Ngứa da cổ – Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Ngứa da cổ có thể là một phản ứng bình thường của cơ thể hoặc là dấu hiệu cho một bệnh viêm da hoặc bệnh ghẻ. Đôi khi ngứa da ở cổ cũng có thể là do một số bệnh rối loạn thần kinh như tiểu đường hoặc Zona thần kinh. Nguyên nhân và cách chữa ngứa da nổi mẩn đỏ ở cổ hiệu quả, an toàn bằng thảo dược sẽ có trong bài viết sau.

ngứa da cổ
Tình trạng ngứa da ở cổ khiến người bệnh có thể là dấu hiệu cho một số bệnh lý

Ngứa da cổ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Ngứa da cổ có thể gây ra tình trạng khó chịu làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Để điều trị tình trạng này một cách hiệu quả, người bệnh cần nắm rõ các nguyên nhân có thể gây ra bệnh. Theo đó, ngứa da cổ thường xuyên tái phát là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý viêm da và cơ thể như:

1. Viêm da tiếp xúc dị ứng ở cổ

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở cổ là tình trạng da bị kích thích và viêm sau khi tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng. Các tác nhân phổ biến được cho là gây viêm da dị ứng bao gồm thực vật, kim loại, xà phòng, nước hoa và mỹ phẩm. Các triệu chứng cơ bản bao gồm ngứa và đỏ ở cổ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị nổi mẩn ngứa và bong tróc da xung quanh cổ.

Tình trạng viêm da tiếp xúc thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Điều người bệnh cần làm là tìm ra nguyên nhân gây dị ứng và tránh xa chúng.

Viêm da tiếp xúc là nguyên nhân gây ngứa da cổ
Viêm da tiếp xúc có thể ảnh hưởng đến cổ và gây ngứa da

2. Bệnh ghẻ gây ngứa da cổ, chân, tay

Bệnh ghẻ là tình trạng ngứa kèm phát ban đỏ do ve hoặc bọ ký sinh trên da gây ra. Bệnh ghẻ có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả đầu và cổ. Ghẻ có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp thông qua giường, chăn, gối, quần áo hoặc các sản phẩm nổi thất bị nhiễm khuẩn. Bệnh ghẻ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường phổ biến ở:

  • Trẻ em
  • Người có hoạt động tình dục khi chưa đủ tuổi.
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Người sống trong viện dưỡng lão hoặc sinh hoạt ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe dài hạn

Các triệu chứng bệnh ghẻ thường là ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. Điều này khiến người bệnh có xu hướng gãi mạnh và làm trầy xước, tổn thương, hình thành các vết lở loét trên da. Bệnh ghẻ cần được điều trị đúng lúc và đúng phương pháp để tránh các biến chứng, bao gồm cả nhiễm trùng da.

3. Ngứa da cổ và bong tróc do bệnh vẩy nến

Vẩy nến là tình trạng tế bào da phát triển quá mức gây kết vảy trên da, ngứa và đau đớn. Đây là bệnh thuộc nhóm rối loạn tự miễn dịch có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Khi xuất hiện ở cổ, vẩy nến khiến người bệnh bị ngứa da cổ, da khô, nứt nẻ, chảy máu và đôi khi có thể gây ra nhiễm trùng.

Các triệu chứng bệnh vẩy nến có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị thích hợp. Nếu không điều trị, bệnh vẩy nến có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp, bệnh tim, tiểu đường hoặc các rối loạn khác trong cơ thể.

Để điều trị vẩy nến bao gồm việc sử dụng thuốc bôi, kem dưỡng ẩm, thuốc uống và thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, giảm stress, hạn chế áp lực công việc cũng góp phần kiểm soát tình trạng vẩy nến.

4. Viêm nang lông da bị nổi sần và ngứa

Viêm nang lông là tình trạng phổ biến xảy ra khi các nang lông bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể bao gồm cả cổ. Các dấu hiệu cơ bản bao gồm, ngứa da cơ, xuất hiện nhiều u sần nhỏ, màu hồng nhạt hoặc đỏ trên bề mặt da. Trong một số trường hợp, các nốt mụn nước này có thể bị chảy dịch màu vàng, trắng hoặc trông giống như mủ.

Hầu hết các trình trạng viêm nang lông đều không quá nguy hiểm và có thể phục bằng cách phương pháp chăm sóc tại nhà.

Viêm nang lông gây ngứa da cổ
Viêm nang lông là bệnh do vi khuẩn hoặc nấm gây ra

5. Rối loạn thần kinh da bị ngứa vào ban đêm

Một số tình trạng bệnh mãn tính có liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương có thể tấn công màn bảo vệ xung quanh các dây thần kinh và gây ngứa, phát ban. Bất cứ dây thần kinh nào trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng và gây ngứa.

Một số bệnh lý có thể dẫn đến ngứa da ở cổ bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Zona thần kinh hoặc thủy đậu

6. Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn ở các lớp sâu của da. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên thường phổ biến ở bàn chân, mặt và cổ. Tình trạng nhiễm khuẩn khiến da bị ngứa, chốc lở hoặc có dấu hiệu như chàm. Bệnh thường dễ tác động đến những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc có vấn để về lưu thông máu như bệnh tiểu đường.

Viêm mô tế bào cần được điều trị để tránh nhiễm trùng nghiêm trọng, hình thành mủ và phá hủy các mô xung quanh. Trong một số ít trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể gây ngộ độc máu hoặc viêm màng não.

Ngoài các bệnh lý trên đây thì các vấn đề về tuyến giáp, thiếu máu do thiếu sắt hoặc các bệnh về gan thận cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa da cổ.

Nguyên nhân gây ngứa da cổ là gì? Ngứa da cổ có lây không?

Ngoài nguyên nhân do bệnh lý về da và cơ thể, da cổ bị ngứa gãi nổi mẩn có thể do các tác nhân gây ngứa từ môi trường, yếu tố bên ngoài như:

Tình trạng ngứa da cổ đôi khi có thể là do vệ sinh không sạch sẽ hoặc làm dụng việc vệ sinh, tắm quá nhiều lần trong ngày. Điều này có thể khiến da bị khô, mất lượng dầu tự nhiên trên da và gây ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, chỉ tắm 1 – 2 lần mỗi ngày nếu bạn có các hoạt động ra nhiều mô hôi và môi trường độ ẩm cao. Nếu bạn sống trong môi trường ít ô nhiễm, không khí mát mẻ bạn có thể tắm 3 – 4 lần một tuần.

Những người làm việc trong môi trường nóng ẩm, dưới ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp cũng có thể gây ngứa da. Do đó, sử dụng quần áo bảo hộ lao động hoặc che chắn cẩn thận khi ra ngoài trời là cách tốt nhất để hạn chế các cơn ngứa da.

Bên cạnh đó, quần áo len hoặc khăn choàng lông thú, hóa chất, xà phòng hoặc các chất tẩy rửa khác cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ngứa da cổ.

Thông thường, ngứa da cổ do viêm da không lây nhiễm từ người này sang người khác. Đối với bệnh ghẻ gây ngứa có thể lây lan thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nguồn bệnh.

Các cách điều trị ngứa da cổ

Xác định được nguyên nhân gây ngứa là cách tốt nhất để điều trị ngứa da. Do đó, người bệnh nên đến bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng và có hướng khắc phục hợp lý nhất. Dưới đây là một số biện pháp xử lý ngứa da cổ phổ biến nhất hiện nay:

1. Cách trị ngứa da cổ tại nhà giúp giảm ngứa

Đa số tình trạng ngứa da cổ có thể được khắc phục bằng các biện pháp tại nhà mà không cần đến thuốc. Các biện pháp như sau:

  • Mặc quần áo làm bằng vải cotton hoặc các sợi tự nhiên khác, mềm mại và không kích ứng da. Tránh các loại vải gây ngứa như len hoặc sợi vải tổng hợp. Bên cạnh đó mặc quần áo rộng rãi hoặc vừa vặn, không ôm lấy cổ để tránh kích ứng da.
  • Dưỡng ẩm da cổ bằng gel lô hội đã qua thanh lọc các tạp chất. Bạn cũng có thể sử dụng lá lô hội tươi để thoa lên cổ, tuy nhiên hãy cẩn thận rửa sạch lớp nhựa màu vàng của lá để tránh kích ứng và gây ngứa nghiêm trọng.
  • Giặt giũ quần áo, khăn trải giường, áo gối sạch sẽ và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Sử dụng chất tẩy rửa dành riêng cho da nhạy cảm để không làm kích ứng da.
  • Tắm với baking soda hoặc bột yến mạch xay mịn. Bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn tắm chứa nước ấm và một chén yến mạch (baking soda) để làm dịu da và cải thiện các cơn ngứa.
  • Tạo một hỗn hợp vitamin C và nước để cắt giảm triệt để các cơn ngứa.
cách chữa ngứa da cổ tại nhà
Hầu hết các trường hợp ngứa da ở cổ đều không nguy hiểm và có thể điều trị bằng các biện pháp tại nhà

2. Dùng thuốc chữa ngứa da cổ – Đừng tự làm bác sĩ

Để cắt giảm tình trạng ngứa da cổ một cách nhanh chóng, người bệnh có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc không kê đơn, bao gồm:

  • Thuốc chống ngứa không kê đơn
  • Thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm như Cetaphil, Eucerin hoặc CeraVe để làm mát và dịu da.
  • Thuốc chống dị ứng không kê đơn như Diphenhydramine.

Nếu các cơn ngứa ở cổ không thuyên giảm, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị theo toa, bao gồm:

  • Kem Corticosteroid
  • Chất ức chế hệ thống miễn dịch như Tacrolimus hoặc Pimecrolimus.
  • Các chất ức chế tái như Fluoxetine hoặc Sertraline
  • Quang trị liệu bằng tia cực tím.

Việc sử dụng thuốc Tây người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Tự ý sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến da và sức khỏe. Nhiều trường hợp lạm dụng thuốc có thể khiến tình trạng viêm ngứa lan rộng hơn, nguy cơ viêm nhiễm cao hơn.

Ngứa da cổ ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi và phòng tránh tái phát?

Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt, hạn chế tái phát, người bệnh viêm da gây nổi mẩn ngứa da cổ và các vùng da khác nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc da phù hợp. Tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc – Đơn vị đi tiên phong trong công tác nghiên cứu và khám chữa bệnh bằng YHCT, người bệnh được bác sĩ điều trị tư vấn chế chế độ sinh dưỡng và sinh hoạt chuẩn khoa học.

Theo đó, người thường xuyên bị ngứa da nên bổ sung nhiều các thực phẩm chứa vitamin A, C, E và khoáng chất có trong các loại rau xanh, củ, quả như: Súp lơ xanh, rau họ cải, cam, bưởi, cà rốt, khoai lang, dưa hấu… Uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày, uống thêm các loại nước ép rau quả để bổ sung vitamin.

Các loại thực phẩm người bị viêm da nên kiêng ăn bao gồm: Các thực phẩm có tính cay nóng, các loại bia, rượu, chất kích thích, hải sản, đồ ăn dễ gây dị ứng, đồ ăn nhanh… dễ gây kích ứng, dị ứng dẫn đến ngứa, viêm da nghiêm trọng hơn.

Trong chế độ sinh hoạt và chăm sóc da, người bệnh lưu ý những thói quen nên và không nên như sau:

  • Nên vệ sinh da và cơ thể sạch sẽ, thay trang phục thường xuyên để loại bỏ các tác nhân, vi khuẩn gây ngứa, viêm nhiễm.
  • Hạn chế sử dụng các loại xà phòng tắm, không nên tắm bằng nước quá nóng hoặc lạnh.
    Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp, thoải mái tinh thần, giảm áp lực căng thẳng công việc và cuộc sống.
  • Không nên gãi ngứa vì khi hành động gãi có thể kích hoạt phản ứng ngứa nghiêm trọng hơn, lan rộng hơn.
  • Chăm sóc, dưỡng ẩm cho da, đặc biệt là đối với ngứa da ở trẻ em.
  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng, bảo vệ cơ thể trước điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột.

Có một số cách đơn giản để tự chăm sóc và điều trị tình trạng ngứa da quanh cổ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này kéo dài nhiều hơn 10 ngày hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Hiện tượng ngứa da cổ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu áp dụng các phương pháp đơn giản trên không mang lại hiệu quả, người bệnh cần nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Chia sẻ:
chuối xanh chữa lang ben Dùng chuối xanh chữa lang ben như thế nào? Bao lâu khỏi?

Dùng chuối xanh chữa lang ben là mẹo dẫn gian phổ biến và hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhựa chuối…

Dầu Gội Selsun Trị Gàu, Nấm Da Đầu Thực Sự Tốt Không? Dầu Gội Selsun Trị Gàu, Nấm Da Đầu Thực Sự Tốt Không?

Dầu gội Selsun trị gàu nấm da đầu giúp ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn, từ…

mẹo chữa mụn cóc 7 cách trị mụn cóc tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Có nhiều cách trị mụn cóc tại nhà hiệu quả mà bạn có thể áp dụng, các cách này thường…

Bệnh mề đay và phù mạch – Cần hiểu rõ để phân biệt

Mề đay và phù mạch đều là những bệnh lý phổ biến, có thể gây nổi mẩn ngứa do giãn…

Phát ban không sốt ở người lớn là biểu hiện của bệnh gì?

Triệu chứng phát ban không sốt ở người lớn bắt nguồn từ các bệnh da liễu. Triệu chứng này cũng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua