Thuốc và cách giảm đau bệnh trĩ nhanh chóng, hiệu quả

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Khi búi trĩ sưng to, nó có thể mang đến cảm giác đau đớn khiến bất cứ ai cũng ám ảnh. Ngoài ra, việc trĩ phát triển sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh khá nhiều. Vì vậy, phương pháp dùng thuốc giảm đau trĩ tại nhà là cách thường được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Cách giảm đau bệnh trĩ nhanh chóng

Cơn đau do bệnh trĩ gây ra có thể trở nên dữ dội hơn khi búi trĩ sa ra ngoài hoặc sau khi đi đại tiện. Để đối phó với tình trạng này, một số người sử dụng các mẹo tự nhiên trong dân gian. Số còn lại lựa chọn giải pháp thận trọng hơn là đi khám và dùng thuốc giảm đau trĩ do bác sĩ kê đơn.

Cách giảm đau bệnh trĩ nhanh chóng
Người bệnh có thể áp dụng phương pháp giảm đau trĩ theo dân gian hoặc dùng thuốc.

Mẹo giảm đau trĩ tại nhà bằng các phương pháp tự nhiên

Mặc dù không thể giúp chữa khỏi bệnh trĩ hoàn toàn nhưng các phương pháp tự nhiên có thể giúp hỗ trợ giảm đau và nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc. Một số cách phổ biến thường được áp dụng: 

# Nằm kê chân lên cao

Búi trĩ thường phát triển do áp lực từ trọng lực cơ thể, đặc biệt là khi người bệnh ngồi hoặc đứng lâu dẫn đến việc đè nén khu vực hậu môn trực tràng. Giải phóng được áp lực này chính là cách hiệu quả để giảm cơn đau của trĩ. 

Mẹo giảm đau trĩ tại nhà bằng cách nằm kê chân cao
Nằm kê chân lên cao là một cách giảm đau trĩ tại nhà đơn giản.

Khi cảm thấy đau do bệnh trĩ, bạn có thể nằm nghỉ ngơi trên giường. Nên giữ cơ thể nằm ở tư thế ngửa và đưa chân lên cao bằng cách sử dụng một chiếc gối đặt ở dưới chân. Thực hiện tư thế này trong khoảng 30 phút sẽ giúp cơn đau giảm đi và cải thiện tuần hoàn máu trong vùng lưng.

Xem thêm: Những biến chứng của bệnh trĩ – Cách phòng ngừa bệnh như thế nào?

# Ngâm mình trong bồn nước ấm 

Nếu bạn muốn giảm đau bệnh trĩ mà không cần dùng thuốc, một phương pháp hiệu quả là tắm và ngâm mình trong bồn nước ấm. Việc này có thể giúp giảm đau trĩ ngay lập tức. Bạn nên ở trong bồn tắm khoảng 15 phút hoặc lâu hơn. Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày hoặc sau khi đi đại tiện sẽ mang lại cảm giác dễ chịu hơn.

Nếu không có bồn tắm, bạn có thể sử dụng chậu. Trong trường hợp này, hãy đảm bảo rằng bạn đổ đủ nước để hậu môn được ngâm trong nước ít nhất đến mức hông.

# Chườm đá vào hậu môn giảm đau trĩ

Chườm đá là một phương pháp điều trị phổ biến sử dụng nhiệt lạnh để giảm đau, sưng và viêm. Nó cũng được áp dụng rộng rãi trong việc giảm đau từ bệnh trĩ.

Bạn có thể đặt một ít nước đá vào một miếng vải mềm hoặc bao cao su, sau đó áp chúng lên vùng hậu môn trong khoảng 10 phút. Ban đầu, có thể cảm nhận được cảm giác lạnh, nhưng sau đó nó sẽ trở nên tê buốt và giảm cơn đau. Thực hiện quy trình này 3 – 4 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

** Lưu ý khi chườm lạnh:

  • Bạn không nên áp cục đá trực tiếp vào hậu môn sẽ gây tổn thương da do quá lạnh.
  • Khoảng cách giữa các lần chườm lạnh nên cách nhau ít nhất 20 phút.
  • Không lên chườm lạnh khi hậu môn và búi trĩ có biểu hiện lở loét, hoại tử.
  • Có thể thay thế nước đá bằng cách chườm khăn lạnh hay áp một cái thìa bằng nhôm đã được làm lạnh vào hậu môn. 

# Vệ sinh hậu môn đúng cách sau khi đi cầu

Có vẻ không liên quan, nhưng việc vệ sinh hậu môn đúng cách, đặc biệt là sau mỗi lần đi đại tiện, có thể giúp bạn tránh được cơn đau từ bệnh trĩ hiệu quả. Điều quan trọng là phải làm sạch kỹ lưỡng vùng hậu môn sau khi đi cầu, vì phân có thể bám lại trong các khe của búi trĩ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây sưng đau nặng hơn.

Hơn nữa, việc sử dụng khăn giấy kém chất lượng để lau chùi cũng có thể kích ứng và làm tăng đau trong vùng hậu môn. Do đó, việc duy trì vệ sinh hậu môn sạch sẽ giúp giảm nguy cơ và đau từ bệnh trĩ.

Giảm đau trĩ bằng cách vệ sinh hậu môn đúng cách
Vệ sinh hậu môn đúng cách sau khi đi cầu giúp phòng ngừa và giảm đau trĩ.

Chỉ cần chú trọng một chút đến thói quen vệ sinh vùng kín hàng ngày sẽ giúp bạn giảm thiểu và tránh được cơn đau khó chịu. Bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Dùng nước lạnh hoặc nước ấm để rửa hậu môn. Tránh dùng xà phòng vì chất tẩy có thể khiến hậu môn kích ứng.
  • Sau khi rửa hậu môn xong, dùng khăn giấy mềm, không chứa hương liệu nhẹ nhàng thấm khô vùng kín. Tuyệt đối không được lau chùi mạnh hoặc dùng khăn giấy cứng, kém chất lượng.
  • Ngoài những lúc đi cầu, bạn nên rửa hậu môn thêm 2 -3 lần nữa, trong đó ít nhất phải có một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bảo vệ hậu môn khỏi sự tấn công của vi khuẩn vào ban đêm.

# Sử dụng các bài thuốc giảm đau trĩ từ thảo dược

Trong dân gian, có nhiều bài thuốc đơn giản, an toàn và dễ thực hiện, có thể giúp chữa bệnh trĩ và giảm triệu chứng hiệu quả. Ngoài các mẹo tự nhiên tác động về mặt cơ học, có thể sử dụng các loại thuốc từ lá rau diếp cá, trầu không, nghệ, lá sung… Tuy nhiên, cách này chỉ hiệu quả ở giai đoạn đầu hoặc kết hợp với thuốc đặc trị. Không lạm dụng để tránh biến chứng nguy hiểm.

# Bấm huyệt giảm đau trĩ

Bấm huyệt là liệu pháp sử dụng tay tạo ra kích thích vật lý lên các huyệt đạo trong cơ thể. Phương pháp này có tác dụng đả thông kinh mạch, khắc phục tình trạng ứ trệ máu ở các tĩnh mạch trĩ, qua đó giảm sưng và đau do bệnh trĩ gây ra.

Để chữa đau trĩ, bạn có thể tác động vào 3 huyệt đạo sau:

  • Huyệt bách hội: Nằm ở giữa đỉnh đầu.
  • Huyệt thừa sơn: Huyệt này nằm ngay khe của hai cơ bắp sinh đôi nằm ở bắp chân.
  • Huyệt túc tam lý: Nằm cách hõm ngoài của đầu gối 3 thốn ( khoảng 1 bàn tay).

Khi thực hiện, bạn dùng ngón trỏ hoặc ngón cái lần lượt ấn và day nhẹ vào các vị trí huyệt đạo ở trên. Giữ trong 10 giây rồi thả ra, thực hiện vài lần liên tiếp để giảm đau và đẩy lùi bệnh trĩ.

Gợi ý: Danh sách bác sĩ nữ khám bệnh trĩ uy tín, chuyên môn cao cho chị em

Dùng thuốc Tây y giảm đau trĩ

Trường hợp trĩ gây đau nặng, áp dụng các biện pháp tự nhiên không đạt được hiệu quả như ý thì bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được kê đơn một số loại kem hay thuốc giảm đau dưới đây:

  • Kem Preparation H: Loại thuốc này có tác dụng gây tê hậu môn, làm co mạch máu khiến búi trĩ teo lại và bớt đau. 
  • Trimebutin (Proctolog): Thuốc được điều chế dưới dạng viên đạn đặt hậu môn hoặc thuốc mỡ. Sau khoảng 15 phút sử dụng, thuốc sẽ giúp giảm đau bằng cách chống lại hiện tượng co thắt ở cơ vòng của hậu môn, giải phóng áp lực chèn ép lên các tổ chức bị tổn thương.
  • Dibucain: Dibucain giúp phong bế đầu mút của các dây thần kinh cảm giác đau nằm ở khu vực hậu môn. Qua đó, ngăn chặn không cho chúng phát tín hiệu đau đến hệ thần kinh trung ương. Có thể bôi thuốc hoặc đặt thuốc dạng viên đạn 2 lần/ngày.
  • Pramoxine: Thuốc giảm đau trĩ bằng cách gây tê vùng hậu môn.
  • Thuốc giảm đau theo đường uống: Bao gồm một số loại như Acetaminophen ( liều 650-1000 mg sau mỗi 4-6 tiếng ), Ibuprofen ( liều 800 mg, uống không quá 4 lần/ngày) hoặc Aspirin ( liều dùng 325-650 mg, uống lại sau 4 tiếng nếu trĩ tiếp tục gây đau)
  • Thuốc kháng viêm: Có tác dụng giảm đau gián tiếp sau khi uống thuốc khoảng 3 – 4 giờ thông qua cơ chế chống viêm, giảm sưng búi trĩ.
  • Thuốc làm mềm phân: Giúp tránh được tình trạng táo bón, giảm căng tức khi phân đi qua hậu môn. Qua đó giúp ngăn ngừa đau trĩ sau khi đi cầu.
Dùng thuốc Tây y giảm đau trĩ
Bệnh nhân trĩ có thể điều trị bằng một số loại thuốc Tây như thuốc giảm đau, thuốc trung hòa axit,…

Tham khảo thêm: Tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh trĩ từ giai đoạn đầu

Ưu điểm:

Một số ưu điểm nổi bật của thuốc Tây chữa trĩ khiến người bệnh tin tưởng sử dụng nhiều: 

  • Thuốc Tây giảm đau trĩ thường có tác dụng nhanh và mạnh.
  • Người bệnh có thể cảm nhận hiệu quả ngay lập tức.
  • Thuốc đơn giản, dễ dùng nên thường được nhiều người lựa chọn.
  • Có đa dạng loại thuốc, phù hợp với nhiều tình trạng bệnh khác nhau. 

Nhược điểm:

Bên cạnh đó, phương pháp giảm đau trĩ bằng thuốc Tây vẫn tồn tại một số hạn chế như: 

  • Thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng do có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng dạ dày, gan thận.
  • Chỉ giúp giải quyết triệu chứng, không loại bỏ được căn nguyên gây bệnh.
  • Tây y thường mang tính thời điểm, cơn đau và bệnh trĩ dễ tái phát trở lại.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây chưa thực sự là giải pháp tối ưu. Người bệnh nên cân nhắc lựa chọn giải pháp an toàn và lâu bền hơn.

Cách giảm đau bệnh trĩ là vấn đề mà người bệnh rất quan tâm, vì cơn đau có thể làm ảnh hưởng và cản trở sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh những cách giảm đau, bạn nên kết hợp cả việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường bổ sung chất xơ, uống nhiều nước và tập luyện thể dục để đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn.

>> Thông tin hữu ích

Ngày đăng 11:48 - 20/04/2024 - Cập nhật lúc: 15:08 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Bài thuốc chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại an toàn từ thảo dược – Bí kíp ngàn đời của người H’mông

Trĩ nội, trĩ ngoại là những bệnh lý về hậu môn thường gặp. Khoảng 60% dân số đang phải khổ…

Áp dụng chữa bệnh trĩ bằng diện chẩn

Chữa bệnh trĩ bằng diện chẩn là một trong những phương pháp điều trị bệnh được nhiều bệnh nhân quan…

Cắt trĩ có nguy hiểm không – Các rủi ro có thể gặp là gì?

Phẫu thuật cắt trĩ có thể loại bỏ được búi trĩ, giảm đau và hạn chế các biến chứng do…

Bệnh Trĩ Huyết Khối Là Gì? Có Nguy Hiểm? Cách Điều Trị

Trĩ huyết khối là hiện tượng hình thành cục máu đông bên trong búi trĩ và gây ngăn chặn lưu…

Bệnh trĩ có tự khỏi được không là thắc mắc chung của nhiều người Bệnh Trĩ Có Thể Tự Khỏi Được Không? Mất Bao Lâu?

Bệnh trĩ có thể tự khỏi được không sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh, loại bệnh trĩ và các…

Bình luận (1)

  1. Hoàng thị ngân
    Hoàng thị ngân says: Trả lời

    Bác sĩ cho em hỏi thuốc giảm đau tri ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua