Phì đại lành tính tuyến tiền liệt có cần điều trị không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

U phì đại lành tính tuyến tiền liệt còn có tên gọi là u xơ tuyến tiền liệt và tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Đây là bệnh lý lành tính, có tiến triển chậm và thường không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thông tin cần biết về bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Phì đại lành tính tuyến tiền liệt có cần điều trị không?

Thông tin cần biết về bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt

U phì đại lành tính tuyến tiền liệt là tình trạng tiền liệt tuyến phì đại lành tính. Bệnh lý này thường tiến triển chậm trong một thời gian dài và hầu như không gây ra bất cứ triệu chứng nguy hiểm nào.

Tuy nhiên vì tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo (đường dẫn nước tiểu ra bên ngoài dương vật) nên khi cơ quan này bị phì đại, niệu đạo có thể bị chèn ép và làm phát sinh các triệu chứng rối loạn về tiểu tiện.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tiền liệt tuyến có thể chèn ép niệu đạo và gây bí tiểu cấp tính. Tình trạng bí tiểu có thể dẫn đến hàng loạt các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Theo thống kê của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), có khoảng 50% nam giới từ 60 – 70 tuổi mắc bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng tăng lên 88% ở người trên 80 tuổi. Như vậy có thể thấy, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên theo độ tuổi.

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng phì đại ở tuyến tiền liệt chưa được xác định. Tuy nhiên các chuyên gia nam học cho biết, yếu tố nội tiết và tuổi đời có quan hệ mật thiết với nguyên nhân của bệnh lý này.

  • Độ tuổi cao trên 50 tuổi: Nam giới từ độ tuổi này trở lên có nồng độ testosterone suy giảm. Tuy nhiên nồng độ Oestrogen lại có xu hướng tăng lên, hormone này khiến thụ cảm dihydrotestosterone tăng tính nhạy cảm và tăng nguy cơ phì đại ở tuyến tiền liệt.
  • Nội tiết mất cân bằng: Sự mất ổn định giữa các hormone như Androgen, Estrogen, Prolactin và hormone kích thích tuyến sinh dục chính là nguyên nhân kích thích sự tăng sinh của tuyến tiền liệt.

Xem thêm:Kích thước tuyến tiền liệt bình thường là bao nhiêu?

2. Yếu tố rủi ro

Bên cạnh các nguyên nhân trên, bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt có thể phát sinh do những yếu tố sau:

Yếu tố rủi ro
Chế độ ăn nhiều sữa, dầu mỡ và ít rau xanh là yếu tố làm tăng nguy cơ phì đại tiền liệt tuyến
  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền có liên quan đến thụ thể Androgen receptor tại tế bào tuyến tiền liệt chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng sản.
  • Béo phì: Béo phì không phải là nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên yếu tố này làm nghiêm trọng các triệu chứng của u phì đại tuyến tiền liệt lành tính.
  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng chứa nhiều dầu mỡ, ít rau và bổ sung quá nhiều sữa có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh u phì đại tiền liệt tuyến.
  • Do các bệnh lý mãn tính: Viêm tuyến tiền liệt, xơ gan, nhóm máu ABO và tiểu đường là những tình trạng sức khỏe làm tăng nguy cơ tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.
  • Một số yếu tố khác: Sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và dùng thuốc kháng viêm không steroid trong thời gian dài cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh u phì đại tiền liệt tuyến.

3. Triệu chứng lâm sàng

Bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt đặc trưng bởi các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, bao gồm:

  • Đái rắt là tình trạng đi tiểu liên tục, mỗi lẫn tiểu ít thường dưới 150ml và khoảng cách giữa 2 lần tiểu thường không quá 2 giờ đồng hồ.
  • Đái khó do bàng quang khó đẩy nước tiểu ra bên ngoài. Bên cạnh đó, có thể đi kèm với triệu chứng tia tiểu nhỏ, yếu hoặc nhiều khi tiểu nhỏ giọt không thành tia.
  • Bí tiểu cấp tính là hiện tượng không thể đi tiểu dù có nhu cầu. Tình trạng này có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu không kịp thời kiểm soát.
  • Còn sót nước tiểu sau khi tiểu tiện. Tình trạng này xảy ra khi đi tiểu rất lâu nhưng nước tiểu không ra hết, vẫn còn cảm giác buồn tiểu và không thoải mái.
  • Đái rỉ là tình trạng nước tiểu tự chảy ra không tự chủ. Triệu chứng này thường gặp ở bệnh nhân tăng sản tuyến tiền liệt giai đoạn 3.
  • Tiểu buốt xảy ra khi đi tiểu có cảm giác khó chịu, nóng buốt như kim châm.
  • Tiểu ra máu xảy ra khi phì đại tuyến tiền liệt lành tính có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

4. Biến chứng

Phì đại lành tính tuyến tiền liệt có thể dẫn đến một số biến chứng nếu không kịp thời kiểm soát.

Biến chứng
Sỏi bàng quang, giãn niệu đạo/ thận, nhiễm khuẩn niệu,… là một trong những biến chứng thường gặp

Các biến chứng thường gặp, bao gồm:

  • Bí đái cấp tính và mãn tính
  • Giãn niệu quản
  • Giãn thận
  • Sỏi bàng quang
  • Nhiễm khuẩn niệu
  • Túi thừa bàng quang
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Đái ra máu, đái ra mủ
  • Nhồi máu cơ tim
  • Tăng huyết áp
  • Tai biến mạch máu não
  • Viêm bể thận
  • Ứ trào nước tiểu bàng quang niệu quản ngược dòng

Gợi ý: Nang tuyến tiền liệt có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? 

Các thủ thuật chẩn đoán u phì đại lành tính tuyến tiền liệt

Trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành đặt câu hỏi về các triệu chứng rối loạn tiểu tiện mà bạn gặp phải. Sau đó có thể chuyển sang thăm khám thực thể:

  • Thăm trực tràng
  • Đo niệu động đồ và tốc độ dòng tiểu
  • Đo lượng nước tiểu tồn dư
Các thủ thuật chẩn đoán u phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Trước khi tiến hành các thủ thuật cận lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám thực thể

Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể tiến hành các thủ thuật cận lâm sàng như:

  • Siêu âm nhằm xác định lượng nước tiểu tồn dư, khối lượng tiền liệt tuyến.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) nhằm xác định khối lượng tiền liệt tuyến và phát hiện một số biến chứng của bệnh như sỏi bàng quang, giãn thận, bí đái, giãn niệu quản,…
  • Chụp niệu đạo – bàng quang ngược dòng: Phương pháp này hiện nay ít được thực hiện vì có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
  • Chụp niệu đồ tĩnh mạch
  • Xét nghiệm sinh hóa máu nhằm xác định nồng độ PSA trong huyết thanh. Hầu hết bệnh nhân tăng sản tuyến tiền liệt lành tính đều có nồng độ PSA > 10mg/ ml. Ngoài ra, bác sĩ còn đề nghị xét nghiệm chức năng thận và đánh giá nhiễm khuẩn đường niệu.
  • Xét nghiệm tế bào và mô bệnh học: Tiến hành sinh thiết để phân biệt với ung thư tiền liệt tuyến.

Phì đại lành tính tuyến tiền liệt có cần điều trị không?

Phì đại tuyến tiền liệt lành tính là bệnh lý không quá nghiêm trọng và có tiến triển rất chậm. Nếu tình trạng phì đại không phát sinh triệu chứng, bạn có thể không cần điều trị. Trong trường hợp này, cần theo dõi chặt chẽ và thăm khám thường xuyên để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Trong khi đó, tình trạng phì đại tiền liệt tuyến có các triệu chứng rối loạn mức độ nhẹ cần được điều trị nội khoa. Với trường hợp u phì đại lành tính tuyến tiền liệt có triệu chứng rối loạn tiểu tiện nặng và có biến chứng, phải tiến hành can thiệp ngoại khoa kịp thời.

Các phương pháp điều trị bệnh u phì đại tiền liệt tuyến

1. Điều trị nội khoa

Thể tích tiền liệt tuyến và trương lực cơ trơn của cơ quan này là 2 yếu tố làm phát sinh triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Vì vậy mục đích của điều trị nội khoa là tác động vào 2 yếu tố này nhằm làm cải thiện các triệu chứng như đái rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần,…

Điều trị nội khoa
Sử dụng thuốc điều trị nhằm làm giảm trương lực cơ và thể tích của tuyến tiền liệt

Phương pháp chủ yếu trong điều trị nội khoa bệnh u phì đại tiền liệt tuyến là sử dụng thuốc.

Chất ức chế thụ cảm alpha

Các loại thuốc này tác động lên alpha 1 hoặc alpha 2 nhằm làm giảm triệu chứng của tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Nhóm thuốc này được chia thành 3 nhóm nhỏ, bao gồm:

  • Nhóm ức chế alpha không chọn lọc: Nicergoline, Phenoxybenzamin và Thymoxamine.
  • Nhóm ức chế chọn lọc lên alpha 1: Alphazosin, Prazosin và Indoramin.
  • Nhóm ức chế alpha 1 có tác dụng kéo dài: Tamsulosin, Terazosin và Doxazoxin.

Tuy nhiên nhóm thuốc ức chế thụ cảm alpha còn có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy cần cân nhắc trước khi dùng cho trường hợp đang điều trị bằng thuốc hạ áp.

Chất ức chế men 5-alpha-reductase

Nhóm thuốc này có khả năng làm giảm thể tích tuyến tiền liệt bằng cách ức chế gonadotropin khiến tinh hoàn giảm khả năng tổng hợp nội tiết nam. Loại thuốc này chỉ ảnh hưởng đến thành phần tuyến của u, không tác động đến các mô khác trong tuyến tiền liệt.

Thuốc kháng sinh

Trong trường hợp u phì đại lành tính tuyến tiền liệt đi kèm với tình trạng viêm nhiễm (triệu chứng nhận biết: tiểu ra máu), bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để cải thiện nhiễm trùng.

Thuốc chống phù nề

Loại thuốc này cũng có thể được sử dụng khi tế bào tuyến tiền liệt phù nề và gây chèn ép lên ống dẫn nước tiểu.

Điều trị nội khoa cho bệnh nhân u phì đại lành tính tuyến tiền liệt cần được duy trì trong ít nhất 6 tháng. Ngay cả khi thuốc cho đáp ứng tốt, việc sử dụng thuốc cần được phải thực hiện trong thời gian dài để bác sĩ đánh giá khả năng đáp ứng và cân chỉnh liều dùng thích hợp.

Tham khảo thêm: Tự chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà bằng mẹo an toàn hiệu quả

2. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được áp dụng cho các trường hợp sau:

  • Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính ở giai đoạn 1 nhưng bí tiểu không thể khắc phục và các triệu chứng do rối loạn tiểu tiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt. Bên cạnh đó, can thiệp ngoại khoa cũng được cân nhắc với bệnh nhân ở giai đoạn 1 nhưng không có thời gian theo dõi và điều trị nội khoa.
  • Bí đái hoàn toàn không thể khắc phục được.
  • Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính giai đoạn 2 và 3.
  • Tình trạng viêm nhiễm kéo dài và thường xuyên tái phát.
  • Phát sinh các biến chứng ảnh hưởng đến chức năng thận, hình thành sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang,…
u phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Thủ thuật ngoại khoa được áp dụng cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt cấp độ 2 và 3

Các thủ thuật ngoại khoa được áp dụng cho bệnh nhân phì đại lành tính tuyến tiền liệt, bao gồm:

  • Mổ mở điều trị tăng sản lành tính tuyền tiền liệt: Thủ thuật này được chỉ định với trường hợp có các biến chứng nghiêm trọng tại bàng quang và chống chỉ định với bệnh nhân hẹp niệu đạo, cứng khớp háng. Các kỹ thuật được áp dụng: Kỹ thuật Harris – Hryntschak và kỹ thuật Freyer.
  • Nội soi: Thủ thuật này thường được áp dụng cho trường hợp tăng sản tuyến tiền liệt vì có ưu điểm vượt trội so với mổ mở truyền thống. Tuy nhiên nội soi chống chỉ định với bệnh nhân có sỏi bàng quang lớn, đang có nhiễm khuẩn niệu, hẹp niệu đạo, suy tim, rối loạn đông máu và cứng khớp háng.
  • Các thủ thuật khác: Nong tuyến tiền liệt, điều trị bằng nhiệt, đặt nòng niệu đạo tuyến tiền liệt, áp điện và sử dụng siêu âm cường độ cao định vị phá u,… cũng có thể được áp dụng cho bệnh nhân phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

Thủ thuật ngoại khoa có khả năng cải thiện dứt điểm tình trạng rối loạn tiểu tiện. Tuy nhiên phương pháp này có thể làm phát sinh các tai biến khi mổ và một số biến chứng sau phẫu thuật. Vì vậy cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định can thiệp ngoại khoa.

Phì đại lành tính tuyến tiền liệt có tiến triển chậm. Nếu tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời, bạn có thể cải thiện được mức độ rối loạn tiểu tiện và ngăn chặn các biến chứng của bệnh lý này.

Thông tin trong bài viết về bệnh u phì đại tuyến tiền liệt lành tính chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có các triệu chứng của bệnh, bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nam học để được tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Người bị viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Một chế độ ăn uống cân bằng giúp cải thiện triệu chứng và làm giảm nguy cơ tái phát viêm…

Ung thư tuyến tiền liệt di căn xương và thông tin cần biết

Ung thư tuyến tiền liệt di căn xương là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh ung thư…

Hình ảnh nang tuyến tiền liệt Nang tuyến tiền liệt là gì, có nguy hiểm không?

Nang tuyến tiền liệt hay còn gọi là u nang tuyến tiền liệt, một bệnh lý ở cơ quan có…

Tuyến tiền liệt là gì? Cấu tạo, chức năng & bệnh thường gặp

Tuyến tiền liệt có chức năng chính trong việc sản xuất tinh dịch. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn…

Vị trí tuyến tiền liệt Nốt vôi hóa tiền liệt tuyến là gì, có nguy hiểm không?

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ung thư tuyến tiền liệt là sự xuất hiện…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua