Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt qua chỉ số PSA

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt thường được thực hiện và chẩn đoán ban đầu thông qua chỉ số PSA. Để biết thêm thông tin về chỉ số PSA, người bệnh có thể tham khảo bài viết bên dưới.

Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) là gì?

Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) là gì?
Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt được thực hiện thông qua chỉ số PSA

Kháng nguyên tuyến tiền liệt (PSA) là một hoạt chất được tạo ra bởi tuyến tiền liệt. Nồng độ PSA thay đổi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt bao gồm viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt. PSA thường được tìm thấy trong tinh dịch, các sản phẩm của tuyến tiền liệt và một lượng nhỏ trong máu.

Các xét nghiệm PSA thường được sử dụng để sàng lọc, phát hiện ung thư tuyến tiền liệt. Có rất nhiều cách được thực hiện để xét nghiệm chỉ số PSA. 

Khi nào cần xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt?

Một số lưu ý trước khi tiến hành sàng lọc chỉ số ung thư tuyến tiền liệt như sau:

  • Nam giới dưới 40 tuổi không nên tiến hành xét nghiệm chỉ số PSA.
  • Độ tuổi từ 40 – 54 không nên thực hiện xét nghiệm PSA nếu không có nguy cơ hoặc nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt không cao.
  • Độ tuổi từ 55 – 69 có thể tiền hành sàng lọc chỉ số ung thư tuyến tiền liệt nếu bác sĩ yêu cầu.
  • Trên 70 không khuyến khích xét nghiệm chỉ số PSA.

Đọc thêm: Thời điểm cần mổ phì đại tuyến tiền liệt và chi phí thực hiện

Chỉ số ung thư tuyến tiền liệt thông qua PSA

Chỉ số ung thư tuyến tiền liệt thông qua PSA
Người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thường có chỉ số PSA cao hơn bình thường

Không phải tất cả các trường hợp có chỉ số PSA cao đều là mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, thông thường, nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt thường có chỉ số PSA cao. Chỉ số PSA (đơn vị đo lường: Nanogam / mililit (ng / ml)) và khả năng ung thư tuyến tiền liệt như sau:

  • O – 2,5 ng / ml: Chỉ số bình thường, an toàn.
  • 2,6 – 4 ng / ml: Gần như là an toàn trong mọi trường hợp. Tuy nhiên hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn xuất hiện các triệu chứng hoặc nằm trong các đối tượng dễ mắc bệnh.
  • 4 – 10 ng / ml: Nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 25%.
  • 10 ng / ml trở lên: Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao. Tỷ lệ mắc bệnh là 50%. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra chuyên sâu hơn.

Tham khảo thêm: Nốt vôi hóa tiền liệt tuyến: Bệnh có nguy hiểm không?

Các biến thể của các bài kiểm tra chỉ số PSA

  • Tốc độ tăng cao của nồng độ PSA: Việc PSA tăng nhanh có thể là dấu hiệu của ung thư.
  • Tỷ lệ PSA tự do: PSA tồn tại dưới hai dạng cơ bản là: Gắn với một Protein máu nhất định và PSA tự do. Nếu nồng độ PSA tự do của một người thấp, có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.
  • Mật độ PSA: Ung thư tuyến tiền liệt thường tạo ra nhiều PSA hơn trên mỗi thể tích mô. Do đó, đo mật độ PSA có thể tăng độ chính xác của khối u lành tình hoặc ung thư. Đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm hoặc MRI để đưa ra kết luận chính xác.

Xem thêm: Thông tin cần biết về xạ trị ung thư tuyến tiền liệt

Rủi ro khi xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt thông qua chỉ số PSA

Một số yếu tố có thể làm tăng chỉ số PSA bao gồm:

xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt
Sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt thông qua chỉ số PSA thường có một số rủi ro nhất định
  • Tuổi tác: Chỉ số PSA thường có xu hướng tăng từ từ khi một người đàn ông già đi. 
  • Sử dụng một số loại thuốc: Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chỉ số PSA thường là: Dutasteride (Avodart) hoặc Finasteride (Propecia hoặc Proscar).
  • Kết quả sai lệch: Mức PSA cao nhất cũng không thể chắc chắn một người có bị ung thư tuyến tiền liệt hay không. Và đôi khi một số bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có chỉ số PSA bình thường, an toàn.
  • Quá chẩn đoán (Overdiagnosis): Một số nghiên cứu đã cho thấy có khoảng 23 – 42% các trường hợp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt thông qua chỉ số PSA có các khối u lành tính. 
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Quá chẩn đoán (Overdiagnosis) khi nồng độ PSA cao nhưng sinh thiết không tìm thấy kết quả ung thư có thể gây lo lắng, căng thẳng và stress cho người bệnh. 

Để có kết quả xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt chính xác nhất hãy trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên chính xác về thời điểm, lợi ích và các rủi ro khi tiến hành sàng lọc chỉ số ung thư tuyến tiền liệt.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 14:20 - 03/02/2024 - Cập nhật lúc: 14:25 - 05/02/2024
Chia sẻ:
Phương pháp chữa viêm tuyến tiền liệt mãn tính hiệu quả

Quá trình chữa viêm tuyến tiền liệt mãn tính bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, tận dụng…

Tiền liệt thần hiệu phương chữa Phì đại tuyến tiền liệt tận gốc với 6 ưu điểm vượt trội

Được nghiên cứu chuyên sâu trong nhiều năm bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền,…

Thuốc Xatral chữa phì đại tiền liệt tuyến: Cách dùng, giá bán

Thuốc Xatral được sử dụng để làm giảm triệu chứng và trì hoãn phẫu thuật cho bệnh nhân phì đại…

Vị trí tuyến tiền liệt ở nam giới Kích thước tuyến tiền liệt bao nhiêu là bình thường?

Có nhiều bệnh liên quan đến kích thước tuyến tiền liệt. Mức độ phổ biến của các bệnh này lại…

Ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng gì trong chế độ ăn?

Chế độ ăn uống hợp lý có vai trò rất quan trọng đối với những người mắc phải căn bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua