Nang tuyến tiền liệt là gì, có nguy hiểm không?
Nang tuyến tiền liệt hay còn gọi là u nang tuyến tiền liệt, một bệnh lý ở cơ quan có chức năng kiểm soát nước tiểu, sản xuất tinh dịch để vận chuyển tinh trùng trong quá trình phóng tinh. U nang tuyến tiền liệt là một bệnh lý khá phổ biến ở nam giới mà bất cứ ai cũng có nguy cơ gặp phải.
U nang tuyến tiền liệt là gì?
Tuyến tiền liệt là bộ phận đảm nhiệm chức năng duy trì nòi, đóng vai trò quan trọng trong bài tiết và chỉ có ở nam giới. Nang tuyến tiền liệt là tình trạng các tế bào trong tuyến tiền liệt phát triển quá mức, làm thành tuyến dày lên hoặc các tế bào này tạo thành vách ngăn trong bàng quang.
Khi các nang phát triển to dần sẽ gây ra tình trạng u nang tuyến tiền liệt. Các nang này có thể hình thành do bẩm sinh hoặc do bản chất của tuyến tiền liệt. Theo thống kê của Bộ y tế, có đến 50% đàn ông ở độ tuổi từ 60 – 70 mắc phải căn bệnh này.
Hiện nay, u nang tuyến tiền liệt được chia thành 6 loại là nang đường giữa biệt lập, nang ống phóng sinh, nang đường giữa biệt lập, các khối u hóa nang, nang ký sinh trùng, các ổ áp xe. Bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn làm rối loạn tiểu tiện và chức năng sinh sản của người bệnh.
Tham khảo thêm: Thuốc Xatral chữa phì đại tiền liệt tuyến: Cách sử dụng, giá bán
Nguyên nhân gây nang tuyến tiền liệt
Như đã đề cập, u nang tuyến tiền liệt được chia thành 6 loại chính, do đó nguyên nhân hình thành u nang và mức độ ảnh hưởng của mỗi tình trạng là không giống nhau. Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:
- Do bẩm sinh: Các nang có thể hình thành sớm do trong quá trình phát triển của bào thai, tuyến tiền liệt bị rối loạn khiến ống tuyến hẹp làm tắc nghẽn và tích tụ chất bã trong cơ thể. Lâu ngày, chúng đọng lại và tạo nên các u nang ở tuyến tiền liệt.
- Do viêm nhiễm: Tuyến tiền liệt bị viêm nhiễm mà không được sớm điều trị sẽ chuyển sang mãn tính. Các triệu chứng viêm làm các tế bào tăng sinh gây hẹp tuyến, ứ đọng dịch tạo thành các u nang.
- Do ký sinh trùng: Thông thường, ký sinh trùng gây u nang chủ yếu là nang sán. Chúng gây viêm nhiễm ở ống tuyến tiền liệt và vùng xung quanh dẫn đến sự hình thành của u nang.
- Nguyên nhân thứ phát: Do mô mềm của tuyến tiền liệt xơ hóa khiến các mô này tắc một phần hoặc hoàn toàn. Lâu dần mô đệm này dày lên, hình thành u nang có kích thước từ 1 – 2cm. Vị trí thường gặp có thể ở cổ bàng quang hoặc tuyến tiền liệt.
U nang tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
Một trong những thắc mắc của nhiều người bệnh chính là u nang tuyến tiền liệt có nguy hiểm hay không. Lý do là bộ phận này nằm dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo, đóng vai trò quan trọng trong hệ bài tiết và sinh dục nam giới. Đặc biệt, tuyến tiền liệt còn ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Theo các nghiên cứu, đa số các trường hợp u nang tuyến tiền liệt lành tính không nguy hiểm và có thể tự khỏi sau vài tháng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khối u không tự khỏi mà phát triển ngày một to hơn thành các nang ác tính. Nếu không kịp thời phát hiện có thể gây các biến chứng về sức khỏe thậm chí có thể gây vô sinh ở nam giới.
Một số biến chứng mà bệnh thường gặp là:
- Gây căng tức hậu môn, ảnh hưởng đến việc bài tiết nước tiểu, suy giảm chức năng thận và các bệnh lý về đường tiết niệu.
- Gây viêm tinh hoàn do bàng quang, trực tràng, tầng sinh môn bị ảnh hưởng.
- Gây rối loạn chức năng tiểu tiện, có thể gây nhiễm trùng nước tiểu, tạo thành sỏi khiến việc bài tiết gặp khó khăn.
Dấu hiệu nhận biết nang tuyến tiền liệt
U nang tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở người bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên. Bệnh có những dấu hiệu sớm nhận biết có thể kể đến như:
- Rối loạn tiểu tiện: tiểu són, tiểu rắt, ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, tiểu khó, tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu đục…
- Suy giảm chức năng tình dục: Rối loạn cương dương, đau khi quan hệ tình dục, xuất tinh sớm…
- Đau mỏi toàn thân: Đặc biệt hay đau ở vùng thắt lưng, đau tức niệu đạo, vùng xương hông, bàng quang, tầng sinh môn, trực tràng.
- Sưng to, có cảm giác đau nhẹ ở tuyến tiền liệt và nang tinh hoàn.
- Tiểu mủ, tiểu có dịch nhầy, căng tức vùng hậu môn…
Ngoài ra, một số trường hợp còn kèm theo các triệu chứng như:
- Đau bụng và vùng hố chậu
- Dương vật đau tức nhất là ở tinh hoàn
- Người sốt nhẹ, chóng mặt, có thể ngất
- Tiểu ra máu
Gợi ý: Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt – Nhận biết như thế nào?
Điều trị nang tuyến tiền liệt
Theo các bác sĩ chuyên nam khoa, việc điều trị nang tuyến tiền liệt không quá khó khăn nếu người bệnh sớm thăm khám khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Sử dụng thuốc
Điều trị nội khoa hay sử dụng thuốc đặc trị là phương pháp được áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ. Bệnh nhân có thể lựa chọn sử dụng dùng thuốc Đông hoặc tây y. Các loại thuốc này có tác dụng giảm kích thước và làm tiêu dần các nang tuyến và kích thích quá trình giải độc, sản sinh năng lượng.
Đối với Tây y, việc sử dụng thuốc phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Thông thường thì ban đầu các bác sĩ sẽ bắt đầu với thuốc giảm đau, hạ sốt. Sau đó là các thuốc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch để giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
Vật lý trị liệu
Có thể dùng kết hợp vật lý trị liệu với sử dụng thuốc để tăng nhanh hiệu quả điều trị. Thường là phương pháp nhiệt cục bộ kết hợp với chườm nóng vùng bụng dưới và tầng sinh môn để tăng cường tuần hoàn máu.
Nếu không có điều kiện thực hiện vật lý trị liệu thì có thể dùng túi chườm nóng, chườm ở vùng xương cụt hoặc tầng sinh môn từ 30 phút đến 1 tiếng. Biện pháp này nếu chỉ thực hiện đơn lẻ chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không thể điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp bệnh nặng, các phương pháp điều trị trên không hề mang lại kết quả thì can thiệp ngoại khoa sẽ là phương pháp tốt nhất. Thường là nội soi niệu đạo cắt bỏ khối u tuyến tiền liệt, hút dịch khối u hoặc dẫn lưu. Cụ thể:
- Hút dịch khối u: Là phương pháp sử dụng kim dài chọc vào khối u nang thông qua hậu môn để hút dịch mủ ra ngoài. Nếu không thể hút sạch ở lần 1 thì cần tiếp tục thực hiện đến khi đạt được kết quả như mong muốn.
- Dẫn lưu: Trong trường hợp khối u lớn, lượng mủ nhiều, có thể kết hợp với máy nội soi hậu môn, dùng dao nhỏ thông quan trực tràng để rạch vùng u mủ cho dịch chảy vào đường ống đưa ra ngoài.
- Phẫu thuật: Được sử dụng để cắt bỏ khối u.
Chăm sóc cho người bệnh nang tuyến tiền liệt
Để người bệnh nhanh chóng hồi phục, việc chăm sóc trong và sau khi điều trị là vô cùng cần thiết. Cụ thể:
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hồi phục và ngăn ngừa bệnh. Để phòng và ngăn ngừa sự tái phát của khối u, người bệnh cần:
- Tăng cường sử dụng các thực phẩm chế biến từ trai như trai xào xả ớt, trai nấu chua…
- Tăng cường sử dụng các thực phẩm làm từ cá đặc biệt là các thực phẩm giàu kẽm để phòng bệnh.
- Thường xuyên ăn rau củ quả tươi, nhất là các thực phẩm giàu vitamin A, B, C và những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
Xem thêm: Thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt – Dùng loại nào hiệu quả?
Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp
Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh là do chế độ sinh hoạt. Vậy thì, để phòng ngừa và hỗ trợ sự hồi phục của cơ thể, người bệnh nên:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng và ngăn ngừa tác nhân gây bệnh.
- Hạn chế các công việc lao động thể lực quá sức, ngồi quá lâu để tránh tình trạng tích dịch, chảy máu xung huyết vùng chậu.
- Kiêng quan hệ trong 100 ngày trong thời gian điều trị để tránh các tổn thương ở tuyến tiền liệt.
- Khám sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa và kiểm tra tình trạng bệnh.
Áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp
Với người đã thăm khám và được áp dụng các thủ thuật điều trị, nên:
- Uống nhiều nước vào ban ngày để thanh lọc đường niệu đạo.
- Nên kết hợp matxa bụng để phòng ngừa táo bón tránh ảnh hưởng đến vết thương ở tuyến tiền liệt.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn cay, chất kích thích nếu không muốn vết thương khó lành và ngày một nghiêm trọng hơn.
Như vậy, mặc dù nang tuyến tiền liệt không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh nhưng lại khiến chất lượng cuộc sống nhất là chức năng sinh dục của cơ thể gặp nhiều vấn đề. Tốt hơn hết, nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh, nên nhanh chóng thăm khám để kịp thời xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
- Ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng gì trong thực đơn ăn uống?
- Khám, chữa viêm tuyến tiền liệt ở đâu – Địa chỉ tốt nhất 2023
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!