Viêm Loét Bờ Cong Nhỏ Dạ Dày Là Gì? Nguy Hiểm Không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là một trong những dạng viêm loét dạ dày phổ biến. Bệnh này xảy ra chủ yếu do nhiễm vi khuẩn Hp và hệ quả của việc lạm dụng thuốc giảm đau.

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày
Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là dạng viêm loét dạ dày phổ biến gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là gì?

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là tình trạng tổn thương tại phần nối giữa dạ dày và thực quản, một khu vực thường ít gặp tổn thương hơn so với hang vị hay bờ cong lớn. Mặc dù bờ cong nhỏ có diện tích tiếp xúc nhỏ hơn và chiều dài ngắn, nó vẫn có thể bị viêm loét do tổn thương niêm mạc.

Niêm mạc dạ dày có nhiệm vụ tiết dịch vị, chứa các hoạt chất acid như pepsin và HCL để tiêu hóa thức ăn. Khi niêm mạc này bị hư hại do một số nguyên nhân, có thể dẫn đến viêm loét bờ cong nhỏ.

Nguyên nhân gây viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày

Các chuyên gia cho biết, viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày được gây ra bởi chứng viêm loét dạ dày cấp và mãn tính. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét này như:

  • Nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân chính, chiếm khoảng 90% các trường hợp. Vi khuẩn này xâm nhập qua đường ăn uống, phá hủy lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây tổn thương.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc đặc trị ở liều cao và trong thời gian dài làm tăng nguy cơ viêm loét. Đặc biệt, sự tích tụ dịch vị cao gây bào mòn niêm mạc, dẫn đến viêm loét.
Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày
Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày

Ngoài 2 nguyên nhân chính trên, viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày còn có thể được khởi phát khi gặp các yếu tố thuận lợi sau:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn không đúng giờ, ăn quá nhiều hoặc quá ít, và nhai không kỹ góp phần tạo điều kiện cho viêm loét.
  • Nghiện rượu bia: Chất cồn (ethanol) trong rượu bia khiến cho lớp niêm mạc dạ dày và thực quản bị bào mòn. Và hậu quả của những người nghiện rượu bia, sử dụng quá mức chất cồn là có nguy cơ cao bị xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, thậm chí thủng dạ dày. 
  • Stress kéo dài: Áp lực liên tục kích thích dạ dày sản sinh nhiều dịch vị, dẫn đến viêm loét.
  • Do yếu tố tự miễn: Hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào lành mạnh của cơ thể, làm bào mòn niêm mạc dạ dày.
  • Tuổi tác: Những người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày cao hơn so với người trẻ tuổi. Ngoài ra, khi lớn tuổi sức đề kháng suy yếu dễ bị nhiễm vi khuẩn Hp, gây ra viêm loét dạ dày cao hơn so với bình thường. 
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra, mắc một số bệnh lý như xơ gan, viêm gan mạn, bệnh liên quan đến nội tiết như Basedow, cường vỏ thượng thận… làm tăng nguy cơ mắc viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày.

Tham khảo: Hoa Đu Đủ Đực Chữa Viêm Loét Dạ Dày – Mẹo Từ Dân Gian

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày

Triệu chứng của viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày thường tương tự như các bệnh lý viêm loét dạ dày khác, bao gồm:

  • Đau vùng thượng vị: Cơn đau có thể từ âm ỉ đến dữ dội, thường xảy ra khi đói hoặc sau khi ăn no, và giảm khi nghỉ ngơi. Đôi khi đau lan ra xương ức và lưng, dễ nhầm với các vấn đề về tim hoặc phổi.
  • Buồn nôn và nôn: Các cơn đau dạ dày gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng và thường kèm theo buồn nôn, đặc biệt vào buổi sáng.
  • Đầy hơi và khó tiêu: Tổn thương niêm mạc dạ dày làm gián đoạn tiêu hóa, gây đầy hơi và khó tiêu. Có thể kèm theo trào ngược dạ dày thực quản.
  • Mệt mỏi và mất ngủ: Cơn đau dạ dày gây ra mệt mỏi và ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Thiếu tập trung và giảm sự linh hoạt: Tình trạng mất ngủ kéo dài ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, làm giảm hiệu suất làm việc.

Các triệu chứng này là chung cho viêm loét dạ dày nhưng không có dấu hiệu đặc biệt riêng biệt, do đó chẩn đoán cần cẩn thận để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày
Dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn khiến người bệnh dễ bị buồn nôn và nôn ói, đặc biệt vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy

Bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày có nguy hiểm không?

Trên thực tế, bản chất của bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày không phải bệnh nguy hiểm, không có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, ở những trường hợp bệnh không được điều trị, chăm sóc tích cực khiến những tổn thương ở niêm mạc ngày càng lan rộng, gây biến chứng nghiêm trọng như: 

Bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày có nguy hiểm không?
Xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm loét bờ cong nhỏ
  • Xuất huyết dạ dày: đây là biến chứng thường gặp nhất, xảy ra khi viêm loét làm vỡ mạch máu, gây nôn máu hoặc đi ngoài phân đen.
  • Thủng dạ dày: tình trạng viêm loét ăn sâu làm tăng nguy cơ thủng dạ dày, một tình trạng cực kỳ nguy hiểm cần can thiệp y tế gấp để tránh đe dọa tính mạng.
  • Ung thư dạ dày: trường hợp viêm loét kéo dài trên 10 năm không được điều trị dứt điểm có thể ung thư hóa, đặc biệt là khi loét dạ dày phát triển lớn và gây ra thủng hoặc xuất huyết nặng.

Đọc thêm: 3 cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ hiệu quả hơn cả thuốc

Chẩn đoán viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày

Việc chẩn đoán viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày cần dựa vào quá trình thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh của người bệnh, của người thân và kết hợp thực hiện các xét nghiệm liên quan mới có thể đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác nhất.

Một số kỹ thuật xét nghiệm thường được áp dụng trong chẩn đoán viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày như:

  • Chụp X quang: Chụp X quang dạ dày có thuốc cản quan giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện vị trí viêm nhiễm, đánh giá mức độ và kích thước của vết loét nằm trên bờ cong nhỏ. Để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh cần nhịn ăn 8 tiếng. 
  • Nội soi dạ dày: Đây là kỹ thuật xét nghiệm hiện đại nhằm quan sát từng chi tiết bên trong dạ dày thông qua ống nội soi chuyên dụng. Dựa vào cách quan sát này giúp bác sĩ dễ dàng xác định vết loét có nằm ở bờ cong nhỏ hay không hoặc ở vị trí nào khác. Đồng thời nội soi cũng giúp phát hiện các vấn đề bất thường khác trong hệ thống tiêu hóa.
  • Xét nghiệm vi khuẩn Hp: Thông qua xét nghiệm nội soi, tiến hành thu thập mẫu bệnh phẩm tại vị trí niêm mạc bị viêm loét để làm sinh thiết. Xét nghiệm này nhằm tìm kiếm xem có sự xuất hiện của vi khuẩn Hp hay không, ngoài ra còn giúp phát hiện tế bào ung thư dạ dày nếu có. 
  • Một số xét nghiệm khác: Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, phân, hơi thở… 

Phương pháp điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày 

Mục tiêu của việc điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là kiểm soát các triệu chứng viêm, loại bỏ ổ viêm nhiễm, phục hồi chức năng sinh lý của bờ cong nhỏ và toàn bộ dạ dày. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Hiện nay, việc điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày thường áp dụng các biện pháp sau:

Điều trị bằng thuốc Tây

Dùng thuốc Tây để điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là biện pháp giúp ức chế sự phát triển của nguyên nhân gây bệnh để nó không gây ra những hậu quả biến chứng nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ dựa theo mức độ triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và có các vấn đề sức khỏe nào đi kèm không để chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. 

Điều trị viêm dạ dày bằng thuốc Tây
Dùng thuốc Tây điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm

Trong hầu hết các phác đồ điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày hiện đại, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh sử dụng các nhóm thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng axit: Trung hòa dịch vị axit, cân bằng môi trường dạ dày. Các thành phần thường gặp bao gồm muối nhôm, muối magnesium, và natri carbonat.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Ức chế bài tiết axit dạ dày, giảm viêm loét, với hiệu quả cao lên đến 95% sau 8 tuần sử dụng. Các loại thường dùng gồm Esomeprazole, Omeprazole, và Lansoprazole.
  • Thuốc kháng histamin H2: Giảm tiết dịch vị, thường được sử dụng cho những người nhạy cảm với thuốc. Các loại thường dùng gồm Ranitidine, Cimetidine, và Famotidine.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc: Bảo vệ niêm mạc dạ dày, ức chế vi khuẩn Hp. Thuốc Bismuth là một ví dụ điển hình.
  • Thuốc kháng sinh: Đặc trị nhiễm vi khuẩn Hp, thường kết hợp với thuốc ức chế bài tiết dịch vị để tăng hiệu quả. Các loại kháng sinh thường dùng bao gồm Amoxicillin, Metronidazole, và Clarithromycin.

