Viêm Lộ Tuyến Độ 2 Đặt Thuốc Có Khỏi Không? Loại Nào Tốt?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Đặt thuốc là phương pháp phổ biến khi điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Vậy viêm lộ tuyến độ 2 đặt thuốc có khỏi không? Cùng tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về tính hiệu quả trước khi áp dụng.

Viêm lộ tuyến độ 2 đặt thuốc có khỏi không?

Viêm lộ tuyến độ 2 là giai đoạn giữa của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung , lúc này vùng tổn thương chiếm từ 30% đến 70% diện tích bề mặt cổ tử cung. Theo bác sĩ, bệnh nhân bị viêm lộ tuyến độ 2 khi đặt thuốc có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng như chảy máu hoặc tiết dịch ở âm đạo nhưng không thể điều trị khỏi căn bệnh này hoàn toàn.

Các loại thuốc đặt viêm lộ tuyến cổ tử cung thường gồm thuốc kháng sinh hoặc thuốc đạn đặt âm đạo axit boric. Những loại thuốc này có tác dụng điều trị nhiễm nấm candida âm đạo, giảm ngứa và nóng rát, thúc đẩy sự cân bằng axit trong âm đạo.

Viêm lộ tuyến độ 2 đặt thuốc có khỏi không
Đặt thuốc là phương pháp khá phổ biến đối với các bệnh lý phụ khoa.

Tuy nhiên sau khi đặt thuốc trị viêm lộ tuyến độ 2 mà tình trạng bệnh không tiến triển tốt, có dấu hiệu chuyển sang giai đoạn nặng hơn như tình trạng viêm lan rộng, tăng tiết dịch nhiều gây ảnh hưởng đến sinh sản. Lúc này, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các phương pháp khác như đốt lazer, đốt điện, áp lạnh cổ tử cung để cổ tử cung tái tạo lại, giảm tình trạng viêm ở lộ tuyến cổ tử cung.

ĐỌC THÊM: Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung Có Nên Đốt Không, Đốt Khi Nào?

Viêm lộ tuyến độ 2 đặt thuốc gì? Top 9 loại hệu quả được bác sĩ kê đơn

Để điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 2, các thuốc kháng sinh có thành phần chính là Chlorquinadol và Promestriene… là những loại thường được sử dụng. Cụ thể:

1. Thuốc đặt Sadetab

Sadetabs thuộc nhóm thuốc đặt âm đạo trị viêm phụ khoa. Các thành phần chính gồm Clotrimazole (100mg), Metronidazole (500mg), Neomycin sulfate (83mg). Thuốc có tác dụng điều trị viêm nhiễm tại đường sinh dục, điều trị dự phòng cho bệnh nhân bị viêm âm đạo không đặc hiệu.

Viêm lộ tuyến độ 2 đặt thuốc gì
Sadetabs là thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung được ứng dụng trong điều trị viêm phụ khoa phổ biến

Sadetabs cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý phụ khoa do vi khuẩn Gram âm, ký sinh trùng Giardia và trùng roi, Trichomonas.

2. Thuốc đặt Neo Tergynan

Trị viêm lộ tuyến độ 2 bằng thuốc đặt Neo-tergynan có thể khắc phục các nguyên nhân như viêm âm đạo do vi khuẩn, do nấm Candida hoặc Trichomnas vigas, nhiễm trùng bởi nấm men,…

Thuốc đặt viêm lộ tuyến độ 2
Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung Neo-tergynan có tác dụng chữa viêm phụ khoa do nấm Cadida gây ra

Tác dụng điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung của Neo-tergynan nhờ vào 3 thành phần chính gồm:

  • Nystatine 100000 IU: Có tác dụng tiêu diệt nấm âm đạo)
  • Metronidazole 500 mg: Loại trừ mầm bệnh từ vi khuẩn Gardnerella vaginalis, vi khuẩn kị khí, trùng roi sinh dục
  • Neomycine sunfate: Thuộc nhóm kháng sinh điều trị viêm nhiễm do tác động của bệnh sinh mủ ở âm đạo.

3. Thuốc đặt Canesten

Thuốc Canesten có thành phần chính là Clotrimazole, thường được dùng trong các trường hợp viêm lộ tuyến tử cung do nhiễm nấm (thường là Candida) hoặc bội nhiễm các vi khuẩn nhạy cảm với clotrimazol. 

4. Thuốc đặt Polygynax

Thuốc đặt âm đạo Polygynax được sử dụng trong các trường hợp viêm lộ tuyến do tác nhân nấm men Cadida gây ra. Thành phần Polygynax gồm 3 loại kháng sinh là Polymyxin B + Nystatin + Neomycin. 

Polygynax chủ yếu được chỉ định sử dụng trong điều trị một số bệnh lý khác như âm đạo nhiễm khuẩn không đặc hiệu, bệnh viêm âm hộ, ra khí hư do nhiễm nấm Candida…  

5. Thuốc đặt Mycogynax

Thành phần chính của Mycogynax gồm: Metronidazole (200mg), Dexamethasone acetate (0,5mg), Chloramphenicol (80mg), và Nystatin (100.000 IU) cùng với nhiều tá dược khác.

Thuốc đặt điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 2
Thuốc Mycogynax được chỉ định sử dụng cho những trường hợp viêm lộ tuyến do nấm gây ra

Mycogynax được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung do nấm Candida gây ra
  • Viêm âm đạo do nguyên nhân hỗn hợp
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn thông thường
  • Viêm âm đạo do nhiễm nấm (chủ yếu là nấm Candida)
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn Trichomonas, Gardnerella,…
  • Phòng ngừa trước và sau khi thực hiện thủ thuật phụ khoa

6. Thuốc đặt Fluomizin

Thuốc chứa dequalinium chloride, có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Chủ yếu thuốc dùng chống lại vi khuẩn Gram âm, Gram dương, nấm và các động vật đơn bào khác. 

Fluomizin được sử dụng cho bệnh nhân bị viêm nấm âm đạo, viêm lộ tuyến tử cung do tạp khuẩn, trùng roi và nấm men gây ra.

Thuốc đặt viêm lộ tuyến độ 2
Fluomizin là thuốc đặt âm đạo có tác dụng kháng khuẩn rất tốt

7. Thuốc đặt Flagystatin

Thuốc Flagystatin thường được dùng trong điều trị tình trạng nhiễm trùng hỗn hợp do nấm Candida albicans và Trichomonas vaginalis. Tuy nhiên thuốc chống chỉ định với những người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với Metronidazol, Nystatin.

8. Thuốc đặt Chlorquinaldol

Thuốc đặt âm đạo Chlorquinaldol là chất kháng sinh mạnh, có khả năng chống nhiễm trùng tại chỗ ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên thuốc không mang lại hiệu quả điều trị đối với những trường hợp bị viêm lộ tuyến tử cung độ 2 do lậu cầu.

Chlorquinaldol được sử dụng để điều trị, kiểm soát và phòng ngừa bệnh/ hội chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiêu hóa và nhiễm trùng âm đạo.

9. Thuốc đặt Colposeptine

Colposeptine chứa Chlorquinaldol 200mg và Promestriene 10mg. Đây là thuốc đặt được sử dụng rộng rãi để điều trị viêm nhiễm phụ khoa, trong đó có viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 1 và độ 2.

Thuốc có khả năng tiêu diệt khuẩn rộng và ký sinh trùng đồng thời giúp tái tạo niêm mạc âm đạo do viêm nhiễm gây ra. 

Viêm lộ tuyến độ 2 đặt thuốc có khỏi không
Colposeptine dùng trong điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 1 và cấp độ 2

Lưu ý khi sử dụng thuốc đặt viêm lộ tuyến độ 2

Bên cạnh việc giải đáp vấn đề “Viêm lộ tuyến độ 2 đặt thuốc có khỏi không? Đặt thuốc gì?”, người bệnh cũng cần chú ý đến các khuyến cáo khi dùng thuốc. Điều này sẽ giúp bạn đặt thuốc đúng cách, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung.

  • Đặt thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì thuốc.
  • Rửa tay và vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi đặt thuốc.
  • Người bệnh nên đặt thuốc trước khi đi ngủ để thuốc được cố định, không bị rơi ra ngoài.
  • Không nên đi vệ sinh, quan hệ tình dục hay vận động mạnh sau khi đặt thuốc.
  • Tùy từng loại thuốc mà người bệnh nên giữ thuốc trong tủ lạnh để làm cứng thuốc hoặc làm mềm thuốc đặt bằng cách ngâm thuốc vào nước.

Nhìn chung khi người bệnh bị viêm lộ tuyến độ 2 đặt thuốc có thể hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả, tuy nhiên không thể trị dứt điểm được bệnh. Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khám phụ khoa định kỳ.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Biểu hiện sau khi áp lạnh cổ tử cung và kiêng kỵ cần biết Biểu hiện sau khi áp lạnh cổ tử cung và kiêng kỵ cần biết

Bệnh nhân cần phải theo dõi những biểu hiện sau áp lạnh cổ tử cung để biết được mức độ…

Bị viêm lộ tuyến có mang thai được không, liệu có nguy hiểm?

Bị viêm lộ tuyến cổ tử cung có mang thai được không, liệu có nguy hiểm gì nếu mang thai?…

Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 1: Hình ảnh nhận biết và cách điều trị

Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 1 là tình trạng viêm nhiễm ở vùng cổ tử cung với mức…

Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng thuốc nam – hướng dẫn a-z

Có khá nhiều bài thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng thuốc nam đang được áp dụng hiện…

Dùng lá bàng chữa viêm phụ khoa có thực sự hiệu quả?

Nhiều chị em sử dụng lá bàng chữa viêm phụ khoa theo lời người khác mà chưa rõ về hiệu…

Chia sẻ
Bỏ qua