèm theo đó là tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, tức bụng…
- Đau vùng bụng giữa: Tình trạng này còn được gọi là đau bụng quanh rốn. Cơn đau có lúc quặn thắt có lúc âm ỉ và lan sang nhiều vị trí trái phải lân cận, Kèm theo đó là triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn…

Tham khảo: Đau dạ dày buồn nôn nguyên nhân do đâu? Cách xử lý
2. Triệu chứng đau dạ dày
Cơn đau dạ dày thường được biểu hiện thông qua một số dấu hiệu sau đây:
- Đau Vùng Thượng Vị: Cảm giác đau tức ngực, đau bụng giữa hoặc bên trái sau khi ăn no hoặc nhịn đói.
- Buồn Nôn và Nôn Ói: Kích thích từ viêm loét khiến thức ăn khó tiêu, dễ bị đẩy ngược lên miệng.
- Đầy Hơi, Chướng Bụng: Tổn thương dạ dày làm giảm khả năng tiêu hóa, thức ăn ứ đọng gây tích tụ khí và mất cân bằng độ pH.
- Chán Ăn: Người bệnh thường xuyên không cảm thấy đói hoặc không thể ăn ngon miệng, dẫn đến suy nhược và suy dinh dưỡng.
- Xuất Huyết Tiêu Hóa: Biểu hiện qua nôn máu hoặc phân có máu, là dấu hiệu của giai đoạn nặng cần điều trị gấp để tránh biến chứng nguy hiểm.
3. Nguyên nhân gây đau dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày, có thể xuất phát từ một hoặc kết hợp từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp (Helicobater pylori) là loại vi khuẩn chủ yếu gây ra đau dạ dày với tỷ lệ 80% trên tổng số các trường hợp. Loại vi khuẩn này chủ yếu lây qua đường ăn uống, chúng có thể sống sót trong môi trường dạ dày với nồng độ axit đậm đặc, chúng tiết ra độc tố, làm viêm nhiễm và loét niêm mạc dạ dày.
- Do ăn uống kém khoa học: Một số thói quen ăn uống kém khoa học làm tăng nguy cơ bị đau đại tràng như:
- Ăn quá no cùng lúc hoặc nhịn đói;
- Ăn những món cay nóng, quá chua hay chiên xào nhiều dầu mỡ;
- Ăn không đúng giờ, ăn khuya thường xuyên;
- Ăn những món chưa nấu chín kỹ, thực phẩm hết hạn sử dụng, bẩn, ôi thiu…
- Nghiện các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
Đối với đau đại tràng
Đại tràng là cơ quan gồm 3 thành phần chính gồm kết tràng, manh tràng và trực tràng. Trong đó, kết tràng là bộ phận được chia làm 4 phần nhỏ gồm kết tràng lên, kết tràng xuống, kết tràng ngang và kết tràng xích ma. Đau đại tràng là khi một trong những bộ phận này bị tổn thương, dẫn đến viêm loét.
1. Vị trí đau đại tràng
Cơn đau đại tràng thường xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, có thể đau chung tại vùng bụng hoặc đau cụ thể tại một vị trí nào đó như dưới rốn. Mức độ cơn đau sẽ thay đổi với nhiều mức độ từ âm ỉ cho đến dữ dội.
Đọc thêm: Đau đại tràng là đau ở đâu, bên nào? Dấu hiệu nhận biết
2. Triệu chứng đau đại tràng
- Dấu hiệu của cơn đau đại tràng khá tương tự như đau dạ dày, có lúc đau âm ỉ lúc dữ dội hoặc đau quặn thắt vùng bụng dưới rốn.
- Mức độ đau thường có xu hướng giảm đi sau khi đi đại tiện hoặc tăng lên khi bị táo bón.
- Lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài.
- Đại tiện khó, phân lẫn máu, mủ và dính chất nhầy.

3. Nguyên nhân gây đau đại tràng
Do với nguyên nhân đau đại tràng, thì đau dạ dày thường xuất phát từ những nguyên nhân nghiêm trọng hơn:
Nguyên nhân gây đau đại tràng bao gồm:
- Nhiễm khuẩn đường ruột: Vi khuẩn (E. Coli, Salmonella), virus (Rota), sán, lỵ gây tổn thương đại tràng.
- Bệnh Crohn: Viêm ruột xuyên thành mạn tính, gây đau bụng, tiêu chảy, rò rỉ, áp xe và có thể gây thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa nếu không được điều trị.
- Táo bón kéo dài: Gây đau bụng âm ỉ, đi ngoài ra máu, phân dính máu là dấu hiệu của bệnh đại tràng.
- Bệnh lao: Người mắc lao thực quản, lao phổi có nguy cơ cao bị đau đại tràng do vi khuẩn lao, có thể dẫn đến tắc ruột, viêm đại tràng.
Nguyên nhân khiến bạn vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng
Nguyên nhân dẫn đến cùng lúc đau dạ dày và đau đại tràng bao gồm:
- Rối loạn tiết axit dạ dày: Axit dạ dày giúp tiêu diệt vi khuẩn nhưng khi dùng thuốc cho bệnh viêm đại tràng, vi khuẩn có hại có thể lọt xuống ruột non và đại tràng, gây mất cân bằng hệ vi sinh và rối loạn tiêu hóa.
- Sử dụng kháng sinh điều trị đau dạ dày: Đặc biệt khi điều trị nhiễm Hp, sử dụng nhiều loại kháng sinh có thể làm giảm lợi khuẩn và tăng cường hại khuẩn, phá vỡ tỷ lệ cân bằng vi sinh, gây rối loạn và đau đại tràng.
Cách điều trị và phòng ngừa vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng
Có thể thấy, tình trạng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng xảy ra do sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau của hai bệnh khi không điều trị kịp thời và đúng cách. Vì vậy, để điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng này người bệnh cần chủ động điều trị triệt để bệnh dạ dày hoặc bệnh đại tràng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra hoặc làm nghiêm trọng hơn căn bệnh còn lại.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường dùng phổ biến như:
1. Điều trị nội khoa
Đối với mỗi loại bệnh sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc khác nhau, điển hình như:
Thuốc trị đau dạ dày
- Thuốc trị axit dạ dày: Giúp làm giảm hoặc trung hòa axit dạ dày.
- Thuốc kháng axit: Hỗ trợ cân bằng lượng axit dịch vị dạ dày hoặc giúp giảm đau.
- Thuốc ức chế bơm proton: Có khả năng giảm lượng axit dạ dày bằng cách ức chế hoạt động bơm của các tế bào axit trong dạ dày.
- Thuốc ức chế histamine H2: Đây cũng là một loại thuốc giảm axit dạ dày, được chỉ định sử dụng khi dùng thuốc kháng axit không hiệu quả.
- Thuốc điều trị vi khuẩn Hp: Sự kết hợp giữa thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp, cải thiện các triệu chứng như đau nhức, buồn nôn…

Thuốc trị đau đại tràng
Một số loại thuốc thường dùng như:
- Dùng thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn, điều trị nhiễm trùng, thuốc kháng lao, kháng nấm, chống ký sinh trùng…
- Thuốc trị tiêu chảy, thuốc chống co thắt và giảm đau đại tràng, thuốc chống loạn khuẩn…
Lưu ý: Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc Tây nào để điều trị đau dạ dày hoặc đau đại tràng cũng đều phải tham khảo trước ý kiến của chuyên gia, bác sĩ. Trước đó, người bệnh sẽ được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Xem ngay: Phác Đồ Điều Trị Viêm Đại Tràng Mới Nhất Của Bộ Y Tế
2. Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa được áp dụng cho các ca đau dạ dày hoặc đau đại tràng nặng không cải thiện với thuốc. Tùy thuộc vào biến chứng, bác sĩ có thể chọn phẫu thuật hoặc các phương pháp can thiệp khác như truyền dịch, hóa trị, xạ trị…
Trường hợp dạ dày hoặc đại tràng viêm loét nặng đến mức không thể phục hồi chức năng sẽ cần phẫu thuật, có thể là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tùy mức độ tổn thương. Phẫu thuật bao gồm cắt và sau đó khâu nối dạ dày với tá tràng để tái tạo chức năng tiêu hóa.
3. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Theo các chuyên gia, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại tràng lên đến 70%.
Ngoài ra, khi vừa phát các triệu chứng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng, người bệnh cũng nên nhanh chóng điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày sao cho phù hợp để kiểm soát các triệu chứng bệnh như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng…

Cụ thể, người bệnh bị đau dạ dày và đau đại trạng nên chú ý một số vấn đề ăn uống sau:
- Không nên ăn sát giờ đi ngủ, không vận động mạnh sau khi ăn no.
- Ăn vừa phải trong mỗi bữa ăn, tốt nhất chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để làm giảm áp lực cho dạ dày, tiêu hóa và bài tiết giảm tình trạng bệnh dạ dày, đại tràng.
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hằng ngày sao cho hợp lý và khoa học, ngủ đủ giấc, không thức khuya và không làm việc quá sức.
- Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để nâng cao sức đề kháng, kích thích hệ tiêu hóa, hệ bài tiết hoạt động khỏe mạnh.
- Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào cũng cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia để tránh nguy cơ xuất huyết.
4. Áp dụng kết hợp một số mẹo giảm đau dạ dày và đau đại tràng tại nhà
Để giúp làm giảm bớt cơn đau dạ dày hoặc đau đại tràng mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo đơn giản sau đây:

- Chườm nóng: Đổ nước nóng vào túi chườm rồi áp trực tiếp lên vùng bụng bị đau nhức cho đến khi nước nguội. Nhiệt độ ấm nóng sẽ giúp kích thích quá trình lưu thông khí huyết và giảm đau nhanh chóng.
- Massage bụng: Dùng 2 lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng quanh vị trí dạ dày hoặc đại tràng bị đau nhức theo chiều kim đồng hồ cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Sau đó, kết hợp ấn nhẹ vào phần dưới rốn để kích thích sự hoạt động trở lại của các cơ quan.
- Uống trà mật ong: Pha một thìa cà phê mật ong vào ly nước ấm 70ml, khuấy đều lên và uống vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, chưa ăn sáng và uống trước khi đi ngủ cũng đem lại hiệu quả rất tốt.
- Tinh bột nghệ vàng: Tinh bột nghệ vàng là loại dược liệu hỗ trợ rất tốt trong việc cải thiện các triệu chứng ở các cơ quan tiêu hóa. Pha nghệ cùng với mật ong, nước ấm hoặc trộn đều hoàn thành viên uống hằng ngày.
- Dừa + nghệ: Nấu nước dừa tươi, pha thêm một chút nghệ vào khuấy đều lên rồi uống mỗi ngày.
Hầu hết các trường hợp vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng đều bắt nguồn từ chế độ ăn uống, các vấn đề tiêu hóa khác không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và điều trị đúng cách, người bệnh vẫn nên đi khám càng sớm càng tốt để phòng tránh nguy cơ mắc các biến chứng nặng như ung thư, hội chứng ruột kích thích…
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm Loét Bờ Cong Nhỏ Dạ Dày Là Gì? Nguy Hiểm Không?
- Các bệnh về Đại Tràng thường gặp và cách xử lý hiệu quả
