Bị đau dạ dày có nên uống sữa đậu nành?
Sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nếu bạn đang bị đau dạ dày, các chuyên gia khuyên rằng không nên sử dụng. Thay vào đó, nên chọn các thức uống như trà hoa cúc, nước ép cà rốt bạc hà, nước ép thì là… có thể giúp làm dịu dạ dày và giảm cảm giác đau.
Sữa đậu nành có tác dụng gì?
Sữa đậu nành là một trong những thực phẩm dồi dào năng lượng, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trong sữa đậu nành có chứa các thành phần dinh dưỡng như sắt, magie, canxi, photpho, vitamin A, vitamin K, chất béo bão hòa, chất xơ…
Đặc biệt, sữa đậu nành được xem là miếng “thịt không xương” có nguồn đạm thay thế tốt cho thịt động vật. Sử dụng sữa đậu nành thường xuyên với liều lượng thích hợp sẽ mang lại lợi ích như:
- Ngăn ngừa lão hóa, cải thiện tình trạng của tóc và da.
- Phòng ngừa loãng xương, tăng cường sức khỏe xương khớp.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
- Phòng ngừa ung thư như: ung thư cổ tử cung, vú và tuyến giáp.
- Kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa tích tụ mỡ vùng bụng.
- Ngăn ngừa xơ cứng động mạch và điều hòa cholesterol trong máu.
- Hạn chế các vấn đề sau tiền mãn kinh.
Đau dạ dày có nên uống sữa đậu nành?
Theo các chuyên gia, người bị đau dạ dày không thể sử dụng sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Vì:
- Người đau dạ dày sau khi ăn thường dễ bị đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài, ợ hơi, ợ chua. Theo y học cổ truyền, đậu nành tính lạnh, hoạt lợi nên không thích hợp với những người tỳ vị hư hàn.
- Sữa đậu nành dễ làm cho các triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều lần ở một số bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn.
Nghiên cứu y khoa hiện đại cho thấy sữa đậu nành có chứa hàm lượng Oxalat nhất định gây ảnh hưởng đến dạ dày, nhất là các trường hợp đau dạ dày do viêm cấp và mạn tính.
Nếu người bệnh sử dụng đậu nành sẽ gây ra khó hấp thụ, dư thừa axit dạ dày dẫn đến chướng bụng, đầy hơi. Đặc biệt, với những người có tổn thương tại dạ dày, khi dùng loại thực phẩm này sẽ khiến cơn đau ngày một dữ dội hơn.
Kết luận: Người đau dạ dày nên hạn chế sử dụng sữa đậu nành, nhất là khi bụng đói vì sẽ khiến tình trạng viêm loét thêm nghiêm trọng.
Tham khảo: Đau dạ dày nên ăn gì buổi sáng cho cả ngày khỏe mạnh?
Đâu là những thức uống phù hợp với người đau dạ dày?
Như vậy với thắc mắc đau dạ dày có nên uống sữa đậu nành không thì câu trả lời chính là không. Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng các thức uống tốt cho dạ dày như:
Nước cà rốt và bạc hà
Nước ép cà rốt kết hợp với bạc hà có tính kiềm, hỗ trợ tốt cho quá trình trung hòa axit dư thừa trong dạ dày. Đây là loại thức uống an toàn, bổ dưỡng, vô cùng thích hợp với người đau dạ dày có triệu chứng trào ngược axit dạ dày.
Cách thực hiện:
- Lấy một củ cà rốt rửa sạch, để nguyên vỏ, cắt thành khoanh đun chín với 4 tách nước.
- Khi sôi thì thêm 1 muỗng nhỏ bạc hà khô hoặc một nhúm lá bạc hà khô, nghiền cà rốt hoặc xay nhuyễn, uống khi còn nóng.
- Để tăng thêm hiệu quả có thể dùng ít gừng tươi hoặc một chút nước chanh cho dễ uống.
Lưu ý:
- Nên uống nước ép này vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn để tốt cho dạ dày.
- Nếu bạn thấy có dấu hiệu không tốt khi dùng nước ép này, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Mật ong pha nước ấm
Một trong những loại thức uống đơn giản giúp cải thiện cơn đau dạ dày hiệu quả nhanh chóng nhất là mật ong pha nước ấm. Mật ong có khả năng trung hòa axit dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.
Cách thực hiện:
- Pha 2 thìa mật ong với 120ml nước ấm
- Khuấy đều cho tan, uống ngay sau khi hòa tan
- Sử dụng 1 lần/ngày vào buổi sáng trước khi ăn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ
Lưu ý: không sử dụng mật ong cho trẻ em dưới một tuổi do nguy cơ gây ngộ độc botulinum.
Ngoài ra, có thể sử dụng kết hợp mật ong với quế, tỏi, nghệ tươi hoặc trứng gà để chữa đau dạ dày. Mặc dù đây không phải là phương pháp điều trị chính nhưng khi kết hợp cùng phác đồ điều trị của bác sĩ có thể đẩy nhanh hiệu quả của liệu trình.
Xem ngay: Đau dạ dày nên ăn cháo gì để hỗ trợ điều trị bệnh?
Nước ép thì là
Theo y học cổ truyền, thì là được sử dụng như một phương thuốc chủ trị chuyên điều trị các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn. Trong hạt thì là cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày và làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày.
Cách thực hiện:
- Hãm 2 thìa hạt thì là với nước sôi trong ly thủy tinh khoảng 5 phút thì lấy nước uống
- Nên ăn hạt thì là để mang lại hiệu quả tốt hơn cho việc điều trị, kiên trì sử dụng khoảng 2 tháng sẽ thấy những dấu hiệu tích cực.
Lưu ý: không nên uống quá nhiều nước ép thì là trong một ngày.
Trà hoa cúc
Hoa cúc có tính mát, vị ngọt thanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh đau dạ dày nhất là chứng trào ngược dạ dày. Để xoa dịu cơn đau dạ dày, giảm triệu chứng đầy hơi chướng bụng, người bệnh có thể thường xuyên sử dụng trà hoa cúc.
Cách thực hiện:
- Lấy 50g hoa cúc khô hãm với một ít nước sôi
- Để tăng thêm tác dụng, nên cho thêm 1 vài lát gừng tươi
- Dùng thay trà trước hoặc sau bữa ăn.
Lưu ý:
- Mặc dù trà hoa cúc an toàn cho đa số mọi người, tuy nhiên những ai có tiền sử dị ứng với hoa cúc hoặc thực vật họ cúc như cúc La Mã, bồ công anh nên thận trọng khi sử dụng.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trà hoa cúc.
Những loại thức uống trên đây đều có thể hỗ trợ rất tốt trong đào thải độc tố và giảm các triệu chứng do bệnh dạ dày gây ra. Không chỉ trong quá trình điều trị, bạn có thể sử dụng nó thường xuyên để cung cấp vitamin và tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch.
Mặc dù sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung, nhưng đối với bệnh nhân bị đau dạ dày, nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Do đó, việc tham vấn ý kiến bác sĩ là điều cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc chăm sóc người bệnh.
Có thể bạn quan tâm
- 10+ thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và cách dùng
- 9 cách giảm cơn đau dạ dày cấp tốc người bệnh cần nắm rõ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!