Lưu ý: Để việc sử dụng thuốc Tây điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày đạt hiệu quả cao, hạn chế tác dụng phụ người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các vấn đề sau:

  • Không tự ý sử dụng thuốc tùy tiện hay tự ước chứng liều lượng để tránh gây tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc không hiệu quả. 
  • Sau khi sử dụng hết thuốc trong phác đồ cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám, hướng dẫn phác đồ dùng thuốc kê tiếp. 
  • Không lạm dụng thuốc khi thấy hiệu quả để tránh nguy cơ kháng thuốc, đặc biệt đối với thuốc kháng sinh. 
  • Trong trường hợp phát sinh các tác dụng phụ ngoài ý muốn cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời. 

Đừng bỏ qua: Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Điều trị theo Đông y

Điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày theo Đông y cũng là biện pháp được nhiều người chọn lựa áp dụng. Phương pháp này đặc biệt thích hợp với những người mắc bệnh mãn tính, có nguy cơ kháng thuốc cao nhưng cần phải điều trị trong thời gian dài. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, lành tính, có thể sử dụng trong thời gian dài mà ít khi gây ra tác dụng phụ nào nguy hiểm. 

Bệnh viêm loét dạ dày nói chung theo Đông y là do tình trạng huyết ứ, can khí uất, hỏa uất… hình thành nên. Để điều trị cần áp dụng một số bài thuốc sau đây:

Điều trị bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày bằng Đông Y
Điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày theo Đông y là biện pháp hiệu quả, an toàn và ít tác dụng phụ
  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị các vị thuốc gồm: ý dĩ, ngọa lăng tử, đan sâm và hoài sơn mỗi vị 15g, cỏ nến, trần bì, thương truật, ngũ linh chi và hậu phác mỗi vị 10g, tử thảo và quy vĩ mỗi vị 12g cùng 8g mộc hương. Sắc mỗi ngày 1 thang uống liên tục trong 1 tháng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm. 
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị nghệ vàng và kim ngân hoa mỗi vị 12g, bồ công anh và thổ phục linh mỗi vị 16g, lá độc lực và vỏ bưởi mỗi vị 8g. Sắc lấy nước uống hằng ngày. 
  • Bài thuốc 3:  Chuẩn bị kỷ tử, sa sâm, sinh địa và thược dược mỗi vị 12g cùng 4g cam thảo, 10g đương quy. Sắc mỗi ngày 1 thang để lấy nước thuốc sử dụng. 

Lưu ý:

  • Điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày theo Đông y cần chọn lựa những bệnh viện, cơ sở y tế, hiệu thuốc y học cổ truyền có uy tín, đáng tin cậy.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc, không nên tự ý kết hợp các vị thuốc với nhau để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. 
  • Sử dụng các bài thuốc Đông y cần kiên trì trong thời gian dài vì tác dụng thuốc thường chậm hơn so với thuốc Tây. 

Hỗ trợ giảm triệu chứng bằng dược liệu tự nhiên

Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại thảo dược thiên nhiên có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, làm lành vết viêm loét, cải thiện triệu chứng bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày hiệu quả. Có thể kể đến như: 

  • Tinh bột nghệ: Nghệ tươi chứa chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt vi khuẩn và thúc đẩy phục hồi niêm mạc dạ dày. Uống hỗn hợp tinh bột nghệ pha với mật ong và nước ấm mỗi buổi sáng để giảm triệu chứng viêm loét.
  • Gừng tươi: Chứa Gingerol, Zingerrone và Shogaol có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. Có thể ngậm trực tiếp hoặc hãm trà gừng để uống.
  • Nha đam: Giàu vitamin và khoáng chất, làm giảm độ pH dịch vị, giảm tiết axit và các triệu chứng trào ngược. Sử dụng thịt nha đam xay nhuyễn, lọc lấy nước và uống trước bữa ăn 20 phút để xoa dịu vùng thượng vị.
  • Lá khôi tía: Nghiên cứu khoa học chỉ ra lá khôi tía có hiệu quả trong việc chữa viêm loét dạ dày. Rửa sạch lá, sắc lấy nước và uống hàng ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
Chữ trị viêm bờ cong nhỏ dạ dày bằng dược liệu tự nhiên
Nha đam giúp giảm độ pH trong dịch vị, giảm tiết axit dạ dày cùng nhiều triệu chứng khác của tình trạng viêm loét

Lưu ý

  • Sử dụng các loại dược liệu vừa kể trên có tác dụng chính là làm giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh. 
  • Tuy nhiên, do tận dụng các hoạt chất chữa bệnh trực tiếp từ thiên nhiên nên hiệu quả của các mẹo này không cao bằng thuốc Tây. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì áp dụng lâu dài nếu nhận thấy có hiệu quả. 
  • Trong quá trình áp dụng nếu xảy ra các triệu chứng bất thường nên ngưng lại để quan sát tiếp, nặng hơn nên đến bệnh viện để được xử lý kịp thời. 

Điều trị biến chứng viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày

Trong trường hợp viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày diễn tiến nghiêm trọng với sự xuất hiện của các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần nhanh chóng nhập viện để cấp cứu, xử lý kịp thời để bảo toàn tính mạng. Một số trường hợp xử lý biến chứng cụ thể như sau:

  • Xuất huyết dạ dày: Tiến hành can thiệp nội soi để cầm máu và súc sạch dạ dày. Sau đó truyền dịch để bù nước và cân bằng các chất điện giải. Nếu chảy máu quá nhiều bác sĩ sẽ cân nhắc cho truyền máu. 
  • Thủng dạ dày: Những người bị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày trong nhiều năm không chữa thường có nguy cơ cao bị thủng dạ dày. Đối với biến chứng này, bác sĩ sẽ sắp xếp thực hiện phẫu thuật càng sớm càng tốt để khoanh vùng lỗ thủng, ngăn chặn dịch tiêu hóa tràn vào trong ổ bụng. Tùy vào từng trường hợp mà lỗ thủng sẽ được khâu lại bằng kỹ thuật mổ hở hoặc nội soi. 

Phòng ngừa viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày

Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ sớm là cách hiệu quả nhất giúp bạn không phải mắc bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày cũng như nhiều bệnh lý viêm loét khác. Quá trình này bao gồm các biện pháp chăm sóc khoa học, ăn uống đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi vận động đều đặn hằng ngày. 

Phòng ngừa viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày 
Xây dựng thực đơn khoa học, tuân thủ thói quen ăn uống lành mạnh để bảo vệ đường tiêu hóa, phòng ngừa tình trạng viêm loét
  • Chế độ ăn uống:
    • Nên: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và ưu tiên thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như ngũ cốc, rau xanh, trái cây tươi, chất béo lành mạnh và protein phù hợp. Chọn các món ăn mềm và dễ tiêu hóa.
    • Không nên: Uống rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng và thực phẩm chứa nhiều axit.
  • Thói quen ăn uống: Thay đổi thói quen ăn uống không lành mạnh bằng cách ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn và tránh ăn quá muộn trước khi ngủ.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh thức khuya và giảm căng thẳng để bảo vệ dạ dày khỏi các yếu tố gây viêm loét.
  • Hoạt động thể chất: Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, thiền hoặc bơi lội ít nhất 15-30 phút mỗi ngày để kích thích tiêu hóa và giảm tiết axit dạ dày.

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết, thủng dạ dày hoặc thậm chí ung thư. Vì vậy, việc hiểu rõ về tình trạng này và duy trì một lối sống lành mạnh là rất quan trọng để quản lý và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày giúp giảm đau tức thời
Biện pháp bấm huyệt có tác dụng chữa đau dạ dày tức thời, đồng thời làm giảm các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, ói mửa, đầy bụng, khó…
Thuốc Sucralfate – Công dụng, Cách dùng và Giá bán

Thuốc Sucralfate có thành phần chính là hoạt chất Sucralfate. Thuốc có tác dụng làm liền sẹo tại những vị…

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày nguy hiểm không? Mẹ nên làm gì?

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày kéo dài có nguy cơ suy dinh dưỡng, ốm yếu, khàn giọng…

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt nên làm gì?

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt không chỉ mang đến cảm giác khó chịu mà đôi lúc còn khiến…

Nội soi dạ dày bằng đường mũi là phương pháp đưa ống nội soi đi qua đường mũi Nội soi dạ dày qua đường mũi có đau không, bao nhiêu tiền?

Nội soi dạ dày qua đường mũi là phương pháp tiên tiến, giúp chẩn đoán chính xác các vấn đề…

UỐNG Sơ can Bình vị tán KHỎI viêm đau dạ dày 60% ngay SAU 1 THÁNG UỐNG Sơ can Bình vị tán KHỎI viêm đau dạ dày 60% ngay SAU 1 THÁNG

Công việc bộn bề, áp dụng cộng thêm chế độ sinh hoạt và ăn uống không điều độ là nguyên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua