Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt và cách khám, chẩn đoán

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Phần lớn triệu chứng thường ảnh hưởng đến đường tiết niệu dẫn đến khó đi tiểu hoặc tồn đọng.

Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt

Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt
Tìm hiểu một số triệu chứng và cách chẩn đoán phì đại tuyến tiền liệt

1. Đi tiểu thường xuyên

Khi tuyến tiền liệt mở rộng, bàng quang có thể bị co lại. Điều này khiến nước tiểu khó thoát ra bên ngoài và dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên, khẩn cấp hơn.

2. Gặp khó khăn khi đi tiểu

Khi tuyến tiền liệt phì to sẽ chèn ép niệu đạo và thu hẹp lỗ niệu đạo. Điều này buộc bàng quang phải co bóp nhiều hơn để đẩy nước tiểu ra bên ngoài.

Đối với hầu hết nam giới, khó đi tiểu là một trong những dấu hiệu của bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính. Đôi khi, một số đối tượng có thể xuất hiện hiện tượng rò rỉ nước tiểu sau khi đi tiểu xong.

Xem thêm: Nốt vôi hóa tiền liệt tuyến có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

3. Dòng nước tiểu yếu

Khi tuyến tiền liệt bị mở rộng, cơ bàng quang trở nên dày hơn, nhạy cảm hơn. Điều này có thể dẫn đến một áp lực lớn khiến bàng quang phải cố gắng đẩy nước tiểu thông qua lỗ niệu đạo và dẫn đến một luồng nước tiểu yếu.

Dòng nước tiểu yếu
Phì đại tuyến tiền liệt dẫn đến dòng nước tiểu yếu ở nam giới

Đôi khi dòng nước tiểu yếu có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt, tổn thương bàng quang, suy thận hoặc các vấn đề tương tự khác.

4. Nước tiểu nhỏ giọt

Như đã nói trên khi một người đàn ông mắc chứng phì đại tuyến tiền liệt, hệ thống tiết niệu sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Điều này dẫn đến việc một vài giọt nước tiểu có thể đọng lại trong bàng quang và rò rỉ.

5. Tiểu đêm liên tục

Điều này thường có liên quan đến tình tràng phì đại tuyến tiền liệt khiến bàng quang co bóp mạnh, dẫn đến việc đẩy nước tiểu ra ngoài và làm suy yếu bàng quang dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.

Tham khảo thêm: Có cần điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt không?

6. Xuất hiện máu trong nước tiểu

Phì đại tuyến tiền liệt lành tính có thể dẫn đến việc giãn các mạch máu của tuyến tiền liệt. Điều này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc xuất hiện máu bên trong nước tiểu.

Khi tuyến tiền liệt mở rộng sẽ chèn ép lên niệu đạo và gây kích thích thành bàng quang. Áp lực này đôi khi cũng dẫn đến việc rách tĩnh mạch bên trong tuyến tiền liệt và gây ra tình trạng tiểu ra máu.

7. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Phì đại tuyến tiền liệt có thể dẫn đến việc nước tiểu không được làm sạch hoàn toàn trong khi đi tiểu. Lâu dài, vấn đề tồn đọng nước tiểu có thể gây nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt phổ biến

Gợi ý: Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt: Nhận biết như thế nào?

Cách khám phì đại tuyến tiền liệt

1. Kiểm tra ban đầu

  • Kiểm tra trực tràng: Bác sĩ có thể đưa một ngón tay vào trực tràng để kiểm tra độ mở rộng của tuyến tiền liệt.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích, kiểm tra nước tiểu có thể loại trừ các nguyên nhân nhiễm trùng hoặc các tình trạng có thể gây các triệu chứng tương tự.
  • Xét nghiệm máu: Có thể kiểm tra các vấn đề về thận.
  • Xét nghiệm máu kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA): Đây là xét nghiệm có thể xác định các vấn đề nhiễm trùng hoặc nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

2. Xét nghiệm bổ sung

  • Xét nghiệm dòng nước tiểu: Người bệnh sẽ đi tiểu vào một vật được gắn liền với máy đo cường độ và lượng nước tiểu. Kết quả sẽ cho biết về tình trạng cường độ và dòng nước tiểu.
  • Siêu âm: Là xét nghiệm dễ thực hiện và cho phép bác sĩ kiểm tra tình trạng xuất hiện khối u hoặc phì đại tuyến tiền liệt. Ngoài ra, siêu âm cũng giúp đo thể tích cặn trong bàng quang và giúp bác sĩ nhận biết các biến chứng kèm theo như khối u bàng quang, sỏi bàng quang hoặc vấn đề giãn niệu đạo,…
  • Chụp X-quang: Sẽ giúp bác sĩ nhận biết các thay đổi bất thường về cấu trúc đường tiết niệu, mức độ mở rộng của tuyến tiền liệt hoặc các khối u (nếu có). Ngoài ra, hình ảnh X-quang cũng giúp bác sĩ đánh giá chức năng của thận và các biến chứng như sỏi thận,…
  • Kiểm tra khả năng làm trống bàng quang: Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách đặt một ống thông vào bàng quang để đo lượng nước tiểu còn tồn đọng sau khi đi tiểu.
Cách khám phì đại tuyến tiền liệt
Để chẩn đoán tình trạng phì đại tuyến tiền liệt bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm

3. Kiểm tra chuyên môn

  • Siêu âm cắt ngang: Một đầu dò siêu âm sẽ được đưa vào trực tràng để đo lường và đánh giá tuyến tiền liệt của người bệnh.
  • Sinh thiết tuyến tiền liệt: Bác sĩ có thể lấy mẫu mô của tuyến tiền liệt và kiểm tra ở phòng thí nghiệm. Xét nghiệm này có thể loại trừ khả năng ung thư.
  • Kiểm tra áp lực dòng chảy nước tiểu: Được thực hiện bằng cách đưa thiết bị đo lường vào ống niệu đạo sau đó bơm không khí từ từ vào bàng quang. Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành đo áp lực bàng quang và xác định các chức năng của bàng quang. Xét nghiệm này thường được chỉ định ở bệnh nhân nghi ngờ có vấn đề về thần kinh hoặc đã từng trải qua thủ thuật tuyến tiền liệt trước đó.
  • Nội soi bàng quang: Một dụng cụ soi bàng quang có thể được đưa vào niệu đạo của người bệnh. Điều này giúp bác sĩ có thể nhìn thấy cấu trúc và các tổn thương của bàng quang.

Hầu hết các trường hợp phì đại tuyến tiền liệt thường lành tính và không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể gặp các biến chứng. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị thích hợp.  

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Thuốc Xatral chữa phì đại tiền liệt tuyến: Cách dùng, giá bán

Thuốc Xatral được sử dụng để làm giảm triệu chứng và trì hoãn phẫu thuật cho bệnh nhân phì đại…

Nguồn gốc bài thuốc chữa Phì đại tiền liệt tuyến: Giải mã bài thuốc bí truyền, bước đột phá ra đời Tiền liệt Thần hiệu Phương (Kỳ 2)

Thử nghiệm lâm sàng lần đầu sau khi nắm trong tay bài thuốc cổ bí truyền của người Tày cho…

Phương pháp chữa viêm tuyến tiền liệt mãn tính hiệu quả

Quá trình chữa viêm tuyến tiền liệt mãn tính bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, tận dụng…

Thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt loại nào hiệu quả?

Theo thống kê của các chuyên gia sức khỏe, có đến 50% nam giới ở độ tuổi 50 mắc bệnh…

vôi hóa tiền liệt tuyến Vôi hóa tiền liệt tuyến là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Vôi hóa tiền liệt tuyến còn được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là sỏi tuyến tiền liệt,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua