Viêm da ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Viêm da ở trẻ sơ sinh nhất là viêm da mủ, viêm da virus, viêm da cơ địa khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Để hiểu rõ viêm da ở trẻ em có nguy hiểm không, chữa bằng cách nào, bí quyết chăm sóc da bị viêm cho bé, mời bạn tham khảo bài viết sau.

Viêm da ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm da ở trẻ sơ sinh là tình trạng viêm nhiễm hoặc kích ứng xảy ra trên bề mặt da, đặc trưng bởi các triệu chứng như đỏ, ngứa, khô ráp hoặc bong tróc. Đây là một trong những vấn đề da liễu phổ biến nhất ở trẻ dưới 1 tuổi, do làn da của trẻ sơ sinh mỏng manh, nhạy cảm và chưa phát triển hoàn thiện chức năng bảo vệ.

Viêm da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện các triệu chứng như đỏ, ngứa, khô ráp hoặc bong tróc

Tình trạng viêm da ở trẻ thường có một số đặc điểm chung, dễ nhận biết qua quan sát trực quan:

  • Vùng da bị ảnh hưởng có màu hồng hoặc đỏ, đôi khi kèm theo sưng nhẹ.
  • Trẻ có thể quấy khóc, cọ má, hoặc gãi vùng da bị ảnh hưởng, đặc biệt trong trường hợp viêm da cơ địa.
  • Da mất độ ẩm, xuất hiện vảy khô hoặc bong tróc ở bề mặt.
  • Một số trường hợp có mụn nước nhỏ hoặc vùng da dày lên do viêm kéo dài.

Những dấu hiệu này thường xuất hiện ở các vị trí như má, da đầu, khuỷu tay, đầu gối, hoặc vùng mặc tã. Phụ huynh nên quan sát kỹ để phân biệt các loại viêm da dựa trên đặc điểm cụ thể.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến bé thường xuyên quấy khóc ảnh hưởng tới tâm lý của cha mẹ. Theo thống kê, khoảng 50% trẻ sơ sinh mắc chứng viêm da trong những năm đầu đời, nhất là giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi. Bệnh rất khó chữa và có tính tăng nặng nếu không được xử lý kịp thời.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cho biết, hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ em là do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và tấn công cơ thể trẻ. Ngoài ra, một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh có thể kể đến như:

  • Cơ địa của trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến da
  • Vệ sinh kém, thiếu khoa học
  • Di truyền
  • Thời tiết thay đổi,….

Mách bạn: Trẻ sơ sinh bị viêm da tắm lá gì an toàn và khỏi bệnh nhanh?

Viêm da ở trẻ sơ sinh dễ bội nhiễm gây di chứng nặng nề

Theo bác sĩ Lệ Quyên, viêm da chỉ tình trạng viêm do phản ứng của da với tác nhân. Cấu tạo da trẻ sơ sinh non nớt và nhạy cảm rất dễ bị viêm. Bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng, khuyết điểm hàng rào bảo vệ da, phản ứng miễn dịch quá mẫn. Các dạng nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh thường gặp là:

  • Viêm da cơ địa trẻ em: Là bệnh viêm da mãn tính, khởi phát ở trẻ sau sinh 2 – 10 tuần, liên quan đến cơ địa dị ứng.
  • Viêm da virus ở trẻ em: Tình trạng da bị nhiễm virus thường là bệnh dịch như bệnh sởi, chân tay miệng gây viêm da quanh miệng ở trẻ em, thủy đậu…
  • Viêm da mủ ở trẻ em: Bệnh do da bị nhiễm khuẩn, virus gây từng đám mụn mủ, tổn thương trên da.
  • Ngoài ra, viêm da dầu, viêm da dị ứng, viêm da đầu trẻ em cũng là dạng bệnh viêm da mà trẻ sơ sinh hay gặp phải.

Cha mẹ có thể nhận biết các triệu chứng viêm da trẻ em và trẻ sơ sinh thông qua ảnh minh họa sau:

Triệu chứng viêm da ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện viêm da thường gặp ở trẻ em

Viêm da ở trẻ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, giật mình, chậm phát triển thể chất. Bệnh nặng dẫn đến bội nhiễm loét đỏ, chảy máu mủ, đau rát nhất là vùng tã. Bội nhiễm tại đầu, mặt, cổ dễ để lại di chứng nặng nề và khó khắc phục khi ảnh hưởng đến hệ thần kinh, viêm tắc tĩnh mạch não.

Xem thêm: Bệnh nhiễm trùng da ở trẻ em và các thông tin cần biết

Các phương pháp điều trị viêm da ở trẻ sơ sinh

Việc chữa trị nhiễm trùng da đúng cách không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn ngăn ngừa biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ. Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm da mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua:

  • Chăm sóc da đúng cách là nền tảng trong điều trị viêm da ở trẻ, giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da và giảm kích ứng.
  • Các thuốc bôi ngoài da là lựa chọn phổ biến để kiểm soát triệu chứng viêm da, nhưng cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Trong trường hợp viêm da nặng hoặc không đáp ứng với điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống hoặc tiêm ngừa.
  • Ngoài các phương pháp điều trị chính, một số liệu pháp hỗ trợ có thể được áp dụng để tăng hiệu quả và cải thiện sức khỏe tổng thể của trẻ.

Các bậc phụ huynh có thể dựa vào tình trạng bệnh của trẻ mà lựa chọn các phương pháp phù hợp. Đối với những trương hợp nặng, cha mẹ có thể đưa trẻ đến khám bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Mặc dù nhiều trường hợp viêm da ở trẻ sơ sinh có thể được xử lý tại nhà, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ da liễu ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng sau:

  • Dấu hiệu nhiễm trùng: Da sưng, nóng, chảy mủ, rỉ dịch, hoặc có mùi hôi.
  • Ngứa nghiêm trọng: Trẻ quấy khóc liên tục, cọ xát mạnh, hoặc khó ngủ do ngứa.
  • Lan rộng hoặc không cải thiện: Triệu chứng không giảm sau 5-7 ngày chăm sóc tại nhà hoặc lan sang các vùng da khác.
  • Sốt hoặc mệt mỏi: Trẻ có dấu hiệu toàn thân như sốt, biếng ăn, cần được kiểm tra để loại trừ nhiễm trùng nặng.

Tư vấn từ bác sĩ da liễu sẽ giúp xác định nguyên nhân, loại viêm da, và phương pháp điều trị phù hợp, đặc biệt trong các trường hợp phức tạp hoặc tái phát.

Cách phòng tránh viêm da ở trẻ sơ sinh

Để bảo vệ làn da của bé trước căn bệnh viêm da thì các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả dưới đây:

  • Giữ da trẻ sạch sẽ và khô ráo là bước quan trọng để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển.
  • Sử dụng nước ấm và sữa tắm không chứa xà phòng, không hương liệu để tránh gây kích ứng cho trẻ.
Sử dụng nước ấm và sữa tắm không chứa xà phòng để bé không bị kích ứng
  • Thay tã 2-3 giờ/lần hoặc ngay sau khi trẻ đi vệ sinh để tránh da của trẻ tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu.
  • Cắt móng tay thường xuyên để tránh trẻ gãi gây trầy xước da, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Duy trì độ ẩm cho trẻ để tăng cường hàng rào bảo vệ da, tránh tổn thương, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Cho trẻ mang bao tay cotton mềm nếu trẻ có xu hướng gãi khi ngứa.

Viêm da ở trẻ sơ sinh không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn là mối lo thường trực của nhiều bậc cha mẹ. Nhận biết sớm các dấu hiệu, phân biệt đúng loại viêm da, đồng thời áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị khoa học là chìa khóa giúp bé yêu phục hồi làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bác sĩ Lê Phương khám bệnh tại Nhất Nam Y Viện Trung tâm da liễu đông y Việt Nam chữa viêm da cơ địa hiệu quả bằng liệu trình nam dược
Nổi tiếng với những bài thuốc điều trị bệnh da liễu kế thừa tinh hoa YHCT Thái y viện triều Nguyễn, Trung tâm Da liễu đông y Việt Nam đã…
Viêm môi cơ địa Viêm Môi Cơ Địa Là Gì? Dấu Hiệu và Cách Chữa Trị

Viêm môi cơ địa là hiện tượng da môi sưng đỏ, khô ráp, bong tróc, đôi khi vùng da xung…

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý thường gặp khiến trẻ ngứa ngáy và khó…

Cà chua xanh chữa viêm da cơ địa Dùng Cà Chua Xanh Chữa Viêm Da Cơ Địa Được Không?

Trong cà chua xanh chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa giúp khắc phục các tổn thương sưng viêm,…

Cây ngải dại và công dụng chữa viêm da cơ địa ít người biết

Cây ngải dại chữa viêm da cơ địa giúp làm dịu cơn ngứa, cải thiện làn da khô và sần,…

Tắm nước muối chữa viêm da cơ địa – Thực hiện thế nào là đúng?

Tắm nước muối chữa viêm da cơ địa là một cách điều trị bệnh tự nhiên được áp dụng phổ…

Chia sẻ
Bỏ qua