Đau thượng vị dạ dày khi đói là bị gì? Làm sao hết?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau thượng vị dạ dày khi đói là triệu chứng thường gặp khi bạn để bụng quá đói khiến niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng bởi axit có trong dịch vị. Tình trạng này cũng liên quan đến các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược axit dạ dày, viêm hang vị dạ dày… 

Triệu chứng đau thượng vị dạ dày khi đói

Đau thượng vị dạ dày khi đói là hiện tượng phổ biến. Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau râm ran, âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thượng vị, tức khu vực nằm ở phía trên rốn và ngay dưới mũi xương ức. Cơn đau thường xuất hiện vào lúc sáng sớm hoặc tối muộn khi bạn chưa kịp dùng bữa và dịu bớt sau khi ăn.

đau thượng vị dạ dày khi đói
Đau thượng vị dạ dày khi đói thường kèm theo nhiều triệu chứng khác khiến bạn khó chịu

Đôi khi, cơn đau còn xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác như:

  • Kém ăn
  • Ăn lâu tiêu
  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng
  • Bụng chướng căng
  • Nóng rát ở cổ họng
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu lỏng nhiều lần trong ngày, táo bón, lúc táo lúc lỏng hoặc đi ngoài phân sống.
  • Miệng đắng, sút cân, cơ thể mệt mỏi
  • Có cảm giác đầy bụng sau khi ăn

ĐỌC NGAY: Đau Thượng Vị Khó Thở, Tức Ngực Cảnh Báo Bệnh Lý Gì?

Đau thượng vị dạ dày khi đói là bị gì?

Khi đói, dạ dày của bạn hoàn toàn trống rỗng trong khi dịch vị vẫn tiếp tục được sản xuất nhưng không được sử dụng. Lúc này, thành phần axit trong dịch vị sẽ tiếp xúc nhiều hơn với niêm mạc dạ dày và tác động gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thượng vị. Cơn đau thường có khuynh hướng giảm dần và biến mất sau khi ăn. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và diễn ra thường xuyên thì rất có thể bạn đang mắc các bệnh lý về dạ dày, thực quản như: 

Ngoài ra, tình trạng đau thượng vị dạ dày khi đói cũng xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone hoặc bào thai phát triển gây chèn ép lên thượng vị dạ dày và dẫn đến những cơn đau tức khó chịu.

Đau thượng vị dạ dày khi đói làm sao hết?

Để đối phó với tình trạng đau thượng vị dạ dày khi đói, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

1. Dùng một món ăn nhẹ

Với một cái dạ dày trống rỗng, cơn đau của bạn khó mà chấm dứt được. Lúc này, bạn nên tìm một cái gì đó để ăn nhẹ, chẳng hạn như bánh mì, súp, cháo. Hầu hết mọi người đều cảm thấy cơn đau dịu bớt sau khi ăn.

Tuy nhiên cần chú nhai kỹ trước khi nuốt. Chỉ ăn với mức độ vừa phải, tránh ăn quá no khiến dạ dày lâm vào tình trạng quá tải và càng gây đau dữ dội hơn.

2. Uống một ly nước muối ấm

Đây cũng là cách nhiều người đang áp dụng để đối phó với cơn đau thượng vị dạ dày khi đói bụng. Nước muối ấm có tác dụng trung hòa axit dạ dày, sát trùng, kháng viêm và kích thích lưu thông máu đến khu vực thượng vị. Nhờ vậy mà cơn đau sẽ được xoa dịu bớt.

cách chữa đau thượng vị dạ dày khi đói
Uống một ly nước muối ấm pha loãng có thể giúp giảm đau thượng vị dạ dày khi đói

Khi pha nước muối, bạn chỉ nên pha loãng bởi nếu uống nước muối quá mặn khi đang đói sẽ gây cồn cào, xót ruột. 

3. Cách chữa đau thượng vị khi đói bằng trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng an thần, giúp các cơ trơn trong dạ dày được thư giãn, qua đó chống lại hiện tượng co bóp và giúp làm giảm cảm giác đau ở thượng vị.

Bạn chỉ cần lấy 2 – 3 thìa hoa cúc khô cho vào cốc nước. Chế lượng nước sôi vừa đủ vào rồi đậy kín miệng cốc lại. Khoảng 15 phút sau, vớt bỏ xác hoa, khuấy vào 2 thìa mật ong nguyên chất và thưởng thức.

4. Chườm nóng

Chườm nóng cũng có thể giúp ích đối với chứng đau thượng vị dạ dày khi đói. Khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng, các cơ co bóp trong dạ dày được thư giãn, mạch máu xung quanh cũng giãn nở to hơn. Từ đó tăng cường lưu thông máu, giúp chữa lành các tổn thương trong dạ dày. Tất cả đều góp phần làm giảm cảm giác đau ở thượng vị. 

Đơn giản nhất, bạn chỉ cần lấy chai nước nóng lăm chườm lên khu vực bị đau khoảng 10 – 15 phút, cơn đau sẽ được xoa dịu. Ngoài ra, có thể dùng túi chườm hoặc nung nóng một cục gạch để chườm. Dù áp dụng cách nào thì cũng cần lưu ý kiểm tra nhiệt độ vật chườm. Nếu quá nóng thì kê thêm một cái khăn mỏng lên vùng thượng vị để không bị bỏng.

5. Xoa bụng chữa đau thượng vị khi đói

Thêm một cách trị đau thượng vị khi đói đơn giản bạn có thể thử nghiệm đó chính là xoa bụng. Động tác này có tác dụng làm dịu các cơ co bóp, kích thích tuần hoàn máu và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Khép khít các đầu ngón tay lại và đặt gần rốn. Ấn một lực nhẹ xuống và xoa nhẹ theo vòng tròn chiều kim đồng hồ. Lúc đầu xoa hơi chậm rồi tăng dần tốc độ xoa cho bụng ấm dần lần.
  • Bước 2: Mở rộng vòng xoa qua bên hông trái, hông phải rồi di chuyển lên trên khu vực thượng vị dạ dày. Duy trì thực hiện khoảng 10 phút sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

XEM THÊM: Bỏ Túi 5 Cách Chữa Đau Dạ Dày Khẩn Cấp Cho Hiệu Quả Nhanh

6. Bấm huyệt chữa đau thượng vị khi đói

Y học cổ truyền thường kết hợp phương pháp xoa bụng kết hợp với bấm huyệt để nhanh chóng cắt đứt cơn đau thượng vị khi đói. Liệu pháp này giúp kích thích lưu thông khí huyết, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng như đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng, táo bón, trào ngược dạ dày.

bấm huyệt trị đau thượng vị dạ dày khi đói
Bấm huyệt Trung quản là cách đơn giản để trị đau thượng vị dạ dày khi đói

Để giảm đau thượng vị khi đói, bạn có thể tác động vào các huyệt gồm: Huyệt Trung quản (Thái thương), Cự khuyết, Túc tam lý, Nội đình và huyệt Khí Hải.

Khi thực hiện, dùng đầu ngón tay cái day ấn một lực vừa phải vào vào các huyệt trên từ 1 – 3 phút sao cho huyệt nóng lên và có cảm giác đau thì ngưng. Lặp lại mỗi ngày 2 lần trong 10 – 15 ngày liên tục để duy trì được hiệu quả lâu dài.

7. Điều trị đau thượng vị dạ dày khi đói bằng thuốc thảo dược

Nếu cơn đau thượng vị dạ dày thường xuyên xảy ra khi đói bụng, bạn có thể xem xét sử dụng các bài thuốc từ thảo dược Đông y để khắc phục bệnh tại nhà. Chúng khá an toàn và không gây tác dụng phụ cho sức khỏe như các loại thuốc giảm đau từ Tây y.

  • Bài 1: Dùng hồ sách, vỏ quýt, quốc lão mỗi vị 12g, bàng kỳ, hương phụ mỗi vị 20g, sa nhân 8g. Mỗi ngày sắc 1 thang chia làm 2 – 3 lần uống. Dùng cho các trường hợp bị đau thượng vị khi đói ở người có thể khí trệ hoặc nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến căng thẳng thần kinh.
  • Bài 2: Chuẩn bị cam bố và ngũ linh chi mỗi vị 48g. Tán thuốc thành bột mịn, mỗi lần uống 15g bột thuốc x 3 lần/ ngày. Bài thuốc này thích hợp cho người có thể huyết ứ.
  • Bài 3: Dùng 15g nhân sâm, 30g bào khương, 10g hoàng lực. Sắc thuốc lấy nước đặc, khuấy thêm 2 thìa cà phê đường vào uống trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng ôn trung, kỳ tiện, dùng cho các trường hợp bị tỳ vị hư hàn gây đau thượng vị khi đói, trong người mệt mỏi, buồn nôn, tay chân lạnh, tiêu chảy.

8. Dùng thuốc trị đau thượng vị khi đói do bác sĩ kê đơn

Để chẩn đoán chứng đau thượng vị khi đói, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp như chụp x-quang dạ dày, siêu âm dạ dày hay làm sinh thiết. Tùy theo nguyên nhân gây đau, mức độ bệnh và triệu chứng đang gặp phải, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc giảm đau dạ dày như:

  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Tylenol…
  • Thuốc kháng sinh dùng cho các trường hợp bị đau thượng vị do nhiễm khuẩn HP
  • Thuốc kháng axit: Mucosta hay Rebamipid
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Chẳng hạn như Zantac 75mg, hoặc Pepcid AC 

Sau mỗi đợt điều trị bằng thuốc, người bệnh nên tái khám để bác sĩ đánh giá được kết quả và điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp. Không tự ý sử dụng thuốc tây bừa bãi, đặc biệt là thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh vì chúng có thể đem đến nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe.

Bị đau thượng vị dạ dày khi đói cần lưu ý

Một số điều quan trọng bạn cần lưu ý gồm

  • Tránh để bụng đói quá mức hoặc nhịn ăn sáng
  • Duy trì các bữa ăn vào một khung giờ cố định trong ngày
  • Không nạp quá nhiều thức ăn cùng lúc
  • Tập trung trong khi ăn, không nói chuyện, chơi điện thoại hoặc vừa ăn vừa xem tivi làm ảnh hưởng đến tiêu hóa và gây ra các vấn đề về dạ dày, trong đó bao gồm cá chứng đau thượng vị.
  • Tránh sử dụng bia, rượu, chất kích thích và một số thực phẩm làm tăng axit dạ dày như cà chua, cam, thơm, sữa, đặc biệt là khi đang đói bụng.
  • Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, tránh để căng thẳng kéo dài nếu bạn không muốn cơn đau thượng vị dạ dày khi đói xuất hiện với tần suất liên tục và nặng hơn.

Tập luyện thể dục thể thao kết hợp thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt các bệnh lý gây ra chứng đau thượng vị dạ dày khi đói.

ĐỪNG BỎ LỠ

Chia sẻ:

Bình luận (35)

  1. Minh Tâm Bùi
    Minh Tâm Bùi says: Trả lời

    Muốn hết đau nhanh thì có cái mẹo uống nước muối ấm là nhanh nhất trong các mẹo ở trên rồi, còn muốn khỏi thì chỉ có uống thuốc mới có hy vọng khỏi được

  2. Trương Cẩm Tú
    Trương Cẩm Tú says: Trả lời

    Trước đây khỏe như voi nhưng từ ngày điều trị khỏi covid là tình hình sức khỏe tôi xuống cấp hẳn. Ăn uống ngủ nghỉ kém, bụng dạ lại không tốt từ lâu mà thêm khoản uống thuốc hạ sốt giảm đau nhiều nên càng bị nặng hơn, đau tăng về đêm đến rạng sáng, còn cồn cào buồn nôn mà nôn ra cả dich thức ăn. Có người mách cho uống sơ can bình vị tán mà tôi vẫn còn phân vân, có f0 nào âm tính rồi mà chữa chưa, chứ sợ uống vô tôi vạ thuốc lung tung lại gây ảnh hưởng lên cơ quan khác cũng nguy

    1. Hà Oanh
      Hà Oanh says:

      Hậu cô vi thì nhiều bệnh lắm, nào là dạ dày, rồi cổ họng, phổi phiếc… nhiều bệnh nhiều chứng lắm nên sức khỏe yếu đi thật. Bố tôi cũng vì thế mà chỉ có mấy tháng sút mấy cân, người càng ngày càng gầy. Tôi cũng tìm hiểu trên mạng, rồi bạn bè cũng được chỉ cho sơ can này. Muốn chính xác thì bạn nên đến hẳn trung tâm, bố tôi được bác sĩ trực tiếp chẩn bệnh, bác sĩ xem xét cụ thể tình hình thực tế rồi dựa vào đó mà gia giảm bài thuốc. Cụ thể thì tôi không rõ, nhưng bố tôi mới uống 1 tháng thuốc thì giảm được đau, ăn uống ngon miệng hơn, ngủ cũng được hơn nên da dẻ hồng hào, sức khỏe cũng được cải thiện nhiều ấy. Bố tôi trước cứ hay bị ngứa cổ ho khụ khụ mà bây giờ cũng đỡ luôn rồi

    2. Phan Thị Thắm
      Phan Thị Thắm says:

      Thế nếu nhiều bệnh kèm theo thì sao nhỉ, đến có cần phải kiểm tra lại chụp phim xét nghiệm lại không. Tôi bị hội chứng tiền đình thì có hợp uống thuốc này không

    3. Min Hảo
      Min Hảo says:

      Chị nên đưa theo các giấy xét nghiệm trước đây để bác sĩ xem rồi kê thuốc cho chuẩn nhé, tiền đình uống thuốc này đỡ nhiều đấy, tôi từ ngày uống sơ can bình vị xong thì cũng hạn chế được hoa mắt chóng mặt nhiều

    4. Diệu Vân Lê
      Diệu Vân Lê says:

      Thuốc này chữa được hp không, tôi đen đủi sao mà hết covid dương tính rồi thì đến hp dương tính, giờ covid âm tính rồi nhưng hp thì không, khổ sở với nó suốt cả tháng nay rồi

    5. minh thinh
      minh thinh says:

      toi cung co hp chua bang khang sinh mai khong khoi, tim hieu thi biet den so can binh vi co cac loai khang sinh thuc vat co the chua duoc nen cung di kham roi mua ve uong, luc dau cung khong qua hy vong, chi mong do trieu chung la mung lam roi, ma chua xong 3 thang thi di kiem tra lai khong con hp nua roi, can thiet thi vao day ma doc nay

  3. Khánh Hà Phan
    Khánh Hà Phan says: Trả lời

    Không chỉ đau dạ dày khi đói mà khi ăn no tôi cũng có cảm giác đau khó chịu, chướng bụng buồn nôn nữa, cũng bị lâu rồi thì có phải bị bệnh về dạ dày không, nên chữa thế nào

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Khánh Hà Phan!
      Hiện tượng đau thượng dạ dày khi đói bụng hoặc khi quá no kèm theo nhiều triệu chứng chướng bụng, buồn nôn nếu kéo dài và diễn ra thường xuyên thì rất có thể bạn đang mắc các bệnh lý về dạ dày, thực quản rồi bạn nhé. Trường hợp của bạn có thể tham khảo sử dụng bài thuốc Sơ can bình vị tán của Trung tâm nhé. Đã có nhiều bệnh nhân gặp tình trạng như bạn và đã được điều trị khỏi rồi nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về hiệu quả của bài thuốc. Để được tư vấn cụ thể về quá trình điều trị, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ về hotline (024)71096699.
      Chúc bạn sức khỏe!

  4. Mai Di
    Mai Di says: Trả lời

    Có ai tự mua rồi sắc theo mấy bài thuốc thảo dược ở trên có nói chưa, tôi cũng muốn chữa bằng đông y chứ tây y uống mãi mà không khỏi

    1. Sương Trần
      Sương Trần says:

      Tôi có tự sắc rồi bác ạ, khoản mua thuốc bác có người quen hay phòng khám quen bán cho thì đỡ chứ tôi đi mấy chỗ không biết chọn nên mua thấy đắt vãi. Tôi sắc uống theo bài số 2 ấy, uống hơn tuần thì nó cũng có giảm đau nhưng chậm lắm, mà thuốc lại khá khó uống, nhưng đã theo thì tôi cũng theo cho chót thôi chứ bỏ dở cũng mất tiền mất công từ bữa giờ

    2. Đoan Trang
      Đoan Trang says:

      Cho mình hỏi là các bài thuốc đều viết theo từng thể riêng, mình đọc thấy bài số 2 mà bạn nói là thể huyết ứ nghĩa là sao vậy, mình bị đau khi đói nhưng có cảm giác đầy tức khó chịu vùng ngực bụng thì liệu có uống giống bạn được không

    3. Lê Minh Thu
      Lê Minh Thu says:

      Như trc của c thì nên dùng bài 1 hơn ạ, cái này lúc nãy e có hỏi đứa b e nó đang làm bên yhct, do e cũng như c, kiểu mà stress phát là cũng đau dd, rồi cũng thấy khó chịu lồng ngực nữa nên nó bảo e nếu uống thì uống bài 1, chứ còn thể huyết ứ là thể mà thường có trc của chảy máu xuất huyết á c

    4. Yen anh
      Yen anh says:

      Dung tu y dieu tri, biet la thuoc dong y an toan hon thuoc tay nhung cung phai duoi su theo doi cua bac si thi moi co kha nang khoi duoc, chu neu khong ai cung chua kieu nay ma khoi thi khoi can den bac si roi

  5. Giang PH
    Giang PH says: Trả lời

    Tôi đang uống sơ can bình vị tán mà uống mấy hôm đầu không bị làm sao mà hôm nay ngày thứ 4 uống rồi mà lại thấy đau hơn, là do tôi không hợp thuốc hay như nào nhở, chứ thấy bà hàng xóm bà ấy uống đỡ rồi chỉ cho tôi mà giờ không biết thế nào

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Giang PH!
      Trong 1 số trường hợp có thể gặp tình trạng công thuốc, tức là triệu chứng có thể nặng lên trong 3-7 ngày đầu, sau đó các triệu chứng sẽ từ từ biến mất. Đây là hiện tượng bình thường khi sử dụng thuốc Sơ can bình vị tán nên bạn không cần lo lắng quá. Tuy nhiên, bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ đang điều trị cho bạn hoặc liên hệ qua hotline 024 7109 6699 để được tư vấn thêm nhé.
      Thân ái!

    2. Chery Phương
      Chery Phương says:

      Mình cũng bị như vậy nhưng chịu khó uống thêm mấy hôm là sẽ đỡ nhé, đây là hiện tượng công thuốc khi dùng thuốc đông y nói chung, thuốc thời gian đầu cũng chưa có hiệu quả ngay vì nó đi sâu chữa nguyên nhân gây bệnh từ bên trong trước, sau ngấm thuốc dần thì sẽ đỡ, mình uống đến ngày thứ 7 thứ 8 thì thấy giảm đau nóng rát vùng thượng vị, ăn uống cũng không còn buồn nôn hay nôn như trước

    3. Linh An
      Linh An says:

      Thuốc này có khó uống không bạn, biết là thuốc đông y phải uống trong thời gian dài rồi nhưng nếu mà khó uống quá thì nghe cũng khó khăn đấy

    4. Phạm Thị Thúy
      Phạm Thị Thúy says:

      Được bào chế sẵn thành cao viên rồi nên sơ can bình vị tán khá dễ uống nhé, chỉ cần pha với nước sôi cho tan là được. Mà tôi thấy thời gian điều trị cũng không tính là lâu, tôi uống kết hợp thế hệ 2 thì chỉ hơn tháng là đã ổn định rồi, ai cần thì vào đây mà đọc cho cụ thể này

  6. Trúc Tấn
    Trúc Tấn says: Trả lời

    Bình thường mà bị đau bụng khi đói thì tôi hay uống gastro thấy cũng đỡ đau, mọi người có thể tham khảo, ngoài hiệu thuốc có bán

    1. Trần Ánh Dương
      Trần Ánh Dương says:

      Hiệu quả thì cũng có nhưng nếu uống nhiều dễ gây kháng thuốc về sau đó, tôi trước cũng thấy uống loại này tốt nên hễ đau là uống, sau thì mất dần tác dụng phải đổi thuốc khác

    2. Duyên
      Duyên says:

      Sao em uống gần hết 1 hộp rồi mà vẫn còn khó chịu lắm, tác dụng không rõ ràng mấy, bụng vẫn còn đau âm ỉ với kiểu như khó tiêu

    3. Ngô Hạnh
      Ngô Hạnh says:

      hay do ko hợp thuốc rồi chứ mình thấy loại này nhà mình hay dùng cũng đỡ, thuốc này mình có hỏi qua dược sĩ thì người ta bảo nếu uống 2 hôm mà không hiệu quả thì nên ngưng, với thuốc này tác dụng phụ là gây táo bón nhưng ít gặp

  7. Bình Nguyên
    Bình Nguyên says: Trả lời

    Uống sơ can bình vị tán có hết hẳn được trào ngược dạ dày không, tỉ lệ điều trị mà khỏi có cao không, chứ mấy nay tôi tìm hiểu cũng thấy trung tâm này có uy tín cao, bác sĩ cũng toàn bác sĩ có chuyên môn lâu năm, nhưng chỉ sợ mình không hợp thuốc thì cũng bó tay

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Bình Nguyên!
      Sơ can Bình vị tán là một trong những bài thuốc chữa trào ngược dạ dày được các chuyên gia công nhận là tối ưu nhất hiện nay. Sau gần một thập kỷ áp dụng trong điều trị bệnh đường tiêu hóa, bài thuốc đã giúp hàng nghìn người điều trị khỏi trào ngược dạ dày. Theo khảo sát hiệu quả điều trị trên hàng ngàn người bệnh từ năm 2014 – 2019 tại Trung tâm cho thấy:
      – 96% người bệnh đã chấm dứt triệu chứng nóng rát, ợ hơi, ợ chua… sau thời gian 70 ngày dùng thuốc.
      – 4% người bệnh có hiệu quả châm do tác dụng phụ của thuốc Tây hoặc không tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ.
      – 100% người bệnh khẳng định bài thuốc an toàn, lành tính, không tác dụng phụ.
      Hiện nay, Trung tâm đã nghiên cứu và phát triển ra Sơ can Bình vị tán thế hệ 2 dựa trên ưu điểm của bài thuốc đời đầu, tối ưu thời gian điều trị từ 2-3 tháng xuống chỉ còn 45 ngày.
      Để thuận tiện hơn cho việc trao đổi, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ qua số hotline (024)71096699 để được các bác sĩ tư vấn rõ hơn nhé.
      Chúc bạn sức khỏe!

    2. Lê Yến says:

      Ở đây bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng cụ thể của bạn mà kê đơn phù hợp á, trước khi đi khám mình cũng thắc mắc nhưng đến mới biết, mỗi người đều có đơn thuốc riêng không ai giống ai cả, vậy nên bài thuốc này mới chữa khỏi cho nhiều người chứ cứ theo như truyền thống ai cũng uống thuốc đấy vị đấy như bên tây y thì còn lâu mới khỏi cho

  8. Ngân Thơ
    Ngân Thơ says: Trả lời

    Tôi nghĩ chọn cách uống thảo dược hoặc các mẹo dân gian sẽ tốt hơn là thuốc tây, vì bụng dạ đang đói còn uống thuốc tây vào nữa thì ít nhiều nó cũng gây ảnh hưởng

    1. Phạm Mai Thư
      Phạm Mai Thư says:

      Cách nào thì cách như tốt nhất vẫn nên đi bác sĩ chỉ định cho là chắc ăn nhất, chứ bây giờ trên mạng nhiều vị chỉ chữa bằng mẹo rồi chữa bằng thuốc đông y gia truyền 3 đời gì gì đấy mà toàn để lại biến chứng nặng kìa, thời đại này cứ phải nhờ người có chuyên môn mới yên tâm được

  9. Kiều Linh
    Kiều Linh says: Trả lời

    Em đau là không ăn uống được gì, cũng có uống thuốc dạ dày rồi làm mấy cách xoa bụng chườm ấm cũng chỉ được 1 lúc thôi. Mà tình trạng này diễn ra cũng mấy tháng rồi, mọi người ai có cách nào chữa lâu dài thì chỉ em với

    1. Hoàng Thùy Nhi
      Hoàng Thùy Nhi says:

      Lúc đầu mình là do hay nhịn đói, để quá giờ mới ăn cơm nên lâu dần gây đau, mà đau càng ngày càng nặng nên mình có đi khám thì khi đó mới biết bị viêm trợt hang vị dạ dày. Cũng lấy thuốc bệnh viện về uống nhưng mà cứ ngưng thuốc vài tháng là bị lại. Sau mình cũng làm theo mấy cách trên mạng nhưng cũng không ăn thua, lúc đấy thì mình nghĩ đến thuốc đông y. May sao mà trước đó mình có biết đến bác sĩ Tuyết Lan của thuốc dân tộc rồi nên đã đến đây khám luôn. Bác sĩ khám xong thì có chỉ định cho mình uống sơ can bình vị tán. Mình lấy về uống được đâu 1 tuần thì thấy giảm đau, cảm giác nóng rát cũng đỡ hơn trước nhiều. Ăn uống thì theo chế độ ăn chia làm nhiều bữa, mỗi bữa ít đi nhưng mà không bao giờ để bụng đói. Mình vừa duy trì chế độ như này vừa uống thuốc thì hết 1 tháng là triệu chứng bệnh giảm đi được cỡ 85-90% ấy. Sau 2 tháng thuốc thì mình khỏi luôn, không đau không rát gì nữa cả, ăn uống không cần quá kiêng kem nhiều nữa. Tính đến nay cũng gần 1 năm là mình không cần đến thuốc để chữa nữa, trộm vía là lâu lâu có thả cửa ăn uống cũng chỉ lâm râm thôi

    2. Tiên Trần
      Tiên Trần says:

      Cho tôi xin thêm thông tin của bác sĩ Lan này được không, rồi bác sĩ này làm ở đâu, tôi cũng muốn tìm hiểu trước rồi có gì sẽ đến khám sau

    3. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Tiên Trần!
      Nguyên là Trưởng khoa Nội, khoa Khám bệnh, BV Y Học Cổ Truyền Trung Ương, Ths. Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan là một trong những chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam. Với 40 năm kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ Tuyết Lan đã tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị giúp cho hàng ngàn bệnh nhân đẩy lùi được bệnh lý dạ dày. Hiện nay, bác sĩ đang công tác và làm việc tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc cơ sở Hà Nội: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân.
      Để được bác sĩ Lan trực tiếp thăm khám và chữa bệnh, bạn có thể đến trực tiếp Trung tâm hoặc gọi điện qua hotline (024)7109 6699 để được hướng dẫn cụ thể.
      Trân trọng!

    4. Th Huyền
      Th Huyền says:

      Bạn có thể xem thêm ở đây nhé, b.sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong ngành rồi á, mẹ mình từng được b.sĩ chữa cho nên mình cũng đã gặp qua và trao đổi với bác rồi, thì thấy bác là người thân thiệt mà nhiệt tình chu đáo với bệnh nhận, lúc mẹ mình điều trị ở đây thì thường xuyên được bác hỏi thăm tình hình uống thuốc tại nhà hàng tuần luôn

    5. Quách Nhàn
      Quách Nhàn says:

      Liệu bác sĩ Lan có nhận khám ngoài giờ không nhỉ vì tôi đi làm cả ngày rồi, chiều tối 6h mới về thì qua chỗ trung tâm này không biết còn mở của không

    6. Hoàng Thanh Lam
      Hoàng Thanh Lam says:

      Theo mình được biết thì bên tt chỉ làm trong giờ hành chính thôi, bác sĩ Lan cũng như các bác sĩ ở đây đều thế hết, nhưng mà cuối tuần thì bên này có mở cửa ấy, bạn liên hệ đi cuối tuần mà khám, mà nếu có bệnh thì xin nghỉ 1 hôm mà đi khám có sao đâu

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hoa Đu Đủ Đực Chữa Viêm Loét Dạ Dày – Mẹo Từ Dân Gian

Dùng hoa đu đủ đực chữa viêm loét dạ dày là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng vì…

Mật gấu chữa đau dạ dày Cách Dùng Mật Gấu Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả – Mẹo Hay

Mật gấu là một dược liệu Đông y quý hiếm, được dùng rộng rãi trong nhiều bài thuốc để chữa…

Kiểm tra nhiệt độ lá trầu không để không làm tổn thương da bé khi hơ Cách dùng lá trầu không chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh

Dùng thuốc kháng sinh sẽ gây nhiều tác dụng phụ nên nhiều mẹ bỉm sử dụng lá trầu không chữa…

3 Cách Dùng Nha Đam Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Nhất

Nha đam không chỉ là nguyên liệu dưỡng nhan "thần thánh" mà còn là thảo dược quý, giúp giảm triệu…

Đau bụng quanh rốn là biểu hiện thường gặp của bệnh viêm ruột thừa Đau bụng quanh rốn là bị gì? Dấu hiệu nhận biết & Cách điều trị

Đau bụng quanh rốn không chỉ gây khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề…

Chia sẻ
Bỏ qua