Cách chữa viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai an toàn cho bé

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Bệnh viêm phụ khoa khi mang thai bao gồm các dạng phổ biến như nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn hay nhiễm ký sinh trùng Trichomonas. Việc làm sao để khắc phục căn bệnh này nhanh chóng và đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng là mối bận tâm của tất cả chị em.

Để giúp cho chị em yên tâm hơn và biết được cách điều trị viêm phụ khoa khi mang thai an toàn, hiệu quả chúng tôi đã liên hệ với Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Trưởng khoa Phụ Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Nguyên nhân gây viêm phụ khoa khi mang thai

Theo bác sĩ Đỗ Thanh Hà, phụ nữ mang thai có thể bị viêm phụ khoa vì những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân gây viêm phụ khoa khi mang thai
Bị viêm phụ khoa khi mang thai khiến nhiều chị em phụ nữ hoang mang, lo lắng

  • Do suy giảm sức đề kháng: Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của phụ nữ yếu hơn bình thường. Điều này khiến cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập vào vùng kín dẫn đến nhiễm trùng.
  • Thay đổi hóc môn: Lượng estrogen được cơ thể sản xuất ra nhiều hơn trong thai kỳ. Loại hóc môn này có thể kích thích âm đạo tiết ra nhiều dịch nhầy. Đây chính là môi trường lý tưởng thu hút mầm bệnh tấn công vào gây viêm ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung hay tử cung.
  • Cổ tử cung mở rộng: Cổ tử cung của phụ nữ thường có khuynh hướng giãn nở và mềm hơn khi mang thai. Vì vậy mà tử cung có nguy cơ bị nhiễm mầm bệnh rất cao.
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh vùng kín, thụt rửa âm đạo thường xuyên

Tham khảo thêm: Khám phụ khoa bao nhiêu tiền? Bảng giá tham khảo tại bệnh viện

Triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Bên cạnh những triệu chứng chung thì bệnh nhiễm trùng phụ khoa khi mang thai còn có những dấu hiệu riêng tùy theo dạng bệnh mắc phải.

Biểu hiện chung khi bị viêm phụ khoa thời kỳ mang thai

  • Vùng kín ra nhiều khí hư. Nó có thể có màu trắng đục, màu vàng, xám đục hoặc nghiêm trọng hơn là màu xanh.
  • Cảm giác ngứa ngáy thường trực ở khu vực “tam giác vàng”, âm hộ, âm đạo
  • Đau rát và có thể ra máu khi quan hệ tình dục
  • Cô bé có mùi lạ
  • Các bất thường trong hoạt động tiểu tiện: Hay mót tiểu, tiểu khó, tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc có lẫn máu.

Triệu chứng theo dạng bệnh

Bệnh viêm phụ khoa khi mang thai được phân thành nhiều dạng khác nhau. Thường gặp nhất là các loại sau:

+ Nhiễm khuẩn âm đạo:

Căn bệnh này xảy ra do một loại vi khuẩn trong âm đạo phát triển mạnh khi lượng hóc môn trong cơ thể phụ nữ mang thai thay đổi. Khoảng 20% bà bầu mắc dạng viêm phụ khoa này.

Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Ngứa ở vùng kín
  • Âm đạo tiết dịch màu trắng đục, mỏng
  • Đi tiểu thấy âm đạo đau rát rất khó chịu
Triệu chứng theo dạng bệnh
Phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai chủ yếu là do vi khuẩn

+ Viêm âm hộ, âm đạo do Trichomonas

Trichomonas là một loại ký sinh trùng có khả năng lây lan qua đường tình dục. Nó có thể gây nhiễm trùng âm hộ, âm đạo cho phụ nữ mang thai khi quan hệ với bạn tình bị nhiễm mầm bệnh.

Đặc điểm nhận diện:

  • Dịch âm đạo có nhiều bọt, màu vàng hoặc xanh lá. 
  • Dịch tiết ra nhiều khiến vùng kín bốc mùi hôi khó chịu
  • Ngứa âm đạo
  • Quan hệ tình dục có cảm giác đau, ngứa rát

+ Nhiễm nấm candida âm đạo

Bình thường, nấm candida sống trong âm đạo của phụ nữ mà không gây hại. Tuy nhiên khi mang thai, nồng độ hóc môn nồng độ estrogen và progesterone gia tăng mạnh giúp loại nấm men này có môi trường tốt để phát triển nhanh chóng về số lượng. Chúng gây kích ứng niêm mạc âm đạo và dẫn đến viêm. Đây là một trong những căn bệnh phụ khoa khi mang thai rất nhiều chị em mắc phải.

Dấu hiệu nhiễm trùng âm đạo do nấm candida:

  • Âm đạo khô, niêm mạc sưng đỏ, ngứa
  • Khí hư đặc, màu trắng hay vàng, có thể có mùi hôi
  • Đi tiểu và quan hệ tình dục thấy đau

+ Viêm âm đạo do nhiễm Strep B (GBS):

Vi khuẩn GBS có thể tồn tại trong nhiều môi trường như âm đạo, trực tràng hay đường tiêu hóa, ngay cả ở những người phụ nữ khỏe mạnh. Khi bị nhiễm trùng với số lượng lớn, phụ nữ mang thai có thể bị viêm âm đạo.

Các triệu chứng bệnh gồm có:

  • Đi tiểu nhiều, nước tiểu đục
  • Nóng rát và đau khi tiểu tiện

Dấu hiệu và triệu chứng:

Nhiễm GBS có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) ở một số người, nhưng cũng có một số trường hợp không có triệu chứng gì cả. Các triệu chứng của nhiễm trùng đường niệu bao gồm đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, đi tiểu liên tục.

Bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có nguy hiểm không?

Việc không may mắc bệnh phụ khoa khi mang thai có thể mang lại nhiều tác hại như:

  • Ảnh hưởng đến tấm lý bà bầu:

Khi bị viêm phụ khoa, cảm giác ngứa ngáy kèm theo mùi hôi ở vùng kín luôn xuất hiện thường trực khiến bà bầu khó chịu. Ngoài ra, việc lo lắng quá mức về bệnh tật cũng khiến đầu óc chị em rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.

  • Làm tăng nguy cơ sảy thai:

Nguy cơ sảy thai thường xảy ra ở những người bị viêm phụ khoa khi mang thai trong tam cá nguyệt thứ nhất ( tức 3 tháng đầu của thai kỳ). Vi khuẩn có thể xâm nhập vào niêm mạc tử cung và màng ối làm giảm khả năng bám dính của thai nhi ở thành tử cung, từ đó dẫn đến sảy thai.

  • Thai nhi nhẹ cân, chậm phát triển:

Bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai cũng có thể gây ra những khiếm khuyết trong quá trình phát triển của thai nhi và khiến thai chậm tăng cân, có nguy cơ bị dị tật cao.

  • Trẻ sinh ra bị lây bệnh từ mẹ:

Phụ nữ bị bệnh phụ khoa khi mang thai tháng cuối mà không được điều trị khỏi dứt điểm trước khi sinh có thể lây truyền mầm bệnh cho con khi trẻ ra ngoài qua ngã âm đạo. Vi khuẩn, nấm có thể dính vào mắt, miệng của trẻ gây nhiễm trùng mắt, tưa miệng, viêm đường hô hấp dưới.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Để chẩn đoán bệnh viêm phụ khoa ở phụ nữ mang thai, bác sĩ có thể áp dụng những kỹ thuật sau:

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai cần được chẩn đoán sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé
  • Kiểm tra lịch sử y tế: Bước này sẽ giúp bác sĩ nắm rõ một cá nhân có từng bị nhiễm trùng phụ khoa trước trước đó không.
  • Thăm khám phụ khoa bằng dụng cụ: Bác sĩ sẽ dùng một cái mỏ vịt để mở rộng cửa mình. Như vậy sẽ giúp quan sát được các dấu hiệu bất thường bên trong, chẳng hạn như viêm hay tiết dịch bất thường trong âm đạo.
  • Xét nghiệm dịch: Những mẫu dịch tiết được lấy trong âm đạo hoặc cổ tử cung sẽ được đem soi dưới kính hiển vi nhằm xác định được tác nhân gây bệnh.
  • Đo nồng độ pH: Bác sĩ sẽ đặt một que thử hay giấy kiểm tra pH vào thành âm đạo. Nồng độ pH tăng sẽ cho thấy âm đạo bị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng trichomonas.

Cách chữa viêm phụ khoa khi mang thai

Việc điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai thường nhắm vào các nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Bác sĩ có thể xem xét chỉ định cho bà bầu các loại thuốc an toàn để không gây nguy hiểm cho thai nhi.

– Trị nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn:

Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 6 trở đi có thể được kê toa các thuốc kháng sinh như Metronidazole (Flagyl, MetroGel) hoặc Clindamycin (Cleocin) . Chúng được điều chế dưới dạng kem hoặc gel bôi vào âm đạo.

Riêng đối với các trường hợp bị nhiễm nấm âm đạo trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bác sĩ có thể đề nghị chờ cho qua giai đoạn này rồi mới tiến hành điều trị. Lý do bởi đây là giai đoạn rất nhạy cảm, việc dùng thuốc kháng sinh có thể gây nguy cơ dị tật cho thai nhi rất cao.

– Chữa viêm phụ khoa khi mang thai do nấm men:

Trong trường hợp này, việc sử dụng thuốc chống nấm là điều cần thiết. Bà bầu có thể dùng các thuốc kháng nấm dạng kem hay thuốc đạn theo đơn của bác sĩ, bao gồm:

  • Fluconazole (Diflucan®)
  • Miconazole (Monistat 1)
  • Clotrimazole (Gyne-Lotrimin)
  • Butoconazole (Femstat 3)
  • Tioconazole (Vagistat-1)
Cách chữa viêm phụ khoa khi mang thai
Để chữa viêm phụ khoa khi mang thai, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm

– Điều trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai do Trichomonas:

Các thuốc kháng sinh dùng theo đường uống, chẳng hạn như Metronidazole và Tinidazole có thể được lựa chọn.

– Cách chữa nhiễm trùng phụ khoa ở bà bầu do nhiễm Strep nhóm B:

Chị em sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh trước khi chuyển dạ. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị sinh mổ để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con.

Bên cạnh việc dùng thuốc, chị em có thể áp dụng những cách chữa viêm phụ khoa bằng dân gian như xông nước lá trà xanh, ngải cứu hoặc rửa vùng kín bằng nước muối pha loãng để giảm ngứa… Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kì phương pháp nào cũng cần có sự đồng ý của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng.

Đọc thêm: Chữa Viêm Phụ Khoa Bằng Lá Lốt Được Nhiều Người Tin Dùng

Phòng ngừa bệnh viêm phụ khoa khi mang thai

Hiện nay, chưa có phương pháp nào giúp phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Strep nhóm B. Đối với các tác nhân gây bệnh còn lại, bà bầu có thể giảm thiểu nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai bằng những cách sau:

  • Giảm kích ứng ở âm đạo: Để tránh kích ứng cho niêm mạc âm đạo, bà bầu nên tránh sử dụng xà phòng chứa chất tẩy hoặc hương thơm để rửa vùng kín. Thay vào đó, hãy dùng nước ấm để rửa hoặc nhờ bác sĩ tư vấn một loại xà phòng thích hợp để sử dụng trong suốt thời gian mang thai.
  • Không tắm với nước quá nóng: Dùng nước quá nóng để tắm hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng có thể khiến niêm mạc âm đạo trở nên khô và dễ bị mầm bệnh tấn công.
  • Giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ: Phụ nữ mang thai được khuyên nên vệ sinh vùng kín mỗi ngày 2 – 3 lần để khu vực này được sạch sẽ. Khi rửa vùng âm hộ chú ý rửa từ trước ra sau để vi khuẩn ở hậu môn không thể lây lan đến cửa mình.
  • Lựa chọn quần lót phù hợp: Hãy mặc những chiếc quần lót có size vừa vặn, chất liệu cotton để thấm hút mồ hôi và thoải mái khi vận động. Ngoài ra, bà bầu nên thay quần lót mỗi ngày ít nhất 1 lần. Tránh mặc quần lót khi còn ẩm ướt vì trong môi trường này, vi khuẩn có thể phát triển rất nhanh chóng.
  • Ngừng thụt rửa: Việc thụt rửa vào sâu bên trong có thể làm tổn thương niêm mạc âm đạo và khiến một số vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt. Từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm âm đạo khi mang thai.
  • Có biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục: Hãy yêu cầu đối tác mang bao cao su để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh.

Nhìn chung, viêm phụ khoa khi mang thai là một căn bệnh phổ biến. Bệnh có thể chữa khỏi mà không ảnh hưởng đến thai nhi nếu tìm ra được nguyên nhân và lựa chọn đúng phương pháp điều trị. Điều quan trọng là hãy đi khám ngay lập tức nếu bạn có dấu hiệu bị bệnh để được tư vấn cách khắc phục phù hợp, an toàn nhất.

Thông tin hữu ích cho bạn:

Ngày đăng 14:08 - 08/03/2024 - Cập nhật lúc: 08:37 - 30/05/2024
Chia sẻ:
Địa Chỉ Các Phòng Khám Phụ Khoa Ngoài Giờ Tại TP.HCM

Nếu bạn không có thời gian khám phụ khoa trong giờ hành chính, có thể tham khảo danh sách một…

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh và thông tin cần biết

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là tình trạng thay đổi chu kỳ của phụ nữ. Chu kỳ có…

Đau bụng kinh nên ăn gì, tránh gì để giảm đau nhanh?

Đau bụng kinh gây ra các cơn đau đớn, mệt mỏi và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống…

Lộ trình điều trị các vấn đề viêm nhiễm có liên quan đến bệnh khí hư tại Thuốc dân tộc Khám Phá Công Thức Đặc Biệt Bài Thuốc Diệp Phụ Khang Chữa Viêm Âm Đạo 

Không mất quá 1 phút để tìm các giải pháp điều trị viêm âm đạo như xông lá trầu không,…

Bệnh viêm niệu đạo: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm, sưng, nhiễm trùng, hẹp ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua