Vôi hóa tiền liệt tuyến là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Vôi hóa tiền liệt tuyến còn được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là sỏi tuyến tiền liệt, thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi. Bệnh lý này có thể khiến tình trạng viêm tuyến tiền liệt trở nên nặng nề thêm và phát sinh một số vấn đề nghiêm trọng khác.
Vôi hóa tiền liệt tuyến là gì?
Vôi hóa tiền liệt tuyến là bệnh lý đặc trưng bởi sự hình thành của các khối vôi hóa màu nâu xám trong tuyến tiền liệt do lắng đọng canxi. Số lượng và kích thước của khối vôi hóa còn tùy thuộc vào mức độ bệnh. Thông thường chúng có kích thước nhỏ, chỉ gần bằng hạt anh túc.
Bệnh lý này rất dễ khiến đấng mày râu gặp phải các triệu chứng bất thường ở vùng chậu, lưng dưới hay dương vật. Vôi hóa tiền liệt tuyến phổ biến ở những người đàn ông trung niên, nhất là trong độ tuổi từ 50 – 60.
1. Nguyên nhân
Cho đến nay, nguyên nhân chính gây ra bệnh vôi hóa tiền liệt tuyến vẫn chưa được xác định cụ thể. Bệnh có thể liên quan đến một số yếu tố dưới đây:
- Tuổi tác: Bệnh có nguy cơ xuất hiện phổ nhất ở nam giới đã bước qua độ tuổi tứ tuần. Nguyên nhân chính là do quá trình lão hóa khiến cho tuyến tiền liệt có xu hướng phình to ra. Thêm vào đó là hệ miễn dịch suy giảm, tình trạng lắng đọng canxi ở bộ phận này sẽ rất dễ kích hoạt.
- Các bệnh viêm: Thống kê cho thấy rằng, vôi hóa tiền liệt tuyến có liên quan trực tiếp với bệnh viêm tuyến tiền liệt. Bởi lúc này ống tuyến tiền liệt sẽ bị thu hẹp, các chất tiết ra dễ tích tụ và hình thành sỏi.
Gợi ý: Khám, chữa viêm tuyến tiền liệt ở đâu? Top các địa chỉ uy tín nhất
2. Triệu chứng
Khi bệnh hình thành những khối vôi hóa có kích thước nhỏ thì triệu chứng thường sẽ không rõ ràng. Nhiều người thậm chí còn không biết mình đang sống chung với bệnh.
Tuy nhiên, với trường hợp xuất hiện những viêm sỏi có kích thước lớn. Các dấu hiệu như đau lưng dưới, đáy chậu, dương vật có thể sẽ xuất hiện.
Ngoài ra, một số triệu chứng dưới đây có thể sẽ đi kèm:
- Đầy hơi, bụng no giả vờ
- Bí tiểu, đau rát khi đi tiểu
- Cơ thể mệt mỏi, chán nản
- Đau khi xuất tinh
Trong một số trường hợp, người bệnh còn thải ra sỏi giống như hạt cát trong nước tiểu hay tinh dịch. Cần chú ý đến các triệu chứng nêu trên để sớm thăm khám. Sự can thiệp của những kỹ thuật y khoa mới có thể chẩn bệnh chính xác.
Vôi hóa tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?
Bệnh vôi hóa tiền liệt tuyến thường không có những triệu chứng rõ ràng nên nhiều người thường chủ quan. Chính điều này khiến cho các vấn đề nghiêm trọng có cơ hội phát sinh. Mặc dù không nguy hiểm đến mức đe dọa tính mạng nhưng bệnh cũng có thể phát sinh các biến chứng.
Các khối vôi hóa hình thành trong tuyến tiền liệt sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn niệu đạo. Điều này dẫn tới nước tiểu bị gián đoạn và trào ngược lại bàng quang. Từ đó khiến thận bị ứ nước và phải chịu nhiều áp lực. Tình trạng này nếu kéo dàu có thể gây nhiễm độc niệu đạo hay suy thận.
Bên cạnh đó, tiền liệt tuyến có quá nhiều khối vôi hóa sẽ ức chế quá trình sản xuất tinh dịch. Vấn đề này ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng sinh lý cũng như khả năng sinh sản của nam giới.
Nam giới bị vôi hóa tiền liệt tuyến dễ gặp phải các vấn đề như rối loạn chức năng tình dục, xuất tinh đau đớn. Đặc biệt bệnh còn làm tăng nguy cơ hiếm muộn vô sinh. Bởi tinh dịch sản xuất ra ít dẽ không đảm bảo việc nuôi dưỡng tinh trùng một cách đầy đủ.
Chẩn đoán vôi hóa tuyến tiền liệt
Vì những triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng nên rất dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Chính vì vậy mà chẩn đoán lâm sàng thường không được đánh giá cao với vôi hóa tiền liệt tuyến.
Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số thủ thuật y khoa để đưa ra chẩn đoán xác định:
- Sờ trực tràng: Sẽ giúp phát hiện khi các khối vôi hóa có kích thước lớn. Bác sĩ sẽ ấn nhẹ và có thể cảm nhận những cục cứng cộm lên.
- Chụp X-quang: Hình ảnh mà tia X mang lại sẽ giúp bác sĩ quan sát chi tiết tuyến tiền liệt. Từ đó phát hiện ra những bất thường, nếu có thì hình ảnh của sỏi cũng sẽ được thể hiện khá rõ ràng.
- Kiểm tra niệu đạo: Bác sĩ thường sẽ dùng kính soi để tiến hành kiểm tra niệu đạo. Thông qua kính soi, sỏi nằm từ miệng ống tuyến tiền liệt đến niệu đạo có thể được nhìn thấy.
Tham khảo thêm: Cách nhận biết các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt
Điều trị vôi hóa tiền liệt tuyến
Việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh vôi hóa tuyến tiền liệt dựa vào một vài yếu tố sau đây:
- Mức độ nặng nhẹ của bệnh
- Biểu hiện của triệu chứng
- Nguy cơ phát sinh biến chứng
- Thể trạng và tình hình sức khỏe của người bệnh
1. Massage tuyến tiền liệt
Biện pháp massage chỉ có thể đáp ứng trong các trường hợp các khối vôi hóa còn nhỏ. Lúc này massage sẽ có thể hỗ trợ đánh tan một số chất cặn bã và sỏi ở trong tuyến tiền liệt. Sau đó đẩy chúng ra ngoài theo đường nước tiểu.
Cách này mặc dù tương đối an toàn nhưng lại không thể giải quyết triệt để được bệnh. Phái mạnh cần chú ý thực hiện tốt chỉ dẫn bác sĩ về các biện pháp dự phòng để hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn.
2. Sử dụng thuốc
Tùy thuộc vào biểu hiện của bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc lên toa một số loại thuốc phù hợp. Thuốc hỗ trợ làm tan các khối vôi hóa là nhóm chính được sử dụng với bệnh lý này.
Ngoài ra, trong trường hợp có nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc kháng viêm hay giảm đau đi kèm. Bất cứ loại thuốc nào cũng cần dùng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, tần suất cũng như thời gian. Nếu có các vấn đề bất thường phát sinh, người bệnh cần chủ động báo ngay cho bác sĩ để được giải quyết.
3. Tán khối vôi hóa bằng Laser
Tia Laser được sử dụng trong điều trị vôi hóa tiền liệt tuyến thường có mức năng lượng cao. Từ đó giúp đánh tan sỏi, đồng thời loại bỏ các mô ở tuyến tiền liệt phát triển quá mức.
Đốt Laser có thể làm giảm triệu chứng một cách nhanh chóng. Một ưu điểm nữa của phương pháp này đó chính là rất ít phát sinh các tác dụng ngoại ý.
Biện pháp này không được chỉ định với các trường hợp sau:
- Khối vôi hóa có kích thước lớn hơn 2cm.
- Bệnh nhân bị hẹp niệu đạo, hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi
- Bệnh nhân bị nhiễm trùng tiết niệu nặng
- Người bị rối loạn đông máu
- Bệnh nhân bị ứ nước ở thận quá nặng
4. Can thiệp ngoại khoa
Trong trường hợp các khối vôi hóa phát triển lớn và có triệu chứng nhiễm trùng đi kèm, bác sĩ sẽ cân nhắc vấn đề can thiệp ngoại khoa.
Sau đây là một số kỹ thuật ngoại khoa thông dụng:
- Mổ hở: Đây là kỹ thuật truyền thống hiện vẫn đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở y tế. Chi phí mổ hở thường nhẹ nhàng nhưng cách này thường tiềm ẩn không ít rủi ro.
- Tiểu phẫu xâm lấn: Tổn thương để lại thường nhỏ và chóng lành hơn. Thời gian thực hiện nhanh chỉ khoảng 15 – 30 phút.
- Phẫu thuật nội soi: Kỹ thuật ít xâm lấn này thường được ưu tiên khi khối vôi hóa có kích thước lớn. Đồng thời người bệnh bị hẹp hoặc gấp ở ống niệu quản.
Xem thêm: Tự chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà với mẹo đơn giản
Biện pháp ngăn ngừa vôi hóa tuyến tiền liệt
Để ngăn ngừa và dự phòng bệnh vôi hóa tiền liệt tuyến tái phát, bạn cần chú ý đến các biện pháp sau:
- Uống đủ mỗi ngày ít nhất 2 lít nước để giúp cơ thể thanh lọc tốt hơn. Hỗ trợ cho thận làm việc hiệu quả, tống khứ các chất cặn bã ra ngoài.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, thức uống có cồn, rượu bia, thuốc lá…
- Massage vùng bụng dưới để hỗ trợ làm tan sỏi, đồng thời ngăn chặn việc hình thành sỏi mới.
- Tránh ăn các nhóm thực phẩm cay nóng, hạn chế ăn mặn. Bởi các loại đồ ăn này khi dung nạp vào cơ thể sẽ dễ hình thành chất cặn và axit. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho các khối vôi hóa hình thành và phát triển.
- Chú ý thăm khám bệnh định kỳ ngay cả khi triệu chứng không xuất hiện. Khám bệnh 6 tháng/lần có thể giúp kiểm soát tốt sức khỏe, phát hiện sớm nếu bệnh xuất hiện.
Vôi hóa tiền liệt tuyến mặc dù không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng cần phát hiện sớm và can thiệp đúng cách. Bởi không nghiêm túc điều trị sẽ tạo điều kiện cho những vấn đề nghiêm trọng hơn phát sinh. Bạn cần chú ý thăm khám và điều trị đúng cách theo chỉ dẫn từ bác sĩ ngay khi các triệu chứng đầu tiên khởi phát.
Có thể bạn quan tâm:
- Người bị viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng gì để mau hồi phục?
- Khám tuyến tiền liệt: Quy trình, chi phí và các địa chỉ uy tín
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!